Phân Tích Và Thiết Kế Công Trình Xử Lý Nước Thải

Trong ngành công nghệ môi trường thì thiết kế một hệ thống xử lý là một việc khó khăn. Ngoài những kiến thức lý thuyết được đào tạo ra thì kinh nghiệm thực tế cũng rất cần thiết trong lựa chọn và phân tích sơ đồ công nghệ. Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu xem làm thế nào để có thể thiết kế được một công trình xử lý nước thải hoàn thiện nhé.

Một công trình xử lý nước thải được thiết kế thi công hoàn chỉnh
Một công trình xử lý nước thải được thiết kế thi công hoàn chỉnh

Các công việc chính trong quá trình thiết kế bao gồm:

  • Xây dựng sơ đồ quá trình công nghệ xử lý
  • Thiết lập các tiêu chuẩn thiết kế
  • Tính cân bằng chất rắn
  • Dựng mô hình thủy lực
  • Thiết kế tổng mặt bằng nhà máy.

Lựa chọn được sơ đồ công nghệ xử lý thích hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại chất thải (đặc tính nước thải đầu vào), lưu lượng nước thải, tính kinh tế của phương án xử lý và yêu cầu về chất lượng đầu ra.

Tiêu chuẩn thiết kế quá trình

1. Tải lượng thiết kế

 Tải lượng ảnh hưởng đến việc chọn thiết bị cũng như kích thước các bể chứa. tải lượng nước thải được tính theo trung bình ngày trong tuần và số liệu lấy vào thời gian có lượng nước thải lớn nhất. Trong trường hợp không có số liệu có thể lấy lưu lượng của hệ thống cũ tăng lên 25% là số liệu thiết kế. Tải lượng thiết kế theo các chất hữu cơ của nhà máy được tính theo kg BOD5/ngày.

Đối với những hệ thống xây mới luôn xây dư so với dự tính từ 30-50% công suất. Khi nhà máy tăng năng suất tạm thời hay gặp sự cố thì hệ thống xử lý nước thải vẫn đảm bảo đáp ứng đước sức chứa cũng như hiệu quả xử lý. Trong trường hợp nhà máy mở rộng quy mô sản xuất tăng khoảng 20-30% năng xuất thì hệ thống hiện hữu vẫn đáp ứng được sức chứa cũng như hiệu quá xử lý.

Đồng thời khi đó ta cần gấp rút lên phương án xây dựng công trình mới để chia tải cho hệ thống đang đầy tải. Phòng hờ lúc gặp sự cố các công trình vẫn đảm bảo đáp ứng được nhu cầu. Việc luôn có 20-30% công suất dự trữ giúp cho người vận hành luôn chủ động trong mọi tình huống đảm bảo yêu cầu hiệu quả xử lý.

2. Chất lượng dòng thải

Chất lượng dòng thải là các chỉ số ô nhiễm tối đa cho phép mà đơn vị được xả thải ra môi trường. Chỉ số tối đa này do các cơ quan có thẩm quyền về bảo vệ môi trường ban hành và tất cả các đơn vị phải tuân theo. Thông thường thì tiêu chuẩn dòng thải được biểu thị qua các thông số BOD, SS, vi khuẩn coliform, pH, màu, mùi,…

Mô hình thủy lực:

Sau khi đã chọn được sơ đồ công nghệ và kích thước của các thiết bị chính và các thiết bị phụ trợ. Việc xây dựng mô hình thủy lực nhằm

  • Đảm bảo đủ áp lực thủy tĩnh để nước thải có thể chảy quan các phương tiện – công trình xử lý
  • Biết các điểm trở lực lớn gây tổn thất áp suất để đặt bơm thích hợp
  • Đảm bảo các công trình xử lý không bị ngập, không quá tải trong giai đoạn có lưu lượng lớn nhất.
Phối cảnh 3D khi thiết kế công trình xử lý nước thải
Phối cảnh 3D khi thiết kế công trình xử lý nước thải

Sau khi đã hoàn thành các công đoạn trên thì việc bố trí mặt bằng cũng cực kì quan trọng. Bố trí mặt bằng phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau

  • Bố trí vị trí các thiết bị công trình sao cho đường đi của nước thải không chồng chèo lên nhau
  • Vị trí đặt hệ thống xử lý nước thải không phát tán khí ra môi trường ảnh hưởng đến cả nhà máy. Thường sẽ đặt ở góc cuối nhà máy.
  • Vị trí đặt sao phải thuận tiện cho việc lắp đặt các đường ống dẫn nước thu gom cũng như thuận tiện về giao thông (xe vận chuẩn vật tư cung ứng hoặc chở bùn các phế phẩm sau xử lý)
  • Phải tính đến phương án mở rộng nâng cấp hệ thống trong tương lai nếu nhà có tăng năng suất sản xuất.
Sơ đồ bố trí mặt bằng của một công trình xử lý nước thải
Sơ đồ bố trí mặt bằng của một công trình xử lý nước thải

Trên đây là một vài chia sẻ về việc phân tích  và thiết kế công trình xử lý nước thải. Hi vọng với những chia sẻ này mọi người sẽ bố trí các công trình trong hệ thống của mình hợp lý hơn để việc vận hành là đơn gian nhất và tiết kiệm chi phí nhất.

Công ty Tin Cậy chúng tôi chuyên cung cấp các vật tư hóa chất, vi sinh và thiết bị hỗ trợ cho công trình xử lý nước thải:

  • Polytetsu, PAC, polymer cation và anion hỗ trợ cho quá trình keo tụ tạo bông. Tạo bông cặn lớn hơn giúp lắng nhanh hơn, rút ngắn thời gian xử lý. Quá trình này hay được gọi là xử lý bằng hóa lý. Phương pháp này giúp loại bỏ các cặn lắng lơ lững, kim loại nặng ra khỏi nước, giảm TDS trong nước thải.
  • Bản chất của quá trình này như thế nào mọi người có thể tham khảo link sau đây: https://tincay.com/phuong-phap-hoa-ly-dong-tu-va-keo-tu-trong-xu-ly-nuoc-thai/

hóa chất xử lý nước thải 1

  • Các dòng vi sinh jumbo hiếu khí – kị khí, hoặc microbelift bổ sung vi sinh vật cho bể Aerotank. Các vi sinh vật này giúp tăng cường phân hủy sinh học với các chất có thể phân hủy sinh học. Quá trình xử lý bằng sinh học này giúp phân hủy các hợp chất hữu cơ trong nước, giảm nhanh BOD, COD, TSS trong nước thải qua đó làm trong nước.

vi sinh microbelitf

Tác giả: Lê Nguyên

Mọi thắc mắc về “Phân tích và thiết kế công trình xử lý nước thải”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0933 015 035 – 0902 701 278 – 0902 671 281 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn

Facebook: Tin Cậy Group

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo