Vai Trò Của Khoáng Azomite Và Zeolite Trong Thủy Sản

Khoáng có vai trò hết sức quan trọng đối với động vật thủy sản vì nó tham gia trực tiếp vào các quá trình sinh tổng hợp diễn ra bên trong cơ thể. Khoáng chất có nhiều chức năng sinh lý để duy trì sự cân bằng acid-base và điều hòa áp suất thẩm thấu, tham gia cấu tạo khung cơ thể, giúp xương trở nên vững chắc,…Đặc biệt, nhu cầu khoáng chất trong tôm nuôi là rất cao, hiện tượng tôm thiếu khoáng sẽ ngăn cản sự lột vỏ, khiến tôm mềm vỏ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh trưởng của tôm nuôi.

Vai trò của khoáng Azomite và Zeolite trong thủy sản
Vai trò của khoáng Azomite và Zeolite trong thủy sản

Vai trò, ứng dụng của Azomite, Zeolite trong việc cung cấp khoáng, xử lý nước, hấp thu kim loại, khí độc,…trong ao nuôi là khái niệm không hề mới đối với nhiều bà con. Rất nhiều bà con ngày nay đã tìm hiểu và sử dụng Azomite, Zeolite hiệu quả cho ao nuôi của mình.

1. Vai trò của khoáng Azomite trong ao nuôi

Vai trò của khoáng Azomite và Zeolite trong thủy sản
Vai trò của khoáng Azomite và Zeolite trong thủy sản

Azomite có đặc tính dạng bột màu xám, tan trong nước là một loại khoáng chất được khai thác tại mỏ khoáng tự nhiên thuộc khu vực trầm tích núi lửa miền Tây nước Mỹ (Utah).

Trong thành phẩn của Azomite là tổng hợp của 67 các nguyên tố khoáng vi lượng, đa lượng và bao gồm cả các nguyên tố quý hiếm, điển hình như một số nguyên tố sau:

K2O 0.2%, Ca 1.8 %, Mg 0.5%, Cl 0.1%, Na 0.1%,…

Khoáng Azomite được sử dụng trong ao nuôi giúp cung cấp thêm nhiều loại khoáng vi lượng, khoáng đa lượng:

Vai trò của khoáng Azomite và Zeolite trong thủy sản
Vai trò của khoáng Azomite và Zeolite trong thủy sản
Vai trò của khoáng Azomite và Zeolite trong thủy sản
Vai trò của khoáng Azomite và Zeolite trong thủy sản

Tôm rất cần khoáng chất cho quá trình sinh trưởng và phát triển, chúng có thể hấp thu các chất khoáng bằng hai cách: qua thức ăn và môi trường nước ao nuôi. Đặc biệt là với tôm thẻ chân trắng, đây là đối tượng nuôi đòi hỏi nhu cầu khoáng rất lớn, nhất là trong quá trình lột xác vì vậy cần cung cấp để bổ sung nhu cầu khoáng cho ao nuôi (do tôm thẻ chân trắng thường được nuôi ở mật độ nuôi dày đặc có thể lên đến 150-300 con/m2).

Liều dùng khoáng Azomite

Dùng tạt (bổ sung vào môi trường nước)

  • Trước khi thả giống khoảng 2 ngày, tạt 2,5 kg /1000 m3
  • Lần thứ 2: Sau khi nuôi tôm được 30 ngày, tạt 1-2 kg /1000 m3
  • Định kỳ: 1-1,5kg /1000 m3, 7-10 ngày tạt một lần

Trộn cho tôm ăn:

  • Sau 15 ngày nuôi bắt đầu trộn cho tôm ăn mỗi ngày 2 lần, mỗi lần trộn khoảng 5g Azomite/1 kg thức ăn. Cho ăn liên tục 5 ngày ngưng 5 – 7 ngày. Cứ tiếp tục như vậy cho đến hết vụ nuôi.

tôm thẻ và tôm sú

Cách trộn Azomite với thức ăn tôm:

Do bản chất của Azomite có tính kết dính, do đó trộn Azomite khô với thức ăn khô sau đó dùng một ít nước sạch tưới vào giúp Azomite bám chặt vào viên thức ăn. Có thể tạo tính kết dính tốt hơn cho Azomite bằng dầu mực hay lecithin.

Vai trò của khoáng Azomite và Zeolite trong thủy sản
Vai trò của khoáng Azomite và Zeolite trong thủy sản

2.Vai trò của Zeolite trong ao nuôi

Tên gọi Zeolite được cấu thành bởi 2 từ “Zeo”“Lite” và theo tiếng hy lạp thì “Zeo” có nghĩa là “đun sôi” còn “lit” có nghĩa là “đá”. Vậy Zeolite có nghĩa là “đá đun sôi”.

Vai trò của khoáng Azomite và Zeolite trong thủy sản
Vai trò của khoáng Azomite và Zeolite trong thủy sản

Zeolit là một khoáng chất silicat nhôm kết hợp với một số kim loại kiềm (nhóm 1) và kiềm thổ (nhóm 2 trong bảng hệ thống tuần hoàn hóa học). Zeolit có công thức hóa học chung là:

Me2/Ox.Al2O3.nSiO2.mH2O

Trong đó: Me là kim loại kiềm nhóm 1 như Na, K (x =1) hoặc kim loại kiềm thổ nhóm 2 như Ca, Mg (x=2).

Công dụng của zeolite trong ao nuôi:

Vai trò của khoáng Azomite và Zeolite trong thủy sản
Vai trò của khoáng Azomite và Zeolite trong thủy sản

 

Vai trò của khoáng Azomite và Zeolite trong thủy sản
Vai trò của khoáng Azomite và Zeolite trong thủy sản

Cơ chế hấp thụ:

Zeolite có cấu tạo dạng tinh thể xác định và chứa những lỗ xốp có kích thước nano. Các tứ diện SiO4 và AlO4 trong tinh thể zeolite liên kết với nhau qua nguyên tử oxy. Trong tinh thể zeolite có chứa các lỗ xốp nhỏ và các lỗ này được liên kết với nhau qua hệ thống các rãnh nhỏ. Nhờ hệ thống này mà zeolit có khả năng hấp thụ những phân tử có kích thước nhỏ hơn lỗ xốp và đẩy những phân tử có kích thước lớn hơn ra ngoài.

Về cơ chế thì những phân tử lơ lửng, nhiễm bẩn, ion sẽ được hấp thụ vào những lỗ xốp và đường ống của zeolit. Những kim loại nặng, độc tố sẽ được hấp thụ qua phản ứng trao đổi ion với các ion của zeolite.

Trong ao thì ammonia thường tồn tại ở dạng ion NH4+ và phân tử NH3. Cation NH4+ sẽ trao đổi với cation Na+ hay K+ trong zeolit và được loại bỏ ra khỏi nguồn nước. Khi lượng NH4+ giảm thì theo cơ chế NH3 sẽ thủy phân tạo thành NH4+, tiếp tục xảy ra quá trình trao đổi ion và tổng thể lượng ammonia trong nước giảm đi.

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy rằng tác dụng của zeolite có nhiều biến động theo các điều kiện sinh thái khác nhau, trong đó, khả năng hấp phụ NH3 của zeolite thay đổi rất lớn theo độ mặn của nước. Khi dùng zeolit để hấp thụ ammonia ở những ao, nước mặn cần chú ý rằng hàm lượng zeolit cần dùng sẽ nhiều hơn đối với nước ngọt vì trong ao nước mặn có chứa thêm những cation như Na+, K+,..do đó sẽ có sự cạnh tranh về việc trao đổi ion với ammonium và với các ion này.

Vai trò của khoáng Azomite và Zeolite trong thủy sản
Vai trò của khoáng Azomite và Zeolite trong thủy sản

Cách sử dụng:

Cải tạo ao: 50-300 kg/ha . Tương đương 12-75kg/ao diện tích 2500m2

  • Trong ao cũ hoặc trước khi gây màu nước nuôi: 100 – 200kg/ha. Tương đương 25-50kg/ao diện tích 2500m2
  • Trong thời gian nuôi: 100 – 150 kg/ha, cụ thể cho ao 2500m2 thì liều dùng là 25-40kg/ao.
    • Giảm hàm lượng khí độc (nồng độ NH3) lúc đang cao dùng từ: 150 – 250kg/ha; tương đương 40-60kg/ao diện tích 2500m2

ao nuôi tôm cần sục khí liên tục

Những lưu ý để sử dụng zeolite hiệu quả trong ao nuôi:

  • Rải đều trên mặt ao.
  • Thời gian dùng tốt nhất từ 15h trở đi.
  • Khi ao nuôi tôm bị ô nhiễm, đáy ao dơ và tôm nổi đầu do khí độc có thể dùng Zeolite để xử lý
  • Nên sử dụng Zeolite sau khi sử dụng các chất diệt khuẩn, hóa chất và lúc tảo chết đột ngột.

Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bà con, giúp bà con có thể ứng dụng hiệu quả Azomite và Zeolite vào mô hình nuôi, thành công trong quá trình nuôi. Hẹn gặp lại quý bà con ở những bài chia sẻ tiếp theo!

Tin Cậy kính chúc quý bà con có những vụ nuôi thành công!!!

Tác giả: Nguyễn Hiền


Mọi thắc mắc về “Vai trò của khoáng Azomite và Zeolite trong thủy sản” vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 671 281 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy

Facebook: Thủy Sản Tin Cậy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo