Vấn Đề Khí Độc Trong Ao Nuôi Tôm Vào Mùa Mưa

Hiện nay với thời tiết nắng nóng kèm những cơn mưa bất chợt, đã gây ra nhiều vấn đề cho ao nuôi tôm: phân tầng nhiệt độ, thay đổi mực nước, biến động các chỉ tiêu pH, kH, Oxy,…Trong đó khí độc H2S, NH3, NO2 bùng phát cũng là nỗi lo của nhiều bà con trong mùa mưa.

Nồng độ khí độc cao sẽ ảnh hưởng đến tôm, làm tôm chết rải rác hoặc chết hàng loạt gây ra nhiều thiệt hại. Nguyên nhân phát sinh khí độc, việc kiểm soát khí độc trong mùa mưa như thế nào để hạn chế giúp vụ nuôi tôm được thuận lợi, hạn chế những rủi ro?

Vấn đề khí độc trong ao nuôi tôm vào mùa mưa
Vấn đề khí độc trong ao nuôi tôm vào mùa mưa

Nguyên nhân phát sinh khí độc

  • Chất lượng nước kém, đáy ao dơ do các chất thải: Thức ăn dư thừa, phân tôm, vỏ tôm lột, xác tảo tàn,…tích tụ dưới đáy ao lâu ngày không được xử lý, đây được xem như là nhà máy sản sinh ra khí độc H2S, NH3, NO2 gây hại cho tôm.
  • Trời mưa gây ra tiếng động tôm bị stress, phân tầng nhiệt độ à Tôm sẽ di chuyển xuống đáy ao để trú ẩn đây là nơi tìm ẩn khí độc gây hại cho tôm
  • Mưa nhiều làm pH giảm (do hàm lượng axit trong nước mưa) à Làm tăng độc tính khí độc H2S
  • Mưa làm phần tầng mặt nước làm cản trở oxy hòa tan vào nước khiến cho tôm bị ngạc khí độc làm tôm nổi đầu.
  • Mưa lớn làm khuấy động đến đáy ao, làm bùng phát khí độc khắp ao
  • Việc xi – phông đáy ao không tốt làm tích tụ chất bẩn, phát sinh khí độc khi gặp điều kiện thuận lợi.
Vấn đề khí độc trong ao nuôi tôm vào mùa mưa
Vấn đề khí độc trong ao nuôi tôm vào mùa mưa

Dấu hiệu nhận biết ao bị nhiễm khí độc

  • Tôm nổi đầu, bơi lờ đờ, tấp mé à Khí độc gây ngạt làm cản trở quá trình hôm hấp của tôm
  • Tôm bị stress, giảm ăn, bỏ ăn
  • Tôm chậm lớn
  • Tôm mềm vỏ, lột xác không cứng vỏ à Gặp khí độc à Gây ra hiện tượng “tôm rớt cục thịt” (Khi tôm lột xác, tôm chưa kịp cứng vỏ đã gặp khí độc ở đáy ao làm tôm bị ngạt và chết. Xác tôm chết bị các con tôm khỏe mạnh rỉa ăn phần đầu, các phần phụ như râu, chân bơi, chân bò, đuôi trong rất gọn gàng).
  • Tôm bị tổn thương mang, phù thủng cơ
  • Chết rải rác, chết hàng loạt nếu tiếp xúc thời gian dài
  • Hệ miễn dịch giảm dễ bị bệnh: Đen mang, phân trắng, EMS, hội chứng gan tụy,..

Giải pháp xử lý khí độc trong ao nuôi tôm vào mùa mưa

  • Điều chỉnh giảm lượng thức ăn 30 – 40 % ít nhất trong 3 ngày cho đến khi môi trường ổn định trở lại.
  • Tăng cường chạy quạt nước, sục khí đáy đảm bảo cung cấp đầy đủ oxy cho ao nuôi
  • Tiến hành thay nước 30% vào sáng sớm và chiều mát, thay nước từ từ tránh làm sốc tôm + xi – phông đáy ao loại bỏ chất thải ra môi trường bên ngoài hạn chế sự phát sinh khí độc
Vấn đề khí độc trong ao nuôi tôm vào mùa mưa
Vấn đề khí độc trong ao nuôi tôm vào mùa mưa
  • Sau khi thay nước bà con cần tạt vitamin C để tăng sức đề kháng, giúp tôm khỏe
Nova C bổ sung vitamin C cho ao nuôi
Nova C bổ sung vitamin C cho ao nuôi
  • Đánh Yucca hấp thụ nhanh khí độc trong nguồn nước, giúp cấp cứu kịp thời tôm nổi đầu, tấp mé do khí độc NH3, NO2, H2 Phân hủy nhanh thức ăn dư thừa và phân tôm. Giúp môi trường nước ao được cải thiện. Bà con nên sử dụng vào lúc trời mát để tăng hiệu quả.
Chế phẩm Yucca - Hấp thu khí độc, cấp cứu ao nuôi
Chế phẩm Yucca – Hấp thu khí độc, cấp cứu ao nuôi
  • Đánh Zeolite 20kg/1000m3 hấp thu khí độc, gom các chất lơ lửng bẩn xuống đáy ao à Xi – phong chất thải ra ngoài, làm sạch môi trường nước
  • Đánh vi sinh liều cao: Chế phẩm vi sinh EM Aqua (20-30 lít EM thứ cấp /1000m3) + chế phẩm xử lý khí độc H2S Rhodo Power (3 lít/1000m3) + men vi sinh xử lý khí độc NH3, NO2 + men vi sinh xử lý đáy ao
Vấn đề khí độc trong ao nuôi tôm vào mùa mưa
Vấn đề khí độc trong ao nuôi tôm vào mùa mưa
  • Phân hủy các hợp chất hữu cơ dư thừa, phân tôm, xác tảo, giúp chuyển hóa chất độc thành không độc
  • Thực hiện các biện pháp trên liên tục 3 – 4 ngày để kiểm soát khí độc H2S, NH3, NO2 giảm mức gây hại cho tôm, giảm số lượng tôm chết.
  • Khi môi trường ổn định trở lại, khí độc được kiểm soát, thực hiện đánh chế phẩm vi sinh EM Aqua định kỳ (10-15 lít EM thứ cấp/1000m3, 3 ngày/lần). Đồng thời bổ sung từ từ vôi CaCO3 (20-30kg/1000m3) và Bicarbonate (15- 20kg/1.000 m3) để ổn định pH và kiềm (do khi khí độc NO2 cao sẽ làm cho pH và kiềm trong ao biến động và giảm).
  • Cần bổ sung thêm men tiêu hóa, thuốc bổ gan, vitamin C, khoáng chất vào thức ăn hỗ trợ tiêu hóa và tăng sức đề kháng cho tôm
  • Sau mỗi trận mưa bà con cần kiểm tra các chỉ tiêu môi trường nước để có biện pháp xử lý kịp thời khi có sự thay đổi đột ngột.

Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho người nuôi ứng dụng vào mùa vụ một cách tốt nhất. Hẹn gặp lại quý bà con ở những bài chia sẻ tiếp theo!

Tin Cậy kính chúc quý bà con có những vụ nuôi thành công!

Tác giả: Nguyễn Hiền

Mọi thắc mắc về bài viết “Vấn đề khí độc trong ao nuôi tôm vào mùa mưa”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 885 547 – 0933 015 035 – 0902 650 369 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Công Ty Tin Cậy  | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo