Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt Động Của Súng Đo Nhiệt Độ Hồng Ngoại
Súng đo nhiệt độ hồng ngoại hay còn gọi súng bắn nhiệt độ từ xa. Dùng để đo nhiệt độ những vật mà không cần tiếp xúc trực tiếp. Phương thức đo bằng công nghệ cảm ứng bức xạ hồng ngoại.
Ngày nay, công nghệ này được sử dụng phổ biến để đo nhiệt độ bề mặt của những vật ở xa, khó tiếp xúc hoặc trong môi trường nhiệt độ cao, nguy hiểm
Cấu tạo cơ bản

- Màn hình hiển thị: hiển thị kết quả đo và các thông số cài đặt.
- Các phím vật lý: để cài đặt thông số đo cho thiết bị.
- Khoan pin: dùng để lắp pin cấp nguồn cho thiết bị.
- Cảm biến hồng ngoại: dùng để cảm biến bức xạ điện từ của vật và chuyển về vi xử lý tính toán ra kết quả.
- Đèn lazer: để xác định vị trí vật cần đo.
- Nút đo nhiệt độ.
Nguyên lý hoạt động của súng đo nhiệt độ hồng ngoại
Tia hồng ngoại còn gọi là bức xạ điện từ có bước sóng dài hơn bước sóng của ánh sáng nhìn thấy. Hầu hết các súng đo nhiệt độ có bước sóng từ 0.8µm đến 14µm.
Một vật có nhiệt độ trên 0°K đều phát ra bức xạ điện từ. Từ nguyên lý này, cảm biến hồng ngoại trên thiết bị sẽ thu được bức xạ điện từ từ vật. Sau đó truyền dữ liệu về cho vi xử lý để tính toán ra được nhiệt độ của vật đó.
Những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của thiết bị đó là bước sóng, dãi đo và vật liệu cần đo. Vì vậy nhà sản xuất đã đưa ra những thông số cần thiết nhất trên từng thiết bị của mình. Những thông số cần lưu ý là bước sóng λ và khẩu độ quang học D:S (khoảng các đo và đường kính vật cần đo).
Cách tính khoảng cách đo khi sử dụng
Ta có thiết bị Fluke 59 MAX với thông số khẩu độ quang học D:S là 8:1. Đo một vật có đường kính là 40mm thì ta tính theo công thức là: 40mm x 8/1 = 320mm. Vậy là khoảng cách cần đo nhỏ hơn hoặc bằng 320mm là được. Nếu khoảng cách đo lớn hơn khoảng cách tính ở trên thì kết quả sẽ không được chính xác.

Một yếu tố nữa ảnh hưởng đến kết quả là vật liệu cần đo, vì vậy nhà sản xuất đã đưa ra một bảng chỉ số bức xạ điện từ của một số vật để dể dàng chuyển đổi hệ số bức xạ cho thiết bị nhầm đo được kết quả chính xác hơn. Thông thường nhà sản xuất sẽ mặc định cho thiết bị là 0.95.

Trên đây là sơ lược cấu tạo của súng đo nhiệt độ hồng ngoại cũng như nguyên lý hoạt động của nó. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho quý khách hàng đang sử dụng súng đo nhiệt độ hồng ngoại cách tính khoảng cách cần đo để ra kết quả chính xác hơn.
Ngoài ra công ty Tin Cậy còn có dịch vụ sửa chữa súng đo nhiệt độ hồng ngoại của tất cả các hãng trên thị trường với giá cả tốt nhất cho quý khách hàng.
Những lỗi thường gặp
- Không đo được nhiệt độ.
- Không hiển thị màn hình.
- Đèn lazer không sáng.
- Và còn nhiều lỗi khác trong quá trình sử dụng.
Mọi thắc mắc về “Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của súng đo nhiệt độ hồng ngoại”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0932 063 123 – 0902 671 281 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ
Bài viết liên quan
10 Câu Hỏi Thường Gặp Khi Sử Dụng Que Thử Vi Sinh Dipslide
10 Câu Hỏi Thường Gặp Khi Sử Dụng Que Thử Vi Sinh Dipslide Câu hỏi [...]
Th9
Kiểm Tra Vi Sinh Vật Trong Mỹ Phẩm Bằng Dipslide
Kiểm Tra Vi Sinh Vật Trong Mỹ Phẩm Bằng Dipslide Mỹ phẩm là một trong [...]
Th9
Kính Hiển Vi Quang Học Là Gì? Cấu Tạo Và Cách Sử Dụng
Kính Hiển Vi Quang Học Là Gì? Cấu Tạo Và Cách Sử Dụng Kính hiển vi [...]
Th4
Kiểm Tra Tổng Vi Khuẩn Hiếu Khí Trong Thực Phẩm Bằng Đĩa Petrifilm
Kiểm Tra Tổng Vi Khuẩn Hiếu Khí Trong Thực Phẩm Bằng Đĩa Petrifilm Vi khuẩn [...]
Th3
Cách Ủ Chế Phẩm Sinh Học EM1 Thành Dạng Thứ Cấp (EM2)
Cách Ủ Chế Phẩm Sinh Học EM1 Thành Dạng Thứ Cấp (EM2) Hiện nay, sự [...]
3 Comments
Th2
Kính Hiển Vi Quang Học – Cấu Tạo Và Cách Sử Dụng
Kính Hiển Vi Quang Học – Cấu Tạo Và Cách Sử Dụng 1. Giới thiệu [...]
Th11