Bể Ổn Nhiệt Không Tuần Hoàn Với Nắp Tháp Và Nắp Bằng
Bể ổn nhiệt (Water bath) hay còn gọi là bể điều nhiệt, bể điều hòa nhiệt độ; đây là thiết bị quen thuộc trong các phòng thí nghiệm, phòng phân tích, kiểm tra chất lượng.
Chúng dùng để tạo môi trường không đổi trong thời gian dài, giúp cho các nhà nghiên cứu, các nhà phân tích ủ mẫu, kiểm soát các điều kiện phản ứng trong phân tích và nghiên cứu.
Bằng cách bể ổn nhiệt sẽ gia nhiệt cho chất lỏng bên trong bể và truyền nhiệt vào các dung dịch cần làm nóng ở nhiệt độ xác định, giúp cho các chất hóa học phản ứng với nhau hoặc có thể tạo môi trường phù hợp nuôi cấy vi sinh,…
Đối với bể ổn nhiệt thông thường hay còn gọi là bể ổn nhiệt không tuần hoàn được thiết kế với nắp đậy giúp giảm bớt quá trình thoát nhiệt mà mất cân bằng nhiệt bên trong, và giảm quá trình mất độ ẩm giúp tạo điều kiện nhiệt độ ổn định bên trong bể.
Để đáp ứng các nhu cầu về thử nghiệm và nghiên cứu khác nhau, các hãng sản xuất đã thiết kế nắp đậy thành 2 dạng là loại nắp bằng và nắp tháp.
1. Bể ổn nhiệt không tuần hoàn với nắp bằng
Bể ổn nhiệt không tuần hoàn được thiết kế với bể chứa có thể tích là chiều dài (A) x chiều rộng (B) x chiều cao (C) với các điện trở được đặt gia nhiệt trong bể hoặc xung quanh bể (hình 2).
Đối với bể ổn nhiệt của Memmert, các thanh gia nhiệt được đặt ở đáy và hai bên thành (hình 1), được ẩn sau bể và tạo ra các viền để thuận tiện cho việc gia nhiệt và vệ sinh tốt hơn.
Do đó, mực nước khi chúng ta thêm vào bể ổn nhiệt cần phải cao hơn thanh gia nhiệt, phải qua ngưỡng H (hình 2) và không được quá ngưỡng I, vì khi gia nhiệt nếu nước vượt ngưỡng I thì nước trong bể có thể bị dao động và văng ra ngoài bể ổn nhiệt.
Bên cạnh đó, nếu mực nước trong bể nằm giữa ngưỡng tối thiểu H và tối đa I thì khi chúng ta đặt các cốc thủy tinh vào các lỗ của nắp bằng (hình 3), khi đó thể tích thay thế mực nước không vượt quá thể tích tối đa của bể ổn nhiệt.
Với thiết kế nắp bằng và các lỗ với các đường kính khác nhau có thể chứa vừa các cốc thủy tinh, giúp cho các nhà nghiên cứu có thể đun cách thủy các dung dịch hóa chất mà không lo ngại về hơi nước bốc lên làm ảnh hưởng tầm nhìn.
Một ưu điểm của nắp bằng nữa là các nhà nghiên cứu có thể tiếp tục thí nghiệm trong quá trình đun cách thủy, như thêm các hóa chất vào dung dịch đun cách thủy trong quá trình thuận tiện hơn khi đun không có nắp đậy vì khi đó hơi nước sẽ bốc lên, làm khó khăn trong việc quan sát dung dịch và cho thêm dung dịch vào môi trường đang đun cách thủy.
Ứng dụng
Bể cách thủy thường được dùng trong phòng thí nghiệm, phòng nghiên cứu với các ứng dụng sau,
- Tạo môi trường ổn nhiệt để kiểm tra các phản ứng sinh hóa vi sinh
- Đun cách thủy các hóa chất trong phân tích
- Tạo điều kiện cho chuỗi phản ứng cần môi trường nhiệt độ xác định
- Làm tan chảy môi trường nuôi cấy..…
2. Bể ổn nhiệt không tuần hoàn với nắp tháp
Với tên gọi bể ổn nhiệt không tuần hoàn với nắp tháp đã thể hiện nên sự khác biệt so với nắp bằng về cấu trúc nắp đậy về thiết kế nắp đậy giống hình tháp và tay cầm một bên để mở nắp đậy.
Thay vì nắp đậy chúng ta có thể thuận tiện quan sát mẫu và thêm các hóa chất vào dung dịch đun cách thủy để tạo ra phản ứng. Nắp tháp lại đậy kín lại hoàn toàn trong quá trình đun cách thủy và khi lấy mẫu ra ta cần phải sử dụng thêm các thiết bị phụ trợ để nhất các giá đựng ống nghiệm, các bình tam giác.
Ứng dụng
Với thiết kế nắp tháp kín, bể ổn nhiệt không tuần hoàn với nắp tháp sẽ phù hợp với các thí nghiệm:
- Đun các dung dịch trong ống nghiệm có nắp hoặc được đậy kín để tránh hơi nước đọng lại ở thành nắp và rơi vào môi trường thí nghiệm,
- Các thí nghiệm chỉ cần đun cách thủy hoặc điều nhiệt trong một khoảng thời gian nhất định mà không cần thêm các hóa chất vào thí nghiệm,
- Các môi trường cần làm nóng trước khi đổ đĩa,
- Tạo nhiệt độ ổn định để nuôi cấy vi sinh vật,…
Các sự cố thường gặp ở bể ổn nhiệt không tuần hoàn
Bể ổn nhiệt sau một quá trình sử dụng cũng xảy ra các sự cố nhỏ, Tin Cậy xin chia sẻ các thường gặp ở bể ổn nhiệt, loại mà được nhiều đơn vị sử dụng là bể ổn nhiệt không tuần hoàn:
Sự cố | Nguyên nhân |
Thiết bị không lên nguồn | Phích nguồn bị hư, Ổ cắm điện bị hư, Nguồn điện không phù hợp với thiết bị, Dây điện bị hư ( có thể bị đứt mạch điện ở trong), Công tắc hoặc cầu chì bị hư. |
Dung dịch không nóng | Điểm thiết lập nhiệt độ có thể đặt ở nhiệt độ thấp; thanh gia nhiệt bị lỗi; bảng mạch điều khiển bị lỗi. |
Luôn gia nhiệt, gia nhiệt quá khoảng cài đặt | Hư bảng mạch |
Gia nhiệt mẫu chậm | Dung dịch (nước) trong bể ít hơn ngưỡng gia nhiệt của mẫu. |
Thời gian gia nhiệt chậm hơn so với bình thường rất nhiều | Bảng mạch bị lỗi |
Đèn cảnh báo sáng liên tục | Bảng mạch bị lỗi |
Hoạt động của bể ổn nhiệt bất thường, gián đoạn | Phần dây điện bị hỏng, thiết bị gia nhiệt của bể ổn nhiệt bị lỗi, bảng mạch bị lỗi |
Màng hình thể hiện lỗi E1 | Phần cảm biến nhiệt độ hoặc bộ điều khiển bị hư |
Màng hình thể hiện lỗi E2 | Bộ điều khiển bị hư |
Khi bật nguồn, màn hình thể hiện LLLL | Nguồn điện áp không phù hợp , bộ điều khiển không được thiết lập đúng. |
Trên đây là chia sẻ của công ty Tin Cậy về các loại bể ổn nhiệt hiện nay và các sự cố thường gặp ở bể ổn nhiệt không tuần hoàn.
Quý khách có thể tham khảo bể ổn nhiệt tại link dưới đây:
Mọi thắc mắc về “Bể ổn nhiệt không tuần hoàn với nắp tháp và nắp bằng”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0932 063 123 – 0902 671 281 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ
Bài viết liên quan
10 Câu Hỏi Thường Gặp Khi Sử Dụng Que Thử Vi Sinh Dipslide
10 Câu Hỏi Thường Gặp Khi Sử Dụng Que Thử Vi Sinh Dipslide Câu hỏi [...]
Th9
Kiểm Tra Vi Sinh Vật Trong Mỹ Phẩm Bằng Dipslide
Kiểm Tra Vi Sinh Vật Trong Mỹ Phẩm Bằng Dipslide Mỹ phẩm là một trong [...]
Th9
Kính Hiển Vi Quang Học Là Gì? Cấu Tạo Và Cách Sử Dụng
Kính Hiển Vi Quang Học Là Gì? Cấu Tạo Và Cách Sử Dụng Kính hiển vi [...]
Th4
Kiểm Tra Tổng Vi Khuẩn Hiếu Khí Trong Thực Phẩm Bằng Đĩa Petrifilm
Kiểm Tra Tổng Vi Khuẩn Hiếu Khí Trong Thực Phẩm Bằng Đĩa Petrifilm Vi khuẩn [...]
Th3
Cách Ủ Chế Phẩm Sinh Học EM1 Thành Dạng Thứ Cấp (EM2)
Cách Ủ Chế Phẩm Sinh Học EM1 Thành Dạng Thứ Cấp (EM2) Hiện nay, sự [...]
3 Comments
Th2
Kính Hiển Vi Quang Học – Cấu Tạo Và Cách Sử Dụng
Kính Hiển Vi Quang Học – Cấu Tạo Và Cách Sử Dụng 1. Giới thiệu [...]
Th11