Tăng Hiệu Suất Xử Lý Ở Bể Sinh Học

Hệ thống bể sinh học là nơi giải quyết một lượng lớn BOD, COD, TSS,…trong nước thải. Tải trọng chất ô nhiễm mà hệ thống sinh học có thể xử lý luôn được người vận hành quan tâm. Để đáp ứng nhu cầu gia tăng về sản xuất thì việc cải tiến tăng hiệu suất xử lý của bể sinh học rất được chú trọng. Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất xử lý cũng như cách tăng hiệu suất của bể sinh học nhé.

Khu xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học
Khu xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học

Hiệu suất xử lý của bể:

Hiệu suất xử lý phụ thuộc vào mật độ, số lượng tế bào vi sinh vật hữu hiệu hiện diện trong bể. Sẽ có những thời điểm hệ vi sinh sẽ bị sốc tải, ức chế và không phát triễn được, những thời điểm đó gọi là giới hạn tải trọng của vi sinh.

Tải trong của bể vi sinh có thể là chất hữu cơ, vô cơ, chất hòa tan,…chúng ta hay gọi chung là BOD, COD để nói về những chất này.

Tăng hiệu suất xử lý ở bể sinh học
Tăng hiệu suất xử lý ở bể sinh học

Hiệu suất của bể sẽ được gia tăng và cải thiện khi hệ vi sinh có “sức đề kháng tốt”, được cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng để phân chia tế bào.

Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu suất của bể vi sinh và cách cải thiện:

Hiệu suất của bể do mật độ sinh khối quyết định. Tuy nhiên, việc duy trì mật độ sinh khối lại không hề dễ dàng, còn việc cấp sinh khối mới để duy trì hiệu suất lại rất tốn kém. Do đó, việc cần thiết là tạo môi trường hoàn hảo cho quần thể vi sinh vật tự tăng sinh và duy trì mật độ của chúng. Sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu về một số cách để duy trì sinh khối giúp ổn định và nâng cao hiệu xuất xử lý.

  • Tuổi bùn: tuổi bùn tăng đồng nghĩa với bùn đến giai đoạn già và gần đến thời kì tự phân hủy nội bào. Khi quá trình phân hủy nội bào xảy ra việc phân chia sản sinh tế bào mới là gần như không thể. Do đó, việc tuần hoàn tái sử dụng bùn cần phải có tỷ lệ hợp lý và chọn lọc. Thông thường bùn già sẽ có màu nâu sậm hơi đen so với bùn mới. Sau khi bổ sung vi sinh mới vào bể thì lượng bùn mới được sinh ra là rất nhiều lúc này ta nên tuần hoàn toàn bộ để thu hồi lượng sinh khối mới này. Càng về sau sẽ giảm dần lượng bùn tuần hoàn cho đến chu kỳ bổ sung vi sinh tiếp theo để tranh tuần hoàn quá nhiều bùn già về hệ thống.
Bùn già sẽ chuyển sang màu nâu sậm hơi ngả đen
Bùn già sẽ chuyển sang màu nâu sậm hơi ngả đen
Bùn mới nuôi cấy có màu nâu nhạt
Bùn mới nuôi cấy có màu nâu nhạt
  • Giá thể hoặc màng MBBR: Việc bổ sung giá thể hoặc màng MBBR giúp cho vi sinh có nơi bám trú ngụ tốt, tăng cường sức đề khác cho vi sinh. Đây là biện pháp cải tiến năng suất xử lý được nhiều hệ thống chọn sử dụng vì không cần phải mở rộng diện tích mặt bằng, có thể nâng năng suất xử lý trên hệ thống hiện hữu. Ngoài ra, sự có mặt của giá thể cũng giúp ổn định mật độ sinh khối.
Công nghệ MBBR với giá thể vi sinh thế hệ mới (diện tích/đơn vị thể tích lớn hơn) được giới thiệu ở triển lãm VIETWATER 2019
Công nghệ MBBR với giá thể vi sinh thế hệ mới (diện tích/đơn vị thể tích lớn hơn) được giới thiệu ở triển lãm VIETWATER 2019
  • Chất dinh dưỡng: chất dinh dưỡng là yếu tốt quyết định trong quá trình tăng sinh của quần thể vi sinh vật. Khi môi trường sống không cung cấp đủ lượng dinh dưỡng cần thiết thì các vi sinh vật sẽ cạnh tranh dinh dưỡng với nhau, các vi sinh không thể cạnh tranh được sẽ thúc đẩy nhanh quá trình phân hủy nội bào và trở thành nguồn cơ chất cho các vi sinh vật có hại, tạo điều kiện cho chúng phát triển. Nguồn cơ chất chính của vi sinh vật là Carbon, ta có thể cung cấp bằng nhiều hình thức khác nhau nhưng phổ biến và ít tốn kém nhất vẫn là mật rỉ đường. Cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho quần thể vi sinh chính là cách duy trì mật độ sinh khối tốt nhất và ít tốn kém nhất.

Mức COD của một số loại nước thải đặc trưng:

Thông thường hiệu suất xử lý của hệ thống sinh học sẽ từ 80-95%. Tải trọng COD có thể từ vài trăm lên đến vài nghìn thậm chí vài chục nghìn mg/L. Tải trọng càng cao thì yêu cầu mật độ sinh khối càng nhiều, tuy nhiên cần phải duy trì ở mức tối ưu để tránh lãng phí trong vận hành.

  • Nước thải chế biến thủy sản: COD khoảng 1500mg/L
  • Nước thải nhà máy mía đường: COD>2500mg/L
  • Nước thải nhà máy xử lý rác: COD>15.000mg/L

Vi sinh vật hiếu khí:

Jumbo HK

Tác giả: Lê Nguyên

Mọi thắc mắc về “Tăng hiệu suất xử lý ở bể sinh học”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 671 281 – 0909 307 123 – 0932 063 123 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo