Xử Lý Hiệu Quả Nước Thải Nuôi Thủy Sản Bằng Vi Sinh Có Lợi
Nuôi trồng thủy sản là một trong những ngành nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Với việc ngày càng gia tăng diện tích nuôi thì chất thải trong môi trường nước luôn là một vấn đề đáng quan tâm và tìm cách xử lý hiệu quả nước thải ao nuôi. Nhiều mô hình nuôi đã tạo ra một lượng lớn các chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ, nitơ và photpho trong nước thông qua các thông số NH4+, NO2 và NO3–…
Các chất độc này sẽ gây hại cho đời sống thủy sinh, gây mất cân bằng sinh thái khi thải ra ngoài môi trường tự nhiên. Đối với một số hệ thống nuôi tuần hoàn hay ít thay nước thì việc tái sử dụng lại nước là một điều đương nhiên, chính vì thế việc giảm nồng độ các khí độc NH4+, NO2 và NO3– rất quan trọng.
Bà con có thể xử lý nước thải nuôi trồng để thải ra môi trường bên ngoài sẽ thân thiện và không gây ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên, hoặc có thể xử lý nước thải một cách triệt để để tiếp tục nuôi vụ mới bằng nước đã qua xử lý, quá trình này được gọi là nuôi khép kín mà rất nhiều mô hình trên cả nước đang áp dụng vừa tiết kiệm được nguồn nước mà vừa không gây ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên. Tin Cậy sẽ đưa một vài thông tin cho bà con có thể nắm được và áp dụng cho mô hình của mình.
Trong số các phương pháp được sử dụng để xử lý nước thải trong quá trình nuôi thì phương pháp sinh học được ưu tiên hơn so với các phương pháp vật lý và hóa học vì tính thân thiện với môi trường, khả thi về mặt kinh tế. Nitrat hóa (quá trình chuyển đổi NH4+ thành NO2) và khử nitrat (quá trình chuyển đổi NO2 thành NO3–) là 2 quá trình chính liên quan đến sự biến đổi nitơ trong nước ở dạng rất độc hại sang ít độc. Nhưng việc này phụ thuộc rất lớn vào dòng vi khuẩn mà ta sử dụng.
Hai dòng vi khuẩn có thể giúp đẩy nhanh quá trình Nitrat hóa diễn ra nhanh hơn là: Nitrosomonas và Nitrobacter. Bà con có thể tìm sản phẩm có gốc vi khuẩn này bổ sung cho ao lắng hoặc ao xử lý nước thải của mình để cải thiện nguồn nước.
Bà con có thể bổ sung vi sinh chứa vi khuẩn xử lý NO2 sau khi nước thải được xử lý thô qua Clorine, thuốc tím, PAC,…Để vi sinh hoạt động hiểu quả nhất. Qua quá trình xử lý thô bằng Clorine hay PAC thì nước sẽ đạt được độ trong và lắng cặn bẩn sạch nhất định, nhưng vẫn còn khí độc của chất thải do quá trình nuôi tôm vụ trước để lại nên bà con bổ sung thêm vi sinh để xử lý là biện pháp hiệu quả và thân thiện với môi trường nhất.
Ngoài ra, bà con có thể bổ sung men vi sinh EM-AQUA để gia tăng thêm các chuẩn vi sinh có lợi giúp cải thiện môi trường nguồn nước nhanh hơn. Với thành phần là các chuẩn Bacilus và vi khuẩn quang hợp sẽ giúp tái tạo lại vi sinh vật trong nước, gây màu nước tự nhiên và ổn định pH giúp cho nước có đầy đủ điều kiện thích hợp để tiếp tục vụ nuôi mới.
Bà con nên bổ sung men vi sinh vào sáng sớm lúc nhiệt độ nước trong ao đang mát và hàm lượng oxy cao nhất sẽ giúp vi sinh hoạt động tốt và phát huy tối đa khả năng của mình.
Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản
- Chế phẩm sinh học EM AQUA chuyên xử lý nước
- Men vi sinh xử lý khí độc NO2 (Bio-TC8)
- Men vi sinh xử lý khí độc NH4/NH3 (Bio-TC3)
- Men vi sinh xử lý đáy ao nuôi (Bio-TC7)
- Men vi sinh xử lý phèn (Bio-TC5)
- Chế phẩm xử lý khí độc Rhodo Power (Bio-TC4)
- Chế phẩm sinh học Em Gốc (EM1)
- Men tiêu hóa dạng bột dùng cho thủy sản
- Men tiêu hoá dạng nước dùng cho thuỷ sản
Lợi ích của việc sử dụng vi sinh để cải tạo nước thải nuôi thủy sản:
- Thân thiện với môi trường, bền vững với thời gian
- Tạo hệ vi sinh có lợi cho nguồn nước, cải tạo nguồn nước theo hướng an toàn
- Vi sinh sau khi xử lý vấn đề chất thải hữu cơ và khí độc thì vẫn còn lại trong nước và tiếp tục hoạt động khi thả tôm, cá để nuôi
- Tiết kiệm chi phí, giảm thiểu công đoạn
Hạn chế khi dùng vi sinh cải tạo nguồn nước thải thủy sản:
- Mất thời gian lâu hơn khi xử dụng hóa chất vì vi sinh cần thời gian hoạt hóa và chuyển đổi
- Thêm nhân lực để ủ vi sinh, tạt vi sinh và theo dõi các chỉ tiêu nước liên tục
Như vậy, để ngành thủy sản nước ta phát triển một cách bền vững, xử lý sinh học là một cách làm thân thiện với môi trường, các vi sinh vật có lợi được bổ sung vào ao với một nồng độ nhất định để cải thiện chất lượng nước và nước sau khi xử lý có thể tái sử dụng được cho vụ nuôi tiếp theo. Một chất xử lý sinh học tốt phải có khả năng làm sạch hiệu quả chất thải từ carbon, nitơ và các hợp chất lưu huỳnh có trong nước.
Để giải quyết vấn đề này thì sự kết hợp của các vi khuẩn có lợi sẽ mang lại hiệu hơn so với việc sử dụng một dòng duy nhất. Hơn nữa, các hệ thống như vậy khả năng chống chịu sẽ tốt hơn với các điều kiện khắc nghiệt của môi trường và tăng khả năng làm giảm nồng độ nitơ và photpho trong nước.
Tin Cậy kính chúc quý bà con có những vụ nuôi thành công!!
Tác giả: Lâm Hiệp
Mọi thắc mắc về “Xử lý hiệu quả nước thải nuôi thủy sản bằng vi sinh có lợi” , vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 671 281 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy
Bài viết liên quan
Bệnh Đỏ Chân Trên Tôm Thẻ Chân Trắng
Bệnh Đỏ Chân Trên Tôm Thẻ Chân Trắng Tôm thẻ chân trắng là một loài [...]
Th1
Cách Phòng Và Điều Trị Bệnh Viêm Loét Do Vi Khuẩn Trên Ba Ba
Cách Phòng Và Điều Trị Bệnh Viêm Loét Do Vi Khuẩn Trên Ba Ba Thịt [...]
Th1
Bệnh Xuất Huyết Mùa Xuân Trên Cá Chép, Cá Trắm Cỏ
Bệnh Xuất Huyết Mùa Xuân Trên Cá Chép, Cá Trắm Cỏ Bệnh thường xuất hiện [...]
Th12
Giải Pháp Xử Lý Khí Độc NO2 Đối Với Ao Nuôi Tôm
Giải Pháp Xử Lý Khí Độc NO2 Đối Với Ao Nuôi Tôm Vấn đề xử [...]
Th12
Bệnh Vi Bào Tử Trùng (EHP) Trên Tôm
Bệnh Vi Bào Tử Trùng (EHP) Trên Tôm Dịch bệnh luôn là nguy cơ lớn [...]
Th11
Nấm Đồng Tiền Trong Ao Nuôi Tôm
Nấm Đồng Tiền Trong Ao Nuôi Tôm – Cách Phòng Và Biện Pháp Xử Lý [...]
Th11