Trưa 21/8 theo giờ Mỹ, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) công bố kết quả rà soát hành chính lần thứ 13 (POR 13) về thuế chống bán phá, việc xuất khẩu tôm vào Mỹ của Việt Nam được đưa về mức thuế là 0%.
Theo đó, mức thuế của 2 bị đơn bắt buộc là Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta và Công ty Cổ phần Nha Trang Seafood về 0%. Khoảng 30 doanh nghiệp tôm khác của Việt Nam là bị đơn tự nguyện đã nộp đơn xin xem xét mức thuế riêng biệt hoặc cam kết không có lô hàng nào xuất khẩu vào Mỹ trong giai đoạn 1/2/2017-31/1/2018 cũng được tuyên bố hưởng thuế suất 0%.
Trước đó, trong đợt công bố mức thuế sơ bộ của kỳ POR 13 hồi tháng 4, DOC cũng đưa ra thuế suất tương tự với kết luận các doanh nghiệp này không bán phá giá tôm vào Mỹ.
Kết luận này cho thấy sự trung thực trong kinh doanh của các doanh nghiệp tôm Việt Nam và là thành quả tốt nhất trong 13 lần xem xét hành chính về thuế chống bán phá giá tôm Việt vào Mỹ.
Tin vui này đến ngay sau khi Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) công bố số liệu xuất khẩu khả quan trong 7 tháng đầu năm của mặt hàng tôm, mang đến kỳ vọng tích cực cho ngành thủy sản này.
7 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu tôm Việt Nam đạt 1,8 tỷ USD, giảm 8% so với cùng kỳ năm 2018. Nhưng xét riêng tháng 7, đây là lần đầu tiên trong năm xuất khẩu tôm đạt tăng trưởng dương với 334 triệu USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đáng chú ý, xuất khẩu tôm sang Trung Quốc và Mỹ đều tăng trưởng 2 chữ số, còn các thị trường EU và Hàn Quốc cũng ghi nhận tháng đầu tiên tăng trưởng dương.
Theo VASEP, xuất khẩu tôm sang Mỹ và Trung Quốc trong tháng 7 tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2018, lần lượt đạt 77 triệu USD và 51,6 triệu USD 2018 do các nước này giảm nhập khẩu từ các nguồn cung khác. Đặc biệt, Ấn Độ là một quốc gia xuất khẩu tôm lớn cho 2 thị trường này cũng dự báo giảm sản lượng do thời tiết xấu và dịch bệnh.
Hiện tại, cổ phiếu hầu hết doanh nghiệp thủy sản đều có xu hướng tăng trưởng tốt. Kết thúc phiên giao dịch ngày 22/8, cổ phiếu VMC của Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta đạt 32.100 đồng, tăng 6,64% so với hôm qua. Tương tự, cổ phiếu MPC của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú tăng 8,3% lên 30.000 đồng, cổ phiếu CMX của Công ty Cổ phần Camimex Group tăng 3,59% đạt 30.300 đồng.
VASEP đánh giá, nhu cầu thị trường tôm đang trở nên sôi động hơn, dự báo những tháng cuối năm sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt.
(Nguồn: Báo Mới)
Cùng những thuận lợi đó cũng mở ra hàng loạt khó khăn mới cho người nuôi tôm Việt Nam:
Cùng những tin tốt từ thị trường nước ngoài thì cũng tạo ra những khó khăn mà bà con người nuôi tôm phải điều chỉnh và cẩn thận hơn lại trong quy trình nuôi tôm của mình.
Với việc thuế từ việc xuất khẩu tôm Việt Nam vào Mỹ còn 0% thì đi theo đó là những chỉ tiêu chất lượng đầu vào của Mỹ sẽ rất khắc khe đối với chúng ta, từ những chỉ tiêu đơn giản như màu sắc tôm, size tối thiểu, tồn dư kháng sinh hay thuốc hóa học trong tôm,…nếu vi phạm phải 1 trong những chỉ tiêu ấy thì việc tôm của chúng ta sẽ không xuất khẩu được sang thị trường Mỹ dù thuế chỉ còn 0% là một đều rất đáng quan tâm và lo lắng.
Những khó khăn về chỉ tiêu đầu ra cho tôm:
– Màu sắc tươi, không bị đốm đen hay dị dạng
– Size lớn và đồng đều nhau
– Không tồn dư dư lượng kháng sinh và hóa chất trong tôm .
Giải pháp và hướng đi mới cho ngành tôm:
Với những khó khăn ấy bà con cần có hướng đi cho tôm của chúng ta, với sự phát triển khoa học công nghệ và vinh sinh hiện nay, việc ứng dụng vi sinh vào nuôi tôm để có nguồn tôm sạch là điều mà bà con chúng ta nên thay đổi cách nuôi từ đó giờ thay thuốc hóa chất xử lý nước, chất gây màu hay kháng sinh trị bệnh bằng vi sinh… Và có biện pháp quản lý tôm nuôi để có được đầu ra tôm sạch và đạt chuẩn để xuất khẩu.
Tin Cậy khuyên bà con nuôi tôm sử dụng vi sinh EM1 với hệ vi sinh vật phong phú và nhiều công dụng có ích cho ao tôm và cả bản thân tôm nuôi.
Với công dụng hữu ích:
– Phân giải nhanh chóng các chất cặn bã: thức ăn thừa, chất thải…
– Cải thiện môi trường nuôi tôm (giảm BOD, COD, giảm lượng H2S,..)
– Ức chế sự phát triển của tảo độc, ngăn chặn tình trạng giảm Oxy trong nước.
– Hạn chế vi sinh vật gây bệnh
– Tăng khả năng chuyển hoá thức ăn, tăng sản lượng tôm, cá.
– Cho phép tăng tỷ lệ nuôi thả, giảm thời gian và giảm giá sản phẩm
Vi sinh EM1 với nhiều công dụng hữu ích trong nuôi tôm
Với những công dụng hữu ích và không ảnh hưởng tới môi trường, không tạo dư lượng kháng sinh hay chất hóa học trong tôm, cùng với việc quản lý quy trình nuôi một cách khoa học thì bà con hoàn toàn có thể tự tin và an tâm với con tôm mình sản xuất ra là hoàn toàn sạch và đạt chuẩn xuất khẩu.
Tin Cậy chúc bà con có một vụ nuôi thành công!!
Mọi thông tin về chế phẩm vi sinh trong nuôi tôm, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, Khu Dân Cư Vạn Phúc,P. Hiệp Bình Phước, Q.Thủ Đức, Tp.HCM
Điện thoại: 0902 650 369 – (028) 2253 3535 – 0903 908 671
Email: lamhiep@tincay.com; kinhdoanh@tincay.com; tincay@tincay.com
Bài viết liên quan
Cấp Cứu Ao Nuôi Cá Chốt Tại Cần Giuộc, Long An
Cấp Cứu Ao Nuôi Cá Chốt Tại Cần Giuộc, Long An Thủy Sản Tin Cậy [...]
Th8
Những Điều Cần Lưu Ý Trước Khi Thả Cá Chốt Giống
Những Điều Cần Lưu Ý Trước Khi Thả Cá Chốt Giống Cá chốt hiện đang [...]
Th8
Bệnh Đốm Đỏ – Bệnh Nguy Hiểm Đừng Bỏ Qua
Bệnh Đốm Đỏ – Bệnh Nguy Hiểm Đừng Bỏ Qua Bệnh đốm đỏ trên cá [...]
Th7
Các Bước Chuẩn Bị Hồ Câu Cá Chép Hiệu Quả
Các Bước Chuẩn Bị Hồ Câu Cá Chép Hiệu Quả Chào bà con hiện nay [...]
Th7
Cá Koi Bị Đốm Đỏ – Giải Pháp Phòng Và Trị Bệnh
Cá Koi Bị Đốm Đỏ – Giải Pháp Phòng Và Trị Bệnh Đối với những [...]
Th6
Bệnh Xuất Huyết Lồi Mắt Trên Cá Rô Phi – Giải Pháp Phòng Và Trị Bệnh
Bệnh Xuất Huyết Lồi Mắt Trên Cá Rô Phi – Giải Pháp Phòng Và Trị [...]
Th6