Giải Pháp Diệt Hến, Chem Chép, Ốc Đinh Trong Ao Nuôi Tôm
Tin Cậy có dịp ghé thăm mô hình nuôi tôm của Anh Triết ở Trà Vinh và được Anh chia sẻ về cách diệt các loài giáp xác hai mảnh vỏ (hến, chem chép, ốc đinh,…). Các loài giáp xác này xuất hiện phổ biến trong ao nuôi tôm, gây ảnh hưởng ít nhiều đến tỷ lệ số của tôm con, sự sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi. Một số trường hợp tôm bị nhiễm các bệnh do virus như: bệnh đốm trắng, đầu vàng, hoại tử cơ, Taura,…cũng có thể do bị lây nhiễm bởi những vật thể trung gian này. Như vậy các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ này ảnh hưởng như thế nào trong ao nuôi tôm? Biện pháp xử lý như thế nào? Bà con cùng Tin Cậy tìm hiểu nhé.
Nguyên nhân các loài hai mảnh vỏ (hến, chem chép, ốc đinh,…) có trong ao nuôi
Anh Triết cho biết, do quá trình cấp nước vào ao nuôi sử dụng những vải lọc, lưới lọc có kích thước mắc lưới hơi lớn nên trứng, ấu trùng loài hai mảnh vỏ sẽ vào ao nuôi, quá trình cải tạo ao bà con cải tảo không kỹ lưỡng, diệt không triệt để chúng sẽ lớn lên ở trong ao. Khi bà con thả tôm vào ao nuôi, cho tôm ăn, điều kiện môi trường thuận lợi các loài hai mảnh vỏ này sẽ phát triển dày đặc.
Trong quá trình thu tỉa, kéo tôm sử dụng dụng cụ như lưới kéo không được diệt khuẩn cẩn thận cũng có thể là nguồn lây nhiễm các đối tượng hai mảnh vỏ vào ao nuôi (do các dụng cụ có thể kéo từ ao có nhiều loài hai mảnh vỏ sau đó kéo vào ao của bà con).
Ảnh hưởng của các loài hai mảnh vỏ (hến, chem chép, ốc đinh,…) trong ao nuôi tôm
Như bà con đã biết các loài động vật hai mảnh vỏ (hến, vẹm, ốc đinh,…) tồn tại trong ao gây ảnh hưởng cho tôm rất nhiều, các loài động vật này ăn tảo, các dưỡng chất trong nước bằng cách lọc chúng thông qua các tiêm mao. Khi quần thể các loài này phát triển quá mức trong ao tôm sẽ:
- Làm cho ao nuôi của bà con giảm mật độ tảo, mất tảo, làm tăng độ trong của nước ao. Ánh sáng chiếu trực tiếp xuống nền đáy làm ao phát sinh tảo đáy, rong đáy khi các loài tảo này phát triển quá mức, tảo tàn sẽ làm đáy ao phát sinh các khí độc đặc biệt là H2S gây hại cho tôm.
- Chúng cạnh tranh thức ăn, oxy hòa tan với tôm tạo điều kiện bất lợi cho tôm, tôm chậm lớn, chậm phát triển.
- Chúng lấy đi các khoáng chất trong môi trường nước đặc biệt là canxi carbonate (CaCO3) để duy trì và phát triển vỏ, làm lượng khoáng chất trong ao nhất là canxi bị thiếu làm tôm bị mềm vỏ, hạn chế lột vỏ do tôm không đủ điều kiện khoáng chất.
- Làm biến động môi trường độ kiềm của nước giảm mạnh làm tôm bị mềm vỏ và có thể gây chết tôm.
- Làm tôm chậm tăng trưởng, tăng tỷ lệ phân đàn.
- Là vật thể trung gian mang nhiều mầm bệnh có thể lây truyền sang tôm như bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp, hoại tử cơ, Taura… chúng giúp bệnh phát tán nhanh và tồn tại qua nhiều vụ nuôi.
Giải pháp diệt hến, chem chép, ốc đinh,…trong ao nuôi tôm
1. Biện pháp phòng:
- Các loài hai mảnh vỏ đa số sống ở tầng đáy, bùn trong ao vì thế trong giai đoạn cải tạo ao cần nạo vét, hút bùn, rải vôi và phơi ao thật kỹ.
- Khi cấp nước vào ao dùng màn lưới có kích thước mắc lưới nhỏ đề ngăn ấu trùng của chúng phát tán vào ao nuôi, diệt tạp, diệt khuẩn đúng kỹ thuật.
- Cần có ao lắng xử lý nước kỹ trước khi lấy nước vào ao nuôi.
- Theo kinh nghiệp của Anh Triết phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh ngừa hến, vẹm, ốc đinh,…xâm nhập vào ao nuôi sẽ hiệu quả và ít tốn kém hơn là xử lý.
2. Biện pháp xử lý khi ao nuôi khi có hến, chem chép, ốc đinh,…
Đối với ao chưa thả tôm nuôi:
- Trong quá trình cải tạo ao cần cải tạo kỹ ở tất cả các khâu từ khâu nạo vét bùn đáy ao, phơi đáy, bón vôi, diệt tạp, diệt khuẩn,…
- Khi cấp nước vào ao cần chạy quạt liên tục trong 2 ngày để kích thích trứng, ấu trùng các loài sinh vật ngoại lai, giáp xác phát triển.
- Để diệt hến, chem chép, ốc đinh,…Anh Triết chia sẻ Anh sử dụng đồng sunfat (phèn xanh) với liều lượng sử dụng khoảng 3kg/1000 m3 đồng thời kết hợp với Snail để tăng hiệu quả xử lý các loài giáp xác mang mầm bệnh.
Đối với ao nuôi có tôm:
- Sử dụng biện pháp thủ công: thả chà cho những loài hai mảnh vỏ bám vào tiêu diệt hàng ngày.
- Dựa theo tập tính thả mồi nhử để chúng leo bám lên bờ sau đó dùng cào để cào. Không nên cào ở phần đáy ao vì điều này sẽ khiến cho các chất độc tích tụ có cơ hội hòa tan vào nước gây nguy hiểm cho tôm.
- Dùng vó kéo, cho thức ăn vào vó và chờ chúng bò vào ăn rồi vớt lên, bắt dần dần làm giảm mật độ từ từ sẽ hết.
Trong quá trình nuôi cần bổ sung men tiêu hóa liều cao cho tôm, để giúp hỗ trợ tiêu hóa của tôm
Bổ sung định kỳ khoáng chất vào môi trường để bù phần khoáng bị mất trong ao nuôi, giúp tôm cứng nhỏ, nhanh lột xác, phát triển tốt.
Hy vọng những chia sẻ về giải pháp diệt giáp xác cả Anh Triết trên đây sẽ giúp ích cho bà con, giúp bà con có thể ứng dụng hiệu quả vào mô hình nuôi, đạt năng suất hiệu quả kinh tế cao. Hẹn gặp lại quý bà con ở những bài chia sẻ tiếp theo!
Tin Cậy kính chúc quý bà con có những vụ nuôi thành công!!!
Tác giả: Nguyễn Hiền
Mọi vấn đề về “Giải pháp diệt hến, chem chép, ốc đinh”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 671 281 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn
Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy
Bài viết liên quan
Cấp Cứu Ao Nuôi Cá Chốt Tại Cần Giuộc, Long An
Cấp Cứu Ao Nuôi Cá Chốt Tại Cần Giuộc, Long An Thủy Sản Tin Cậy [...]
Th8
Những Điều Cần Lưu Ý Trước Khi Thả Cá Chốt Giống
Những Điều Cần Lưu Ý Trước Khi Thả Cá Chốt Giống Cá chốt hiện đang [...]
Th8
Bệnh Đốm Đỏ – Bệnh Nguy Hiểm Đừng Bỏ Qua
Bệnh Đốm Đỏ – Bệnh Nguy Hiểm Đừng Bỏ Qua Bệnh đốm đỏ trên cá [...]
Th7
Các Bước Chuẩn Bị Hồ Câu Cá Chép Hiệu Quả
Các Bước Chuẩn Bị Hồ Câu Cá Chép Hiệu Quả Chào bà con hiện nay [...]
Th7
Cá Koi Bị Đốm Đỏ – Giải Pháp Phòng Và Trị Bệnh
Cá Koi Bị Đốm Đỏ – Giải Pháp Phòng Và Trị Bệnh Đối với những [...]
Th6
Bệnh Xuất Huyết Lồi Mắt Trên Cá Rô Phi – Giải Pháp Phòng Và Trị Bệnh
Bệnh Xuất Huyết Lồi Mắt Trên Cá Rô Phi – Giải Pháp Phòng Và Trị [...]
Th6