Làm Sao Để Xử Lý Nguồn Nước Thải Ô Nhiễm
Trên khắp mọi nơi trên thế giới, vấn đề ô nhiễm môi trường hiện đang là chủ đề nóng được bàn luận xôn xao và nhận được nhiều sự quan tâm của nhiều người. Trong khi đó, ô nhiễm môi trường nước đã và đang dần trở nên nghiêm trọng hơn. Xử lý nguồn nước thải ô nhiễm cần đến sự hỗ trợ từ các cơ quan ban ngành, cộng đồng và đặc biệt là nâng cao ý thức của người dân để hạn chế xả thải và tiết kiệm nguồn nước sạch.
Để xử lý một nguồn nước đã bị ô nhiễm là không hề dễ dàng. Trước tiên phải đánh giá hiện trạng ô nhiễm, xác định nguyên nhân nguồn gốc của nguồn gây ra sự ô nhiễm từ những đánh giá và nguyên nhân đã xác định đó chúng ta mới tìm phương pháp xử lý phù hợp hoặc kết hợp nhiều phương pháp như để giải quyết triệt để. Ngoài ra, ta còn phải xem nguồn tiếp nhận nước thải sau xử lý (sông, suối,…) để xác định chuẩn cần xử lý là cột A hay cột B. Chính vì vậy, mà việc tìm được nguyên nhân nguồn gốc phát sinh ô nhiễm và các phương pháp kết hợp để xử lý đóng vai trò quyết định trong việc làm sao để xử lý được nguồn thải ô nhiễm.
1. Xác định nguồn gốc nguyên nhân phát sinh ô nhiễm
Một số nguồn phát sinh nước thải ô nhiễm được phân loại như sau:
1.1. Nước thải chăn nuôi
Chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, hàm lượng COD, BOD5, TN, SS,…là tác nhân chính phân hủy, phát sinh mùi hôi thối, khí độc hại (CH4, SO2, NH3,…) và làm giảm lượng oxy (DO) trong nguồn nước. Nước thải chăn nuôi chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh như vi khuẩn dịch tả, vi khuẩn Ecoli gây nguy hại đến sức khỏe của con người và động, thực vật trong tự nhiên.
Chất béo, acid, protit (đối với chăn nuôi heo), cacbon, xenlulozo (đối với chăn nuôi bò, động vật ăn cỏ thường chiếm 70 – 80% khối lượng chất ô nhiễm có trong nước. Bùn, cát, amoni, clorua, đất, urê, (phát sinh chủ yếu trong quá trình thu gom vệ sinh chuồng trại),…chiếm khoảng 20 – 30%. Đặc biệt, nếu không được cung cấp oxy liên tục, các chất thải chăn nuôi dễ dàng phát sinh vi sinh vật yếm khí có hại hình thành nhiều khí độc hại như: CH4, NH3, H2S, N2,…có mùi hôi, mang độc tính cao ảnh hưởng đến tình trạng không khí xung quanh.
1.2. Nước thải trong sản xuất nông nghiệp
Nước thải từ quá trình sản xuất nông nghiệp phát sinh nhiều từ thuốc từ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất tăng trưởng, phân bón khi tiếp xúc trực tiêp với nguồn nước dễ dàng làm thay đổi các tính chất hóa lý phân tử nước. Hầu hết nước này thường ngấm thẳng xuống tầng nước ngầm, nước giếng (sử dụng chủ yếu trong sinh hoạt) và một phần chảy thẳng ra sông hồ, ao, suối làm ô nhiễm nước tầng mặt làm thay đổi chất lượng nước về phương diện chất dinh dưỡng và hệ vi sinh sinh sống trong nguồn nước. Loại nước thải này đặc biệt rất khó xử lý vì thứ nhất khó thu gọm tập trung để xử lý cục bộ, thường chứa dư lượng thuốc trừ xâu thuốc bảo vệ thực vật nên khó áp dụng phương pháp sinh học để xử lý chỉ sử dụng phương pháp nhiệt hoặc hóa học hoặc đồng thời nhiều phương pháp để xử lý.
1.3. Nước thải trong sản xuất công nghiệp
Xuất phát từ các công đoạn chế biến và sản xuất sản phẩm, nước thải công nghiệp có độc tính và khả năng gây ô nhiễm nguồn nước nặng hơn. Các yếu tố như nhiệt độ, cyanua, amoniac, phenol,…khiến nhiều sinh vật chết dần. Các kim loại nặng như chì, sắt, đồng, kẽm, nhôm, asen,…Với liều lượng lớn ảnh hưởng đến hệ thần kinh hoặc ung thư đối với nhiều người. Với nguồn nước thải này dù nồng độ ô nhiễm cao và thành phần chất ô nhiễm phức tạp nhưng đa số đều có hệ thống thu gom tập trung để xử lý. Do đó, nguồn thải công nghiệp này đang dần được đầu tư có quy mô bài bản lựa chọn phương pháp phù hợp để xử lý theo đúng tiêu chuẩn ban hành của nhà nước.
2. Phương pháp xử lý nước thải ô nhiễm
2.1. Phương pháp xử lý cơ học
- Dùng để xử lý nước thải cục bộ và loại bỏ hoàn toàn các tạp chất vô cơ không hòa tan như rác thải, chất thải có kích thước lớn
- Dùng để lắng chất rắn lơ lửng trong nguồn nước
- Dùng để tách, chiết dầu mỡ về bể chứa dầu
- Dùng để khử các chất có kích thước vô cùng nhỏ như cát mịn qua lưới lọc, vải lọc
2.2. Phương pháp xử lý hóa lý
Không tham gia quá trình lắng nhưng vẫn xử lý hiệu quả các chất ô nhiễm. Quá trình keo tụ – tạo bông khử hoàn toàn các chất lơ lửng nhờ sự hỗ trợ đắc lực từ các hóa chất đặc trưng như phèn nhôm, phèn sắt, polyme,…tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lắng cặn trong các giai đoạn tiếp theo.
2.3. Phương pháp xử lý hóa học
Sử dụng hóa chất như Clo, Javen hoặc NaOCl để trung hòa nồng độ pH và khử trùng nguồn nước thải.
2.4. Phương pháp xử lý sinh học
Dựa vào các hoạt động của hệ vi sinh vật để tham gia hấp thụ và phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải làm tăng hiệu quả làm sạch nước thải. Giảm BOD, COD, TSS trong nước.
Trên đây là một vài chia sẻ về các xác định nguồn gây ô nhiễm và các phương pháp có thể áp dụng để xử lý nước thải bị ô nhiễm. Đương nhiên để xử lý tốt hiệu quả thì các hệ thống không thể thiếu những vật tư cần thiết và thiết bị quan trắc kiểm tra chất lượng nước.
Tham khảo các dòng vi sinh xử lý nước thải hiệu quả:
Vi sinh xử lý nước thải Microbe-lift IND
Vi sinh xử lý nước thải microbe-lift n1
Men vi sinh jumbo hiếu khí Bio-MT5
Men vi sinh jumbo kỵ khí Bio-MT6
Công Ty Tin Cậy chúng tôi chuyên cung cấp các vật tư – thiết bị cho ngành xử lý nước thải:
Vi sinh Microbelift: chuyên xử lý bùn đáy (Microbelift SA), xử lý mùi (Microbelift OC), xử lý Nito (Microbelift N1),…
Vi sinh vật hiếu khí Bio-MT5 (Jumbo HK)
Máy đo Oxy hòa tan trong nước MW600, giúp xác định nhanh nồng độ Oxy hòa tan trong nước thải
Máy đo đa chỉ tiêu trong nước thải HI8424, xác định nhanh nhiều chỉ tiêu pH, ORP, nhiệt độ của nước thải hỗ trợ giải quyết công tác xử lý nguồn nước thải ô nhiễm.
Tác giả: Lê Nguyên
Mọi thông tin về “Làm sao để xử lý nguồn nước thải ô nhiễm”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0933 015 035 – 0902 701 278 – 0902 671 281 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Bài viết liên quan
Hướng Dẫn Sử Dụng Đĩa Petrifilm Đếm Khuẩn Lạc
Hướng Dẫn Sử Dụng Đĩa Petrifilm Đếm Khuẩn Lạc Sử dụng đĩa Petrifilm đếm khuẩn [...]
Th1
Tốc Độ Tăng Trưởng Của Vi Sinh Vật Trong Nước Thải
Tốc Độ Tăng Trưởng Của Vi Sinh Vật Trong Nước Thải Trong lĩnh vực sinh [...]
Th12
Tổng Quan Về Chất Thải Rắn
Tổng Quan Về Chất Thải Rắn Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn Chất thải [...]
Th11
3 Công Trình Xử Lý Nước Thải Kỵ Khí Thông Dụng
3 Công Trình Xử Lý Nước Thải Kỵ Khí Thông Dụng Phương pháp xử lý [...]
Th10
Hệ Thống Xử Lý Xuất Hiện Bọt – Ảnh Hưởng Và Cách Khắc Phục
Hệ Thống Xử Lý Xuất Hiện Bọt – Ảnh Hưởng Và Cách Khắc Phục Nước [...]
Th10
Tìm Hiểu Vai Trò Của Vi Sinh Vật Trong Bể Sinh Học Hiếu Khí
Tìm Hiểu Vai Trò Của Vi Sinh Vật Trong Bể Sinh Học Hiếu Khí Ngày [...]
Th7