Mô Tả Chi Tiết Hoạt Động Của Một Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Bằng Biện Pháp Sinh Học
Hành trình của nước thải từ đầu cho đến cuối quy trình xử lý:
Nước thải sẽ được thu gom theo đường ống dẫn về hầm chứa. Tại hầm chứa có phao tự động bơm nước từ hầm lên bể điều hòa. Tại bể điều hòa nước được sục khí liên tục bằng đĩa thổi khí với mục đích đồng nhất nước thải và tăng oxy hòa tan trong nước (DO) trước khi nước sang bể vi sinh hiếu Khí.
Bể điều hòa ổn định lưu lượng của toàn hệ thống xử lý nước thải
Nước từ bể điều hòa tự chảy tràn theo đường ống sang bể vi sinh. Bể vi sinh có 2 bể, 1 bể nhỏ, 1 bể lớn, 2 bể này thông với nhau. Nước từ bể điều hòa sẽ chảy sang bể vi sinh nhỏ từ đó nước sẽ tự phân bố đều sang toàn bộ hệ thống 2 bể vi sinh.
Tại bể vi sinh, nước được sục khí liên tục bằng đĩa thổi khí để duy trì lượng DO cần thiết (2-3mg/L) để cung cấp đủ lượng oxy cho quá trình xử lý hiếu khí. Trong quá trình vận hành bể vi sinh được bổ sung thêm mật rỉ đường để cung cấp chất dinh dưỡng (nguồn cơ chất carbon) cho bể vi sinh.
pH của bể vi sinh cần được theo dõi sát sao và duy trì ở mức 7,5-8 để đảm bảo hiệu suất xử lý amoni-nito. pH của bể vi sinh được cân bằng bằng cách châm thêm soda 1% (pha loãng từ soda 99,9%). Ngoài ra, soda còn có chức năng nâng kiềm hỗ trợ thêm cho quá trình xử lý amoni. Nước được lưu tại bể vi sinh (thời gian lưu) từ 12-24h mới sang công đoạn tiếp theo. Tại bể sinh học 80-90% BOD được xử lý.
(khí cấp cho bể điều hòa và hệ thống bể vi sinh được cung cấp thông qua 2 máy thổi khí hoạt động luân phiên 24/24 để đảm bảo hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống.)
Nước sau khi trải qua xử lý tại bể vi sinh sẽ theo ống dẫn tràn sang tâm bể lắng. Nước từ bể vi sinh mang theo bùn hoạt tính qua bể lắng, bùn sẽ lắng theo phểu lắng xuống đáy bể lắng. nước trong sẽ phân tầng ở trên và theo máng chảy tràn thu gom qua bể trung gian. Bùn theo phương trọng lực lắng xuống dưới đáy bể lắng và được bơm tuần hoàn về bể vi sinh.
Nước từ bể trung gian sẽ được bơm sang bồn lọc áp lực để lọc những cặn lơ lửng còn lại và hấp phụ độ màu còn lại sau quá trình xử lý vi sinh (độ màu là do quá trình sử dụng mật rỉ đường còn lại). Nước sau xử lý tại bồn lọc được thu gom tập trung tại bể khử trùng.
Tại bể khử trùng nước được khử trùng bằng chlorine 70% (được pha loãng 7ppm) bằng cách bơm định lượng vào bể. Tại bể này các vi sinh vật đặc biệt là Coliform còn lại sau quá trình xử lý sẽ được triệt tiêu để đạt chuẩn xả thải QCVN 14-2008 loại A.
Trên đây là mô tả chi tiết hành trình của nước thải di chuyển trong một hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học. Hy vọng mọi người sẽ hình dung được vai trò của từng bể cũng như thứ tự xử lý trong hệ thống.
Mọi thông tin về “Mô tả chi tiết hoạt động của một hệ thống xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học”, xin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 671 281 – 0909 307 123 – 0932 063 123 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Công Ty Tin Cậy | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ
Bài viết liên quan
Hướng Dẫn Sử Dụng Đĩa Petrifilm Đếm Khuẩn Lạc
Hướng Dẫn Sử Dụng Đĩa Petrifilm Đếm Khuẩn Lạc Sử dụng đĩa Petrifilm đếm khuẩn [...]
Th1
Tốc Độ Tăng Trưởng Của Vi Sinh Vật Trong Nước Thải
Tốc Độ Tăng Trưởng Của Vi Sinh Vật Trong Nước Thải Trong lĩnh vực sinh [...]
Th12
Tổng Quan Về Chất Thải Rắn
Tổng Quan Về Chất Thải Rắn Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn Chất thải [...]
Th11
3 Công Trình Xử Lý Nước Thải Kỵ Khí Thông Dụng
3 Công Trình Xử Lý Nước Thải Kỵ Khí Thông Dụng Phương pháp xử lý [...]
Th10
Hệ Thống Xử Lý Xuất Hiện Bọt – Ảnh Hưởng Và Cách Khắc Phục
Hệ Thống Xử Lý Xuất Hiện Bọt – Ảnh Hưởng Và Cách Khắc Phục Nước [...]
Th10
Tìm Hiểu Vai Trò Của Vi Sinh Vật Trong Bể Sinh Học Hiếu Khí
Tìm Hiểu Vai Trò Của Vi Sinh Vật Trong Bể Sinh Học Hiếu Khí Ngày [...]
Th7