Kết Hợp Phương Pháp Kỵ Khí Và Hiếu Khí Trong Một Hệ Thống Xử Lý Nước Thải

Hiện nay, biện pháp sinh học luôn được ưu tiên để xử lý nước thải bởi tính an toàn và thân thiện với môi trường. Mỗi phương pháp sinh học để có ưu nhược điểm riêng và liệu những phương pháp này có thể hỗ trợ tương tác với nhau để cho chúng ta một hệ thống hoàn chỉnh hay không? Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về sự kết hợp giữa hai phương pháp kỵ khí và hiếu khí trong cùng một hệ thống xử lý nước thải nhé! vấn đề này nhé.

Xử lý nước thải kết hợp hai phương pháp kỵ khí và hiếu khí
Xử lý nước thải kết hợp hai phương pháp kỵ khí và hiếu khí

Cơ sở của quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học:

Đây là quá trình chuyển hoá vật chất, quá trình tạo cặn lắng, tự làm sạch nguồn nước của các vi sinh vật dị dưỡng và tự dưỡng có trong tự nhiên nhờ khả năng đồng hoá được rất nhiều nguồn cơ chất khác nhau có trong nước thải. Hay nói một cách dễ hiểu hơn là các vi sinh vật (VSV) sẽ sử dụng các chất hữu cơ hay vô cơ có trong nước thải ở dạng hòa tan làm nguồn dinh dưỡng. Các VSV sẽ phân hủy các chất này để lấy nguồn cơ chất cần thiết và phát sinh ra kèm với các sản phẩm phụ (bùn, khí hóa,…)

Trong các nguồn nước luôn xảy ra quá trình Amon hoá chất hữu cơ chứa nitơ bởi các vi khuẩn Amon hoá. Nhờ các men ngoại bào của các vi khuẩn  mà Protein bị phân huỷ thành các hợp chất đơn giản hơn là các Polipeptit, Oligopeptit. Các chất này hoặc tiếp tục được phân huỷ thành các Axit amin nhờ men Peptidaza ngoại bào hoặc được tế bào hấp thụ sau đó sẽ được phân huỷ tiếp trong tế bào thành các Axit amin. Các axit amin một phần được vi sinh vật sử dụng để sinh tổng hợp Protein – xây dựng tế bào mới, một phần bị phân giải tiếp theo những con đường khác nhau để tạo NH3 và nhiều sản phẩm trung gian khác. Với các Protein có chứa S, nhờ tác dụng của men Desunfuraza sẽ bị phân hủy tạo ra H2S.

Xử lý nước thải kết hợp hai phương pháp kỵ khí và hiếu khí
Xử lý nước thải kết hợp hai phương pháp kỵ khí và hiếu khí
Nước thải sinh hoạt được thu gom về xử lý chứa nhiều protein gây ra hiện tượng ô nhiễm Nito cao

Đặc trưng của xử lý kỵ khí:

Xử lý nước thải kết hợp hai phương pháp kỵ khí và hiếu khí
Xử lý nước thải kết hợp hai phương pháp kỵ khí và hiếu khí

Môi trường kỵ khí là môi trường thiếu oxy hoặc không có oxy. Để tạo được môi trường này có thể xây bể kín để ngăn thể tích làm việc của bể tiếp xúc với oxy hoặc ta có thể sục khí CO2 để giảm lượng oxy hòa tan cũng như ngăn không có nước thải tiếp xúc với oxy.

Bể kỵ khí được xây chìm và có nắp kín để hạn chế tiếp xúc với không khí cũng như giảm lượng oxy khuếch tán vào trong nước

So với phương pháp hiếu khí thì kỵ khí phân hủy mãnh liệt hơn cường độ phân hủy cao hơn. Nhưng vì quá trình phân hủy không có sự hiện diện của oxy nên sản phẩm cuối cùng không triệt để, mà nó được xem như là các sản phẩm trung gian. Các sản phẩm của quá trình phân hủy kỵ khí này có thể sẽ là những hợp chất đơn giản hơn dễ phân hủy hơn, hay có thể là các khí có giá trị kinh tế như CH4 hoặc cũng có thể là khí gây mùi như H2S.

Xử lý nước thải kết hợp hai phương pháp kỵ khí và hiếu khí
Xử lý nước thải kết hợp hai phương pháp kỵ khí và hiếu khí
Bể hiếu khí đóng kín để đảm bảo không có oxy xuất hiện trong quá trình.

Đặc trưng của quá trình Hiếu khí.

Môi trường hiếu khí là môi trường giàu oxy, được cung cấp oxy liên tục. Để tạo môi trường hiếu khí người ta sẽ sục liên tục không khí vào nước để oxy khuếch tán hòa tan vào nước. Các bọt khí càng mịn (kích thước càng nhỏ) thì khả năng hòa tan sẽ càng cao. Do đó, người ta sẽ dùng đĩa thổi khí tinh để thực hiện việc này.

So với kỵ khí thì hiếu khí phân hủy yếu hơn và không mãnh liệt bằng cũng như hiếu khí không thể phân hủy được các hợp chất phức tạp. Tuy nhiên với sự xuất hiện của oxy trong quá trình thì các hợp chất sẽ được phân hủy hoàn toàn thành CO2 và H2O hoàn toàn không gây hại đến môi trường.

Xử lý nước thải kết hợp hai phương pháp kỵ khí và hiếu khí
Xử lý nước thải kết hợp hai phương pháp kỵ khí và hiếu khí
Bể hiếu khí Aerotank tại một trạm xử lý nước thải

Cơ sở để kết hợp 2 quá trình này vào cùng 1 hệ thống và ứng dụng:

Như đã trình bày ở trên thì quá trình kỵ khí có thể phân hủy được các hợp chất ô nhiễm phức tạp thành các chất đơn giản hơn nhưng không thể phân hủy chúng hoàn toàn được. Còn quá trình hiếu khí lại có thể phân hủy hoàn toàn các hợp chất đơn giản. Như vậy khi đặt 2 quá trình kỵ khí và hiếu khí cạnh nhau thì 2 quá trình này sẽ bù trừ cho yếu điểm của nhau và chúng ta sẽ có 1 chu trình phân hủy hoàn toàn từ các hợp chất khó phân hủy đến các sản phẩm cuối cùng là CO2 và H2O.

Với những loại ô nhiễm thông thường các hợp chất ô nhiễm không phức tạp thì chỉ cần quá trình hiếu khí là ta đã có thể xử lý được các nguồn gây ô nhiễm. Tuy nhiên với những loại nước thải như: nước thải trại heo, nước thải của ngành sản xuất chế biến thủy sản,…thì các chất ô nhiễm đều là các hợp chất protein phức tạp và khó phân hủy. Những hợp chất này sau khi phân hủy kỵ khí sẽ trở thành các hợp chất đơn giản hơn và sau đó qua hiếu khí sẽ được phân hủy triệt để thành CO2 và nước.

Khi nguồn nước thải ô nhiễm amoni với nồng độ cao, thì ngoài hiếu khí và kỵ khí ta còn thấy xuất hiện thêm một công trình trung gian nữa đó là “BỂ THIẾU KHÍ” – Anoxic. Bể này có vai trò phân hủy các hợp chất chứa amoni để phân hủy chuyển hóa hoàn toàn Nito trong amoni thành N2 thoát ra môi trường chứ không tồn tại ở dạng NH3 và NH4+ nữa.

Xử lý nước thải kết hợp hai phương pháp kỵ khí và hiếu khí
Xử lý nước thải kết hợp hai phương pháp kỵ khí và hiếu khí
Quy trình sinh học kết hợp hiếu khí và kỵ khí để xử lý nước thải chứa các chất ô nhiễm phức tạp

Trên đây là một vài chia sẻ của chúng tôi về cơ sở để chúng ta kết hợp quá trình hiếu khí và kỵ khí trong cùng một hệ thống và khi nào chúng ta kết hợp là hiệu quả nhất. Hy vọng mọi người sẽ xây dựng được một hệ thống phù hợp với loại nước thải của mình và chọn được công nghệ hợp lý để có được hiệu quả về kinh tế cao nhất.

Công ty chúng tôi chuyên cung cấp các vật tư xử lý nước thải:

thai7 1

Microbelift SA giúp tăng cường phân hủy sinh học, phân hủy tốt các hợp chất hữu cơ phức tạp. Từ đó giảm bùn đáy, giảm lượng bùn phát sinh, giảm phát sinh chất thải nguy hại ra môi trường.

Ngoài ra, Tin Cậy còn cung cấp các dòng vi sinh khác trong hệ thống xử lý nước thải cũng như các hóa chất hỗ trợ cho hệ thống như:

  • Polytetsu, PAC, polymer cation và anion hỗ trợ cho quá trình keo tụ tạo bông. Tạo bông cặn lớn hơn giúp lắng nhanh hơn, rút ngắn thời gian xử lý. Quá trình này hay được gọi là xử lý bằng hóa lý. Phương pháp này giúp loại bỏ các cặn lắng lơ lửng, kim loại nặng ra khỏi nước, giảm TDS trong nước thải.
Bản chất của quá trình này như thế nào mọi người có thể tham khảo link sau đây: https://tincay.com/phuong-phap-hoa-ly-dong-tu-va-keo-tu-trong-xu-ly-nuoc-thai/
  • Các dòng vi sinh jumbo hiếu khí – kỵ khí hoặc Microbelift bổ sung vi sinh vật cho bể Aerotank. Các vi sinh vật này giúp tăng cường phân hủy sinh học với các chất có thể phân hủy sinh học. Quá trình xử lý bằng sinh học này giúp phân hủy các hợp chất hữu cơ trong nước, giảm nhanh BOD, COD, TSS trong nước thải qua đó làm trong nước.

thai9JPG

Link sản phẩm: https://tincay.com//vi-sinh-xu-ly-nuoc-thai-microbelift-ind/


Mọi thắc mắc về “Kết hợp phương pháp kỵ khí và hiếu khí trong một hệ thống xử lý nước thải”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0933 015 035 –  0902 701 278 – 0902 671 281 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn

Facebook: Tin Cậy Group

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo