Bổ Sung Vitamin C Cho Tôm Cá Giúp Chống Stress, Tăng Đề Kháng Mùa Nắng Nóng

Vì sao phải bổ sung vitamin C cho tôm cá?

Tại sao mùa nắng nóng thì động vật nói chung và thủy sản nói riêng lại cần tăng cường sức đề kháng? Nói chính xác hơn thì mùa nào cũng cần tăng sức đề kháng, nhưng mùa nắng thì cần đặc biệt chú ý hơn vì dao động nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn, các yếu tố hóa lý của môi trường nước thay đổi làm thủy sản cần sức khỏe tốt hơn để thích ứng. Vả lại ngày nay bà con thường nuôi thâm canh mật độ cao, tôm cá bị thu hẹp không gian sinh sống, ăn thức ăn công nghiệp, xi phông thay nước liên tục làm tôm cá dễ bị stress hơn là nuôi quảng canh tự nhiên.

Bổ Sung Vitamin C Cho Tôm Cá Giúp Chống Stress, Tăng Đề Kháng Mùa Nắng Nóng
Bổ Sung Vitamin C Cho Tôm Cá Giúp Chống Stress, Tăng Đề Kháng Mùa Nắng Nóng
Thu tỉa tôm (Nguồn ảnh: baonghean.vn)

Để đảm bảo tôm cá phát triển khỏe mạnh, tăng đề kháng thì bổ sung vitamin, khoáng, chất điện giải là điều bắt buộc. Trong các loại vitamin thì vitamin C được quan tâm rất nhiều vì tầm quan trọng của nó. Do đó trong bài viết này, Tin Cậy giới thiệu vai trò của vitamin C, đồng thời hướng dẫn bà con cách sử dụng nhé.

Tổng quan về các loại vitamin thiết yếu

Trong thức ăn thủy sản nói riêng và thức ăn cho động vật nói chung phải chứa đầy đủ các thành phần protein, lipid, carbohydrate, khoáng đa vi lượng, vitamin mới đảm bảo đủ chất. Trong đó protein, lipid, carbohydrate hay còn gọi là đạm, béo, đường chiếm tỷ trọng lớn, còn lại vitamin và khoáng thì chỉ cần một lượng nhỏ, nhỏ nhưng không thể thiếu. Hấp thu đầy đủ các thành phần này sẽ giúp tôm cá phát triển khỏe mạnh, chống chọi lại bệnh tật tốt.

Vitamin nhỏ nhưng mà “có võ”, bởi vì thiếu vitamin thì tôm cá không thể sống được. Vitamin được chia thành 2 nhóm là vitamin tan trong chất béo và vitamin tan trong nước.

Bổ Sung Vitamin C Cho Tôm Cá Giúp Chống Stress, Tăng Đề Kháng Mùa Nắng Nóng
Bổ Sung Vitamin C Cho Tôm Cá Giúp Chống Stress, Tăng Đề Kháng Mùa Nắng Nóng
Nhóm vitamin thiết yếu cho tôm cá (Nguồn ảnh: Internet)

Nhóm vitamin tan trong chất béo bao gồm vitamin A, D, E, K khá bền, nó phải tan trong chất béo thì mới vào máu được, lượng thừa sẽ được dự trữ trong gan.

Tôm cá thiếu vitamin sẽ có những biểu hiện xấu sau:

  • Thiếu vitamin A cá sẽ thiếu máu, xuất huyết ở mắt, thân và thay đổi màu da.
  • Thiếu vitamin D sẽ làm tôm còi cọc, chậm lớn.
  • Thiếu vitamin E cá sẽ bị thoái hóa cơ thịt, tỷ lệ chết cao.
  • Thiếu vitamin K sẽ làm máu tôm cá không đông khi bị xuất huyết.

Nhóm vitamin tan trong nước bao gồm vitamin B, C, H (biotin), M (axit folic) kém bền, dễ bị oxy hóa, nhất là ở nhiệt độ cao. Đúng như tên gọi, nhóm vitamin này tan nhanh trong nước, do đó cách bổ sung hiệu quả nhất là trộn vào thức ăn, còn hòa vào nước thì rất dễ mất, biến mất ngay tức khắc luôn. Phải bổ sung liên tục là vì lẽ đó.

Tôm cá thiếu vitamin sẽ có những biểu hiện xấu sau:

  • Thiếu vitamin B, ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình tiêu hóa, hô hấp, tôm cá chậm lớn.
  • Thiếu vitamin H, tổn thương ở đại tràng, mang cá nhợt nhạt, kém ăn, sinh trưởng giảm.
  • Thiếu vitamin M, tôm cá thiếu máu, mang cá và gan nhợt nhạt, bụng phình to, vận động kém.
  • Và quan trọng nhất là vitamin C, đây là chất chống oxy hóa mạnh giúp chống sốc và tăng sức đề kháng cho tôm cá. Thiếu vitamin C gây nên bệnh vẹo cột sống ở cá và bệnh chết đen ở tôm, xuất huyết, mức độ phục hồi vết thương kém.

Vai trò của vitamin C đối với sức khỏe tôm cá

Bổ Sung Vitamin C Cho Tôm Cá Giúp Chống Stress, Tăng Đề Kháng Mùa Nắng Nóng
Bổ Sung Vitamin C Cho Tôm Cá Giúp Chống Stress, Tăng Đề Kháng Mùa Nắng Nóng
Công thức hóa học của vitamin C (Nguồn ảnh: uv-vietnam.com.vn)

Vì tôm cá không có khả năng tổng hợp vitamin C nên nhất định phải bổ sung vào thức ăn. Cụ thể, vitamin C có những vai trò quan trọng như sau:

  1. Giảm stress cho tôm cá khi môi trường biến động, nhiệt độ nước tăng cao, khi san thưa, thu tỉa, trong quá trình xử lý nước như cắt tảo, diệt khuẩn,…
  2. Kích thích các tế bào miễn dịch hoạt động, ngăn chặn vi khuẩn, virus, nấm bám lên tế bào, từ đó ngăn ngừa mầm bệnh hình thành và bùng phát.
  3. Bảo vệ tôm cá khi nguồn nước ô nhiễm, khí độc NH3, NO2 tăng cao làm cá ngộp, yếu sức.
  4. Trong quá trình chuyển hóa năng lượng sẽ tạo ra các chất oxy hóa, phá hoại, làm “rỉ sét” cơ thể, vitamin C lúc này đóng vai trò là chất chống oxy hóa, ngăn chặn và chữa lành cho cơ thể tôm cá.
  5. Hình thành collagen, giúp tôm cá mau lành vết thương, nội tạng mau hồi phục sau khi mắc bệnh.
  6. Hỗ trợ sự phát triển bình thường của hệ sinh sản, tối ưu khả năng đẻ trứng, nhờ có vitamin C ấu trùng nở ra sẽ phát triển tốt hơn, tăng tỷ lệ sống sót.

Cách bổ sung vitamin C cho tôm cá

Có 2 cách để bổ sung vitamin C cho tôm cá: trộn vào thức ăn và tạt vào nước. Tuy nhiên, là vitamin tan trong nước nên khi tạt C vào nước sẽ bị thất thoát, hao hụt nhiều. Để làm giảm sự hòa tan của vitamin C trong nước, người ta thường dùng ethylcellulose hoặc dầu để bao lấy các hạt vitamin C thành thể vitamin C vi bọc, khi đó sẽ giảm hao hụt. Cụ thể, sau 60 phút ngâm thức ăn trong nước thì C dạng vi bọc mất 13,8%, dạng tinh thể mất 33,5% (Nguồn: uv-vietnam.com.vn). Do đó, giá thành của C dạng vi bọc cũng cao hơn dạng tinh thể.

Bổ Sung Vitamin C Cho Tôm Cá Giúp Chống Stress, Tăng Đề Kháng Mùa Nắng Nóng
Bổ Sung Vitamin C Cho Tôm Cá Giúp Chống Stress, Tăng Đề Kháng Mùa Nắng Nóng
Trộn vitamin C vào thức ăn, để ngấm 30 phút (Nguồn ảnh: công ty Tin Cậy)

Nova C Tin Cậy cung cấp là ở dạng vi bọc, nên bà con có thể trộn vào thức ăn hoặc tạt vào nước nhưng theo khuyến cáo của nhà sản xuất thì tốt nhất là trộn vào thức ăn với liều lượng như sau:

Cho tôm: trộn 4-5gr/1 kg thức ăn (ngày cho ăn 1 lần)

Cho cá: trộn 3gr/1 kg thức ăn để chống stress (ngày cho ăn 1 lần), 5gr/1 kg thức ăn giúp cá mau hồi phục sau khi mắc bệnh (ngày cho ăn 2-3 lần, liên tục 5-6 ngày).

Cách cho ăn như sau:

  • Trường hợp thức ăn tự chế biến: trộn C vào thức ăn sau khi đã nấu chín và để nguội, sau đó ép viên rồi cho ăn.
  • Trường hợp dùng thức ăn viên: hòa tan C với 1 ít nước, phun đều lên thức ăn rồi để yên 30 phút cho thuốc ngấm vào viên thức ăn rồi cho ăn.

Nếu bà con chọn hình thức tạt vitamin C kết hợp với cho ăn để cung cấp sức đề kháng khi san ao, thu tỉa tôm thì tạt với liều lượng 0.5 – 1kg/1.000m3 nước.

Điểm cần lưu ý khi sử dụng vitamin C là không dùng kết hợp với kháng sinh. Vì vitamin C là axit yếu, nếu dùng chung kháng sinh sẽ bị mất tác dụng. Chỉ khi tôm cá đã khỏi bệnh mới bổ sung vitamin C vào khẩu phần ăn nhé. Cảm ơn quý bà con đã theo dõi. Tin Cậy xin hẹn gặp lại ở những bài chia sẻ sau.

Tin Cậy kính chúc quý bà con có những vụ nuôi thành công!!!

Tác giả: Trinh Nguyễn

Mọi thắc mắc về “Bổ sung Vitamin C cho tôm cá giúp chống stress, tăng đề kháng mùa nắng nóng”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 671 281 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy

Facebook: Thủy Sản Tin Cậy | Tin Cậy Group

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo