Kính Hiển Vi Tương Phản Pha
Kính hiển vi tương phản pha, kính hiển vi phản pha, Tương phản pha là một phương pháp được sử dụng trong kính hiển vi và phát triển trong những năm đầu thế kỷ 20 bởi Frits Zernike. Zernike phát hiện ra rằng nếu bạn tăng tốc độ lên đường truyền ánh sáng trực tiếp, bạn có thể can thiệp vào hình ảnh.
Sự can thiệp này làm cho các chi tiết trong hình ảnh xuất hiện tối hơn so với nền ánh sáng. Để tạo ra sự can thiệp, Zernike phát triển một hệ thống vòng được đặt trong vật kính và tụ quang. Khi canh chính xác, sóng ánh sáng phát ra từ đèn chiếu sáng đến mắt của bạn 1/2 bước sóng lệch pha.
Hình ảnh của mẫu vật sau đó trở nên tăng cường rất nhiều. Pha này chỉ hữu dụng trên các mẫu vật không màu và trong suốt và thường khó phân biệt với môi trường xung quanh.
Kỹ thuật tương phản pha này được chứng minh là một tiến bộ trong kính hiển vi và Zernike đã được trao giải Nobel (vật lý) vào năm 1953.

Về những hình ảnh trên: Thí nghiệm quan sát các tế bào biểu mô miệng. Để làm điều này, bạn phải dùng cây tăm và nhẹ nhàng cạo bên trong miệng của bạn. Sau đó bạn bôi mẫu nước bọt trên lam kính phẳng và che lại bằng một lamen.
Các tế bào bên trong miệng là những tế bào biểu mô và sẽ được nhìn thấy với số lượng lớn. Các sinh viên sau đó thêm một giọt i-ốt vào mẫu để quan sát được phần nhân của các tế bào có dạng dấu chấm tròn nhỏ bên trong tế bào.
Trong hai hình ảnh trên, chúng ta quan sát các tế bào không nhuộm i-ốt với một kính hiển vi thông thường. Ở bên dưới, bạn quan sát mẫu bằng một kính hiển vi tương phản pha. Điều này rõ ràng cho thấy rằng, đối với một số mẫu vật, kính hiển vi tương phản pha sẽ cải thiện đáng kể chất lượng hình ảnh.
Hình trên là một bộ tương phản pha dùng trong kính hiển vi tương phản pha. Bao gồm 4 vật kính, một kính viễn vọng định tâm và một tụ quang Zernike.
Các ốc điều chỉnh dài trên tụ quang đẩy vào để căn chỉnh vòng pha.
Có một bánh xoay ở phía đối diện được sử dụng để điều chỉnh phù hợp với độ phóng đại của vật kính. Bánh xoay còn có thiết lập “BF” dùng cho nền sáng. Điều này cho phép bạn sử dụng các vật kính tương phản pha như một vật kính nền sáng tiêu chuẩn.
Trong hệ thống kính hiển vi tương phản pha ở bên trên, tụ quang tương phản pha có năm thiết lập mà bạn chuyển đổi giữa các thiết lập bằng cách xoay bánh xoay với ngón tay cái của bạn (10X, 20X, 40X, 100X và BF) BF là “nền sáng”, không có pha.
Để thiết lập kính hiển vi quang học của bạn cho quan sát tương phản pha, đầu tiên bạn đặt nó ở BF và tập trung hình ảnh mẫu vật. Điều chỉnh chiều cao của tụ quang cho chất lượng hình ảnh tối ưu. Tiếp theo, thiết lập mâm xoay tụ quang chuyển sang thiết lập pha cho vật kính tương phản pha và bỏ lam mẫu ra.
Phần ốc dài gắn hai bên nằm ở phía sau dành cho căn chỉnh trung tâm tụ quang.
Bài viết liên quan
10 Câu Hỏi Thường Gặp Khi Sử Dụng Que Thử Vi Sinh Dipslide
10 Câu Hỏi Thường Gặp Khi Sử Dụng Que Thử Vi Sinh Dipslide Câu hỏi [...]
Th9
Kiểm Tra Vi Sinh Vật Trong Mỹ Phẩm Bằng Dipslide
Kiểm Tra Vi Sinh Vật Trong Mỹ Phẩm Bằng Dipslide Mỹ phẩm là một trong [...]
Th9
Kính Hiển Vi Quang Học Là Gì? Cấu Tạo Và Cách Sử Dụng
Kính Hiển Vi Quang Học Là Gì? Cấu Tạo Và Cách Sử Dụng Kính hiển vi [...]
Th4
Kiểm Tra Tổng Vi Khuẩn Hiếu Khí Trong Thực Phẩm Bằng Đĩa Petrifilm
Kiểm Tra Tổng Vi Khuẩn Hiếu Khí Trong Thực Phẩm Bằng Đĩa Petrifilm Vi khuẩn [...]
Th3
Cách Ủ Chế Phẩm Sinh Học EM1 Thành Dạng Thứ Cấp (EM2)
Cách Ủ Chế Phẩm Sinh Học EM1 Thành Dạng Thứ Cấp (EM2) Hiện nay, sự [...]
3 Comments
Th2
Kính Hiển Vi Quang Học – Cấu Tạo Và Cách Sử Dụng
Kính Hiển Vi Quang Học – Cấu Tạo Và Cách Sử Dụng 1. Giới thiệu [...]
Th11