Hệ Vi Sinh Bị Sốc Tải – Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
Hiện nay, xử lý nước thải là một ngành rất được quan tâm. Một vấn đề thường xuyên mắc phải ở các hệ thống là hệ vi sinh bị sốc tải. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu một số nguyên nhân gây hiện tượng sốc tải ở vi sinh!
Lưu lượng tăng đột ngột
Việc tăng lưu lượng đột ngột xảy ra khi hệ thống sản xuất có vấn đề hoặc việc tăng số lượng hàng hóa sản xuất sẽ dẫn đến lượng nước thải tăng đột biến. Hệ thống xử lý nước thải luôn được thiết kế dư 10-20% tổng công suất. Tuy nhiên đó chỉ là dư về “phần cứng” hệ thống hoàn toàn chứa đủ lượng nước khi tăng tải đột ngột 10-20%. Nhưng về “phần mềm” lại là một câu chuyện khác.
Tăng lưu lượng đồng nghĩa với lượng chất ô nhiễm tăng, đồng thời nó sẽ rút ngắn thời gian lưu của nước thải trong hệ thống. Việc lượng chất ô nhiễm tăng thời gian lưu ngắn lại thì hiệu quả xử lý dương nhiên sẽ không đạt yêu cầu và chất lượng nước đầu ra sẽ không đạt. Thậm chí việc này còn làm hệ vi sinh bị SỐC. Việc quen xử lý với cường độ ô nhiễm định mức đột ngột tăng khối lượng phải xử lý lên hệ vi sinh không kịp tích nghi hoặc làm việc quá mức dẫn đến bị chết, từ đó gây các hiện tượng như mùi, bùn nổi,…

Ngoài ra, việc tải lượng đầu vào tăng các công đoạn xử lý trước vi sinh không đạt hiệu quả. pH chưa được cân bằng, chưa loại bỏ các chất độc có thể gây hại cho hệ vi sinh (các hợp chất có tính oxy hóa hoặc tính sát trùng) cũng là nguyên nhân làm cho hệ vi sinh bị sốc tải.
Để khắc phục tình trạng này người ta thường có một công trình là bể điều hòa ở đầu hệ thống, bể này thường có sức chứa lớn dư đến 50% tổng công suất xử lý. Lưu lượng nước tăng lên sẽ được giữ ở bể này và sẽ được đưa đi xử lý từ từ nâng dần công suất xử lý để đáp ứng lượng tăng này. Điều này giúp tránh được việc lưu lượng tăng đột ngột trong hệ thống gây sốc cho hệ vi sinh xử lý.

Tải lượng ô nhiễm biến động bất thường
Tải lượng ô nhiễm bất thường là việc lượng chất ô nhiễm tăng đột biến nhưng lượng nước thải vẫn không thay đổi, hoặc xuất hiện những chất ô nhiễm mới không được phát hiện kịp thời ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý. Hệ vi sinh khi gặp nguồn ô nhiễm mới cần có thời gian thích nghi và xử lý chúng. Vì vậy nếu khoảng thời gian thích nghi này kéo dài hoặc chất ô nhiễm mới khó phân hủy thì nước đầu ra sẽ không đạt thậm chí gây chết vi sinh làm suy giảm mật độ kéo theo giảm hiệu quả xử lý.

Để khắc phục tình trạng này người vận hành phải thường xuyên kiểm tra hệ thống để phát hiện những sự cố kịp thời cũng như kiểm tra chất lượng nước đầu vào đầu ra để phát hiện những chất ô nhiễm mới hoặc nồng độ chất ô nhiễm có tăng bất thường hay không. Khi gặp lượng chất ô nhiễm tăng bất thường ta có thể thêm nước sạch vào một lượng hợp lý để pha loãng nồng độ chất ô nhiễm đồng thời có bể điều hòa để điều chỉnh và đồng nhất nước thải trước khi vào hệ thống để duy trì sự ổn định.
Độ mặn
Độ mặn được biểu thị bằng nồng độ muối NaCl có trong nước. Hệ vi sinh thông thường chỉ chịu độ mặn khoảng vài ppm, khi độ mặn quá cao hoạt động của vi sinh sẽ bị ức chế làm giảm hiệu năng xử lý.
Để khắc phụ được tình trạng này ta cần có 1 hệ vi sinh tốt chịu được độ mặn cao. Tin cậy xin giới thiệu đến mọi người dòng vi sinh Microbe-Lift IND chịu được độ mặn đến 4%

→ Tham khảo chi tiết sản phẩm: Vi sinh xử lý nước thải Microbelift IND
Thay đổi tính chất hóa lý của nước
Tính chất hóa lý của nước ảnh hưởng đến trực tiếp đến vi sinh gồm có: nhiệt độ, pH, DO. Vi sinh chỉ hoạt động tốt ở ngưỡng nhiệt độ tối ưu từ 15-30oC. Khi nhiệt độ tăng quá cao (60-70oC) hệ vi sinh sẽ chết, hoặc nhiệt độ quá thấp (5-10oC) mọi hoạt động đều bị ức chế. Với những nhà máy sản xuất có công đoạn gia nhiệt thì nhiệt độ nước thải thay đổi liên tục đặc biệt là những nhà máy có sự xuất hiện của lò hơi.

Yếu tố pH lại là yếu tố tiên quyết quyết định hiệu quả xử lý của hệ vi sinh. pH tối ưu là từ 7-7,5. Ở mức pH quá kiềm hoặc quá axit hệ vi sinh sẽ ức chế, nếu đột ngột thay đổi pH hệ sẽ bị sốc và hiện tượng bùn nổi sẽ xuất hiện do vi sinh bị chết. Để cân bằng và ổn định pH người ta thường dùng hóa chất soda để giữ pH ổn định ở mức 7-7,5.


Một yếu tố khác cũng ảnh hưởng trực tiếp đến vi sinh là DO (oxy hòa tan). Điều này là cực kì quan trong trong bể hiếu khí vì hoạt động sống của vi sinh chủ yếu phụ thuộc và cần có oxy. Nếu thiếu oxy sẽ xuất hiện những vùng kị khí sinh mùi hôi do quá trình phân hủy không hoàn toàn tạo ra CH4, NH3 gây mùi.

→ Tham khảo chi tiết sản phẩm: Đĩa thổi khí
Trên đây là một vài chia sẻ của chúng tôi về hiện tượng sốc tải ở bể vi sinh. Hy vọng mọi người sẽ có thêm những thông tin bổ ích giúp vận hành hệ thống tốt hơn!
Tác giả: Lê Nguyên
Mọi thắc mắc về “Hệ vi sinh bị sốc tải, nguyên nhân và cách khắc phục”, xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP Thủ Đức, TP HCM
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0933 015 035 – 0902 701 278 – 0902 671 281 – 0903 908 671
Email: nguyenle@tincay.com; kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Bài viết liên quan
Hướng Dẫn Sử Dụng Đĩa Petrifilm Đếm Khuẩn Lạc
Hướng Dẫn Sử Dụng Đĩa Petrifilm Đếm Khuẩn Lạc Sử dụng đĩa Petrifilm đếm khuẩn [...]
Th1
Tốc Độ Tăng Trưởng Của Vi Sinh Vật Trong Nước Thải
Tốc Độ Tăng Trưởng Của Vi Sinh Vật Trong Nước Thải Trong lĩnh vực sinh [...]
Th12
Tổng Quan Về Chất Thải Rắn
Tổng Quan Về Chất Thải Rắn Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn Chất thải [...]
Th11
3 Công Trình Xử Lý Nước Thải Kỵ Khí Thông Dụng
3 Công Trình Xử Lý Nước Thải Kỵ Khí Thông Dụng Phương pháp xử lý [...]
Th10
Hệ Thống Xử Lý Xuất Hiện Bọt – Ảnh Hưởng Và Cách Khắc Phục
Hệ Thống Xử Lý Xuất Hiện Bọt – Ảnh Hưởng Và Cách Khắc Phục Nước [...]
Th10
Tìm Hiểu Vai Trò Của Vi Sinh Vật Trong Bể Sinh Học Hiếu Khí
Tìm Hiểu Vai Trò Của Vi Sinh Vật Trong Bể Sinh Học Hiếu Khí Ngày [...]
Th7