Gần như mọi hệ thống xử lý nước thải (HTXLNT) đều có công đoạn tiền xử lý, tức là xử lý thô nhằm tách các chất thải rắn có kích thước lớn đi vào hệ thống. Thậm chí một vài hệ thống còn dùng các lưới lọc với kích thước lỗ rất nhỏ chỉ cho nước và chất hòa tan trong nước đi qua. Vậy tác hại của chất thải rắn khi vào hệ thống là như thế nào? Tại sao không được để chất thải rắn (CTR) vào trong HTXLNT đặc biệt là hệ thống vi sinh? Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này nhé!

1. Vi sinh chỉ xử lý được chất thải rắn hòa tan

Về cơ bản, kích thước của vi sinh là rất bé, cấu tạo gồm có thành tế bào, màng tế bào rồi đến tế bào chất và nhân.

Mô tả cấu tạo của tế bào vi sinh vậtMô tả cấu tạo của tế bào vi sinh vật –  Nguồn internet

Vi sinh không có miệng như chúng ta nên chúng ‘ăn’ bằng cách hấp thụ vật chất qua màng tế bào. Do đó mà vi sinh chỉ hấp thụ được vật chất ở dạng hòa tan hoặc dạng keo. Nếu chất chưa ở dạng hòa tan thì chúng sẽ tiết ra enzyme để phân hủy cắt nhỏ chất đó thành các dạng  đường đơn, axit amin, axit béo, glixerin,…các chất này có khả năng thẩm thấu qua màng tế bào. Tuy nhiên, các enzyme do vi sinh tiết ra chỉ phân giải được các chất hữu cơ đơn giản, còn đối với các chất phức tạp các polyme cấu trúc phân tử lớn thì các enzyme này không có khả năng phân giải.

2. Thời gian lưu tại hệ thống sinh học không đủ phân hủy các CTR đi vào

Khác với các biện pháp hóa lý hay hóa học, thời gian phản ứng gần như là tức thời hoặc nếu cần thời gian thì cũng rất ngắn. Để áp dụng biện pháp sinh học thì thời gian đạt hiệu quả nhanh thì 20-30 ngày thậm chí kéo dài hàng tháng trời mới cho kết quả. Do đó, khó khăn lớn nhất khi áp dụng biện pháp vi sinh chính là thời gian. Vi sinh cần có đủ thời gian tiếp xúc thì mới phân giải được hoàn toàn các hợp chất.
không cho chất thải rắn vào hệ thống sinh học

Hệ thống sinh học được ngăn thành nhiều bể để tăng thời gian lưu tuy nhiên cũng không quá 30h

Trong hệ thống sinh học thì thời gian lưu nước chỉ cho phép tối đa là 30h, nếu tăng thời gian lưu quá lớn thì hệ thống sẽ không đủ sức chứa hoặc tốn diện tích mặt bằng rất lớn. Chính vì vậy, mà với khoảng thời gian này VSV khó có khả năng phân giải được các chất rắn vì phần lớn các chất rắn tồn tại ở dạng polymer phức tạp, mật độ phân tử cao và liên kết giữa các phân tử là liên kết bền rất khó bị phân hủy. Để vi sinh có thể phân giải và xử lý được các chất rắn gần như là bất khả thi với hệ thống vi sinh.

3. Gây nghẹt bơm và các đường ống dẫn:

Việc CTR đi vào trong hệ thống bể sau đó được các bơm hút hút vào trong đường ống còn có thể gây ra sự cố nghẹt bơm nghẹt đường ống. Khi đó thời gian tìm và khác phục được sự cố là rất lâu vì không thể xác định đúng đoạn ống bị nghẹt. Lúc này toàn bộ hệ thống sẽ phải ngưng hoạt động nước thải thì vẫn cứ tiếp tục được thu gom và sẽ quá sức chứa của bể điều hòa.

Chụp bơm từ hố gom lên bể điều hoà bị kẹt rác (chất thải rắn)

Chụp bơm từ hố gom lên bể điều hoà bị kẹt rác (chất thải rắn) và đang được khắc phục

Đầu bơm bị kẹt rác

Đầu bơm bị kẹt rác (chất thải rắn) và đang được tháo ra để sửa chữa

Đầu bơm của máy thu hồi nhiệt bị kẹt rác (chất thải rác)

Đầu bơm của máy thu hồi nhiệt bị kẹt rác (chất thải rắn) và đang được vệ sinh

Vì vậy với các CTR thì ta nên loại bỏ ngay từ đầu ra khỏi HTXLNT và áp dụng các biện pháp xử lý giành cho chất thải rắn để xử lý hiệu quả và phù hợp hơn.

4. Các biện pháp dùng để tách CTR trước khi vào hệ thống

Các phương pháp xử lý sơ cấp được áp dụng để tách CTR ra khỏi nước trước khi đưa vào HTXLNT được áp dụng là:

  • Song chắn rác: xong chắn rác giúp ngăn các CTR có kích thước lớn đi vào hệ thống, kích thước rác được lọc tùy thuộc vào lỗ sàng hoặc khoảng cách giữa các song chắn rác.

Song chắn rác ngăn chất thải rắn vào hệ thống

Song chắn rác trước bể điều hòa ngăn chất thải rắn vào hệ thống

  • Keo tụ: phương pháp này giúp loại bỏ các chất rắn ở dạng bột mịn, không hòa tan mà lơ lửng trong nước cũng không lắng được. Với trường hợp này cần bổ sung thêm hóa chất keo tụ giúp liên kết các hạt rắn thành các hạt có kích thước lớn hơn và cho qua quá trình lắng để loại bỏ.

Bể  keo tụ tạo bông

Bể keo tụ tạo bông giúp loại bỏ cặn lắng ra khỏi hệ thống nhờ quá trình lắng sau đó

  • Tuyển nổi: phương pháp này giúp loại bỏ các chất thải có tỷ trọng nhẹ nổi trên mặt nước thậm chí có thể tách được cả dầu mỡ lẫn vào trong nước thải.

– Lê Nguyên –

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, Khu Dân Cư Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức,Tp. HCM

Điện thoại: (028) 2253 3535      Mobile:  0903 908 671 – 0933 015 035 (Mr.Nguyên)

Email: tincay@tincay.com; nguyenle@tincay.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo