Chăm Sóc Và Phòng Bệnh Cho Tôm Trong Mùa Nắng Nóng Như Thế Nào?
Những ngày qua trình trạng nắng nóng kéo dài gây ra nhiều biến động đến môi trường ao nuôi tôm: biến động nhiệt độ nước, pH, độ mặn trong ao,…
Những biến động thời tiết làm cho tôm nuôi dễ bị sốc, sức khỏe yếu. Đặc biệt khi thời tiết nắng nóng là điều kiện thuận lợi phát sinh dịch bệnh: bệnh phân trắng, đỏ thân, đốm trắng, bệnh hoại tử gan tụy gây ra nhiều thiệt hại cho bà con.
Mùa nắng nóng bà con nuôi tôm cần lưu ý những gì, giải pháp chăm sóc và phòng bệnh cho tôm trong mùa nắng nóng như thế nào để hạn chế thiệt hại, năng cao năng suất cho bà con, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Nắng nóng ảnh hưởng đến tôm nuôi như thế nào?
Thời tiết nắng nóng gây gắt làm mực nước trong ao nuôi giảm thấp do nước bốc hơi nhanh, làm độ mặn trong ao tăng cao. Đồng thời đôi khi xuất hiện những cơn mưa lớn trái mùa làm ao nuôi có nhiều biến động: pH, kiềm, nhiệt độ thay đổi đột ngột, phân tầng,…đó là những nguyên nhân dẫn đến tôm yếu, giảm sức đề kháng dễ mắc bệnh.
Tôm sinh trưởng, phát triển tốt trong điều nhiệt 26-32oC. Khi nhiệt độ quá cao trên 33oC, hàm lượng oxy hòa tan từ không khí vào nước giảm, quá trình hô hấp của tôm tăng lên cùng với sự gia tăng của các phản ứng sinh hóa trong nước làm tiêu hao nhiều oxy dẫn đến tôm dễ bị nổi đầu, thiếu oxy vào ban đêm. Đặc biệt sẽ nguy hiểm hơn nếu tôm đang lột xác sẽ chậm cứng vỏ, yếu ớt, ao tôm bị hao hụt nhiều,…
Nhiệt độ tăng cao tôm hoạt động nhiều, dẫn đến mất nhiều năng lượng và tiêu thụ thức ăn nhiều hơn, lượng chất thải nhiều hơn. Môi trường phú dưỡng hơn, tảo phát triển mạnh: tảo lam, tảo giáp, tảo mắt,… màu nước trở nên đậm dễ dẫn đến tảo tàn, sẽ xảy ra các vấn đề: thiếu oxy trong nước, biến động pH và tích tụ khí độc: H2S, NO2, CO2, NH3…gây chết tôm hàng loạt.
Điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn trong ao phát triển mạnh mẽ gây bệnh cho tôm: bệnh phân trắng, đỏ thân, đốm trắng, bệnh hoại tử gan tụy,…
Chăm sóc và phòng bệnh cho tôm trong mùa nắng nóng
Để đảm bảo độ sâu của ao nuôi nên duy trì mực nước trên 1.5m để hạn chế sự phân tầng nhiệt độ ngày và đêm giúp tôm không bị sốc khi môi trường nước thay đổi
Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản
- Chế phẩm sinh học EM AQUA chuyên xử lý nước
- Men vi sinh xử lý khí độc NO2 (Bio-TC8)
- Men vi sinh xử lý khí độc NH4/NH3 (Bio-TC3)
- Men vi sinh xử lý đáy ao nuôi (Bio-TC7)
- Men vi sinh xử lý phèn (Bio-TC5)
- Chế phẩm xử lý khí độc Rhodo Power (Bio-TC4)
- Chế phẩm sinh học Em Gốc (EM1)
- Men tiêu hóa dạng bột dùng cho thủy sản
- Men tiêu hoá dạng nước dùng cho thuỷ sản
Kiểm tra thường xuyên các hệ thống cung cấp oxy: quạt nước, hệ thống sục khí đảm bảo cung cấp đủ oxy cho ao nuôi, duy trì mức oxy trên 4ppm. Đảm bảo sự luân chuyển, đảo nước từ tầng mặt đến tầng đáy hạn chế sự phân tầng nhiệt độ.
Che lưới lan chống nóng cho tôm làm giảm lượng nhiệt và ánh sáng chiếu trực tiếp lên mặt ao. Làm chậm tốc độ phát triển của tảo.
Điều chỉnh giảm lượng thức ăn cho tôm vào cử trưa hạn chế dư thừa thức ăn, tránh gây ô nhiễm nguồn nước.
Khi thời tiết nắng nóng đôi khi xuất hiện những cơn mưa lớn đột ngột làm cho môi trường nước thay đổi trong cơn mưa hoặc sau cơn mưa cần bón 40kg/1000m3 vôi CaCO3.
Hàng ngày quan sát tôm liên tục, kiểm tra thường xuyên các yếu tố môi trường: pH, kiềm, oxy, khí độc NH3, NO2,…để xử lý kịp thời hạn chế thiệt hại mức thấp nhất.
Khi nước ao có xu hướng chuyển sang màu xanh đậm hoặc nâu đậm cần thay nước 20-30% hoặc châm thêm nước vào lúc chiều mát. Tạt men vi sinh EM Aqua buổi tổi để kiếm soát tảo 2-3 lít EM Aqua gốc/1000m3 (hoặc 20-30 lít vi sinh EM Aqua thứ cấp/1000m3) liên tục 2-3 đêm cho đến khi tảo được kiểm soát. Sau khi tảo được kiểm soát 9-10h sáng tạt 10-15 lít vi sinh EM Aqua thứ cấp/1000m3 xử lý phần xác tảo, cung cấp vi sinh có lợi cho ao nuôi.
Định kỳ bổ sung Vitamin C, men tiêu hóa, men EM tỏi tăng sức đề kháng cho tôm.
Tạt men vi sinh EM Aqua định kỳ 3-5 ngày/lần: 5-10 lít/1000m3 vi sinh EM Aqua thứ cấp ổn định môi trường, kiểm soát tảo và hạn chế khí độc bùng phát trong ao nuôi tôm.
Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản
- Chế phẩm sinh học EM AQUA chuyên xử lý nước
- Men vi sinh xử lý khí độc NO2 (Bio-TC8)
- Men vi sinh xử lý khí độc NH4/NH3 (Bio-TC3)
- Men vi sinh xử lý đáy ao nuôi (Bio-TC7)
- Men vi sinh xử lý phèn (Bio-TC5)
- Chế phẩm xử lý khí độc Rhodo Power (Bio-TC4)
- Chế phẩm sinh học Em Gốc (EM1)
- Men tiêu hóa dạng bột dùng cho thủy sản
- Men tiêu hoá dạng nước dùng cho thuỷ sản
Hy vọng những chia sẻ trên đây đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho bà con để có thể có biện pháp xử lý kịp thời hạn chế nhưng thiệt hại khi nuôi tôm. Hẹn gặp lại quý bà con ở những bài chia sẻ tiếp theo!
Tin Cậy kính chúc quý bà con có những vụ nuôi thành công!!!
Tác giả: Nguyễn Hiền
Mọi thắc mắc về “Chăm sóc và phòng bệnh cho tôm trong mùa nắng nóng như thế nào?”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 671 281 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ
Bài viết liên quan
Cấp Cứu Ao Nuôi Cá Chốt Tại Cần Giuộc, Long An
Cấp Cứu Ao Nuôi Cá Chốt Tại Cần Giuộc, Long An Thủy Sản Tin Cậy [...]
Th8
Những Điều Cần Lưu Ý Trước Khi Thả Cá Chốt Giống
Những Điều Cần Lưu Ý Trước Khi Thả Cá Chốt Giống Cá chốt hiện đang [...]
Th8
Bệnh Đốm Đỏ – Bệnh Nguy Hiểm Đừng Bỏ Qua
Bệnh Đốm Đỏ – Bệnh Nguy Hiểm Đừng Bỏ Qua Bệnh đốm đỏ trên cá [...]
Th7
Các Bước Chuẩn Bị Hồ Câu Cá Chép Hiệu Quả
Các Bước Chuẩn Bị Hồ Câu Cá Chép Hiệu Quả Chào bà con hiện nay [...]
Th7
Cá Koi Bị Đốm Đỏ – Giải Pháp Phòng Và Trị Bệnh
Cá Koi Bị Đốm Đỏ – Giải Pháp Phòng Và Trị Bệnh Đối với những [...]
Th6
Bệnh Xuất Huyết Lồi Mắt Trên Cá Rô Phi – Giải Pháp Phòng Và Trị Bệnh
Bệnh Xuất Huyết Lồi Mắt Trên Cá Rô Phi – Giải Pháp Phòng Và Trị [...]
Th6