Xử Lý Tảo Lam Bằng Chế Phẩm Sinh Học EM Aqua
Như chúng ta đã biết, tảo lam không có tác dụng hay lợi ích gì cho ao nuôi tôm của chúng ta, ngoài việc gây tình trạng thiếu oxy trong ao chúng còn gây ra các bệnh về gan tụy, phân trắng,…cho tôm nuôi. Ngoài các hoạt chất cắt tảo đặc trưng trên thị trường, Tin Cậy muốn hướng dẫn bà con cách xử lý tảo lam bằng Chế phẩm sinh học EM Aqua không gây ảnh đến tôm hay ao nuôi trong suốt quá trình nuôi, mà lại hạn chế được tảo phát triển với mật độ cao trong đó có tảo lam.
Tác hại của tảo lam:
Như đã biết thì tảo lam là một loài tảo độc, không có bất cứ lợi ích gì cả. Khi tảo nở hoa sẽ hình thành nên một lớp sơn quánh đặc phủ kín mặt ao gây thiếu oxy trong ao (đặc biệt vào ban đêm) làm cho tôm nuôi bị ngạt do thiếu oxy khiến tôm nổi đầu và tấp mé.
Ngoài vấn đề gây thiếu oxy thì tảo làm còn có thể sinh độc tố gây bệnh đường ruột cho tôm, phân trắng hay gây bốc mùi cho ao nuôi của chúng ta.
Biện pháp hạn chế tảo phát triển dày đặt trong ao nuôi:
Có rất nhiều biện pháp hạn chế tảo phát triển khách nhau như: thay nước, sử dụng hóa chất cắt tảo.. hay vi sinh hạn chế tảo phát triển. Biện pháp nào cũng có ưu và nhược của riêng nó. Hôm nay, Tin Cậy giới thiệu đến các bạn biện pháp hạn chế tảo bằng phương pháp dùng men vi sinh vừa an toàn với môi trường, ít tốn nhân lực cũng như hiệu quả mang lại cao.
Các biện pháp thay nước để hạn chế tảo là biện pháp tạm thời vì lượng tảo trong ao vẫn còn và vẫn có thể phát triển và bùng phát lại, còn biện pháp dùng hóa chất để cắt tảo thì rất hại cho tôm vì hóa chất tồn đọng khiến môi trường nước trong ao biến đổi và gây ảnh hưởng trực tiếp tới tôm.
Biện pháp an toàn và hữu hiệu nhất là dùng vi sinh khống chế tảo lam phát triển nếu thấy hiện tượng tảo trong ao bắt đầu dày đặt, màu nước chuyển từ xanh sang xanh đậm. Biện pháp này rất an toàn mà lại không gây ảnh hưởng đến tôm hay ao nuôi.
Cách sử dụng chế phẩm sinh học để hạn chế tảo:
- Có các chủng vi sinh vật như: Bacillus sp., Lactopacillus sp, Pediococcus sp, Rhodopseudomonas spp,..
- Tạt vào lúc 10h đêm, có thể lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi thấy hết tảo
- Có thể hòa tan mật rỉ đường với EM Aqua và sục khí trước khi đánh xuống ao lúc 10h, để tăng sinh vi khuẩn và tăng hiệu quả của chế phẩm
Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản
Hướng dẫn ủ EM Aqua thành EM thứ cấp để hạn chế tảo:
Công thức ủ: Trước tiên, hòa tan 1,5kg rỉ đường + 150ml nước mắm (ủ từ cá) + 5 lít nước sạch + 1 lít EM-AQUA gốc cho vào thùng nhựa 30 lít, cho thêm nước sạch đến miệng thùng (Để 5-7 ngày cho lên men hoặc dùng sục khí sục trong 24h là có thể sử dụng).
Cách sử dụng: Đánh từ 5-10 lit EM Thứ cấp cho 1000m2 ao nuôi. Đánh lúc 9-10h tối, định kỳ từ 3-4 ngày một lần cho đến khi thấy tảo giảm và màu nước ổn định.
Biện pháp quản lý ao nuôi tránh tảo phát triển:
- Cho ăn đủ, tránh dư thừa thức ăn gây ô nhiễm nguồn nước phát sinh tảo độc trong ao.
- Thường xuyên bón khoáng và sử dụng men vi sinh EM-AQUA để cải thiện môi trường ao nuôi luôn ổn định các chỉ tiêu, tránh gây hiện tượng tảo nở hoa ảnh hưởng đến tôm nuôi.
- Nếu có thể trong quá trình nuôi cũng nên si-phông đáy ao hoặc thay bớt 1 phần nước để cải thiện nguồn nước ao nuôi.
Như vậy, để không bị tảo phát phát triển quá mức thì người nuôi phải tuân thủ các biện pháp trong quá trình nuôi: Cải tạo ao đúng quy trình kỹ thuật, sau mỗi vụ nuôi phải phơi đáy, bón vôi, cải tạo ao cẩn thận. Quản lý thức ăn, quản lý môi trường ao nuôi không để dư thừa thức ăn và tránh các nguồn thức ăn như các loại phân gia súc, gia cầm và các nguồn nước thải khác trong xuốt quá trình nuôi, định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học 4-5ngày/lần trong suốt quá trình nuôi.
Tin Cậy kính chúc quý bà con có những vụ nuôi thành công!!!
Tác giả: Lâm Hiệp
Mọi thắc mắc về “Xử lý tảo lam bằng chế phẩm sinh học EM Aqua”, xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 671 281 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy
Facebook: Thủy Sản Tin Cậy
Bài viết liên quan
Cấp Cứu Ao Nuôi Cá Chốt Tại Cần Giuộc, Long An
Cấp Cứu Ao Nuôi Cá Chốt Tại Cần Giuộc, Long An Thủy Sản Tin Cậy [...]
Th8
Những Điều Cần Lưu Ý Trước Khi Thả Cá Chốt Giống
Những Điều Cần Lưu Ý Trước Khi Thả Cá Chốt Giống Cá chốt hiện đang [...]
Th8
Bệnh Đốm Đỏ – Bệnh Nguy Hiểm Đừng Bỏ Qua
Bệnh Đốm Đỏ – Bệnh Nguy Hiểm Đừng Bỏ Qua Bệnh đốm đỏ trên cá [...]
Th7
Các Bước Chuẩn Bị Hồ Câu Cá Chép Hiệu Quả
Các Bước Chuẩn Bị Hồ Câu Cá Chép Hiệu Quả Chào bà con hiện nay [...]
Th7
Cá Koi Bị Đốm Đỏ – Giải Pháp Phòng Và Trị Bệnh
Cá Koi Bị Đốm Đỏ – Giải Pháp Phòng Và Trị Bệnh Đối với những [...]
Th6
Bệnh Xuất Huyết Lồi Mắt Trên Cá Rô Phi – Giải Pháp Phòng Và Trị Bệnh
Bệnh Xuất Huyết Lồi Mắt Trên Cá Rô Phi – Giải Pháp Phòng Và Trị [...]
Th6