Nhu Cầu Dinh Dưỡng Cho Vi Sinh Đối Với Các Loại Nước Thải Khác Nhau

Nhu cầu dinh dưỡng là vấn đề luôn được các kỹ sư vận hành hệ thống sinh học quan tâm để đảm bảo hiệu quả hoạt động của hệ vi sinh. Dinh dưỡng tốt không những giúp hệ vi sinh hoạt động tốt mà còn đảm bảo mật độ quần thể luôn duy trì ở pha ổn định không đi đến pha suy thoái. Nhưng không có hệ thống nào giống hệ thống nào, không có loại nước thải nào như loại nước thải nào. Vậy nhu cầu dinh dưỡng cho vi sinh của các hệ có như nhau?

Đặc điểm dinh dưỡng của vi sinh trong nước thải

Hầu hết các hệ thống hiện nay có một đặc điểm chung là ô nhiễm BOD, COD, N, P,…và nhiều chất ô nhiễm khác. Để xử lý các hệ thống đều chọn phương án sử dụng vi sinh vật.

Hầu hết mọi nhà máy đều dùng vi sinh để xử lý thành phần ô nhiễm hữu cơ
Hầu hết mọi nhà máy đều dùng vi sinh để xử lý thành phần ô nhiễm hữu cơ

Các vi sinh vật (VSV) trong nước thải thường là các VSV dị dưỡng, động vật nguyên sinh,…Các VSV này hoạt động dựa trên một nguyên lí chung đó là phân hủy các hợp chất hữu cơ phức tạp trong nước thành các hợp chất đơn giản hơn rồi sử dụng làm nguồn cơ chất. Thông qua hoạt động sống đó mà các VSV loại bỏ các chất hữu cơ ra khỏi nước.

Bổ sung mật rỉ cho vi sinh
Bổ sung mật rỉ cho vi sinh

Tham khảo chi tiết sản phẩm:

Mật Rỉ Đường

Tuy nhiên vi sinh vật chỉ cần một lượng cơ chất nhất định và không phải lúc nào cũng sử dụng hết nguồn cơ chất. Tỉ lệ dinh dưỡng cần cho VSV là C : N : P = 100 : 5 : 1. Có thể thấy cơ chất thiết yếu là carbon nhưng không phải loại nước thải nào cũng đáp ứng đủ tỉ lệ dinh dưỡng đó. Vì vậy mà tùy vào đặc trưng cụ thể của các loại nước thải khác nhau mà người vận hành có kế hoạch và định hướng bổ sung dinh dưỡng hợp lí.

Bồn châm các loại dinh dưỡng định kỳ vào hệ vi sinh
Bồn châm các loại dinh dưỡng định kỳ vào hệ vi sinh

Đặc trưng của các loại nước thải và loại dinh dưỡng cần bổ sung

Loại nước thảiĐặc trưngLoại dinh dưỡng cần bổ sung
Nước thải sinh hoạtÔ nhiễm hữu cơ đặc biệt amoni, nito. COD tương đối thấp và thừa nitoCần bổ sung nguồn C và P
Nước thải y tếChứa nhiều chất diệt khuẩn, ô nhiễm amoni, nito caoCần có hệ thống tiền xử lý loại bỏ chất diệt khuẩn, bổ sung nguồn C
Nước thải chăn nuôiÔ nhiễm chất hữu cơ cao, thành phần chính là amoni nito trong nước tiểu và phân của vật nuôiCần phải có bể kỵ khí để tăng cường độ phân hủy, bổ sung C
Nước thải dệt nhuộmÔ nhiễm hóa chất, kim loại nặng, độ màu,…các chất hữu cơ phức tạp khó phân hủyBổ sung cả 3 nguồn cơ chất C-N-P
Nước thải nhà máy sản xuất mía đườngÔ nhiễm hữu cơ, COD rất cao do lượng đường dư thừa đi vào nước thảiChỉ cần bổ sung N và P

Các nguồn cơ chất chúng ta có thể bổ sung thông qua các loại vật tư như sau:

  • Nguồn carbon: mật rỉ đường, metanol, đường nâu,…
  • Nguồn Nito và Photpho: vì 2 thành phần là nguyên tố vi lượng nên chỉ cần bổ sung một lượng rất ít nên có thể dùng phân bón NPK có tỉ lệ N:P=5:1 để bổ sung. Hoặc bổ sung bằng DAP, NaNO3 hay phân Ure khi chỉ cần bổ sung nguồn N.
Công nhân bổ sung NPK cho bể vi sinh tại nhà máy
Công nhân bổ sung NPK cho bể vi sinh tại nhà máy

Trên đây là một vài chia sẻ của chúng tôi về việc bổ sung dinh dưỡng cho các loại nước thải khác nhau. Hy vọng mọi người sẽ nắm bắt được hệ thống của mình để có kế hoạch bổ sung dinh dưỡng cụ thể và hợp lý.

Tác giả: Lê Nguyên

Mọi thắc mắc về “Nhu cầu dinh dưỡng cho vi sinh đối với các loại nước thải “, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0933 015 035 – 0902 701 278 – 0902 671 281 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo