Ứng Dụng Chế Phẩm Sinh Học Trong Nuôi Cá Tra Giống
Việc sản xuất và ương giống cá tra gắn liền với sự phát triển của ngành cá tra.Tỷ lệ sống trong ương nuôi cá tra giống là vấn đề được người ương nuôi cá quan tâm vì nó ảnh hưởng đến sự thành công, kinh tế của người nuôi.Việc ứng dụng các chế phẩm sinh học trong uơng nuôi cá tra giống như thế nào là hiệu quả, đạt tỷ lệ thành công cao.
Hôm nay, Tin Cậy có dịp được chú Hoài ở Tân Thạnh, Long An có kinh nghiệm nuôi cá tra giống rất nhiều năm chia sẻ về việc quy trình ương nuôi giống và ứng dụng các chế phẩm sinh học trong quá trình ương nuôi cá tra giống, mang lại tỷ lệ thành công cao.
Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản
- Chế phẩm sinh học EM AQUA chuyên xử lý nước
- Men vi sinh xử lý khí độc NO2 (Bio-TC8)
- Men vi sinh xử lý khí độc NH4/NH3 (Bio-TC3)
- Men vi sinh xử lý đáy ao nuôi (Bio-TC7)
- Men vi sinh xử lý phèn (Bio-TC5)
- Chế phẩm xử lý khí độc Rhodo Power (Bio-TC4)
- Chế phẩm sinh học Em Gốc (EM1)
- Men tiêu hóa dạng bột dùng cho thủy sản
- Men tiêu hoá dạng nước dùng cho thuỷ sản
1. Chuẩn bị ao ương nuôi:
- Một ao ương của chú có diện tích 10.000m2, độ sâu 1,8m.
- Ao ương cá gần kênh, rạch nên nguồn nước cấp vào ao luôn chủ động và chất lượng nước tốt
- Ao gần đường giao thông rất thuận tiện cho việc vận chuyển cá giống bằng đường sông hoặc đường bộ.
- Xung quanh ao rất thoáng, không có cây che phủ mặt ao.
2. Cải tạo ao:
Khâu cải tạo ao chú chuẩn bị rất cẩn thận để hạn chế được sự phát sinh mầm bệnh trong quá trình ương nuôi.
- Tát cạn ao, vét bùn đáy ao, diệt cá tạp địch hại.
- Dọn cỏ quanh bờ hoặc trải bạt bờ để tránh địch hại trong giai đoạn đầu thả cá bột.
- Rải vôi toàn bộ đáy và đều khắp bề mặt bờ: 70-150kg vôi/1000m2. Tùy vào mức độ ao nhiễm phèn sắt mà bà con tăng giảm lượng vôi sử dụng để đạt hiệu quả sử dụng và tiết kiệm chi phí cho bà con. Việc rải vôi đều khắp mặt bờ ao cá, ngoài việc cái tạo ao, vôi còn có tác dụng ngăn ngừa ếch nhái và cá dữ nhảy vào trong ao đẻ trứng gây hại cho cá giống
- Phơi đáy ao 1 – 3 ngày.
3. Cấp nước vào ao và gây trứng nước, ổn định pH và gây tảo:
- Nước cấp vào ao phải được lọc qua túi lọc thật mịn gắn vào cửa cống hoặc đầu ra của máy bơm, để tránh cá tạp, giáp xác, cá dữ xâm nhập vào ao. Nếu có điều kiện nguồn nước cấp vào ao bà con cần được lắng qua ao lắng 5-7 ngày, sau đó mới cấp nước vào ao ương nuôi.
- Khi cấp nước vào cần kiểm tra các yếu tố môi trường nước.
4. Gây trứng nước tạo thức ăn tự nhiên, ổn định pH và gây tảo:
Giai đoạn 5 ngày đầu khi thả cá bột, nguồn thức ăn của chúng là thức ăn tự nhiên. Đây là loại thức ăn tươi sống ban đầu rất quan trọng cho cá trong khoảng 5 ngày đầu tiên khi thả cá bột. Giai đoạn này cỡ miệng cá rất nhỏ nên chỉ có thể ăn được thức ăn tự nhiên (luân trùng, trứng nước).
Trước khi thả cá bột bà con tiến hành gây trứng nước để tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho cá giống, ổn định pH cho ao nuôi.
1kg bột đậu nành + 1kg BIO-WNEW+ 1kg RHODO-POWER
(Trường hợp ao bị phèn bà con trộn thêm 1can 30L men khử phèn đã được tăng sinh)
- Sau đó trộn đều hỗn hợp trên với nước sạch để gây trứng nước cho 3000-5000m3 nước ao nuôi. Sau 5 ngày bà con tiến hành thả cá bột.
5. Ứng dụng các chế phẩm sinh học trong quá trình ương nuôi giống cá tra:
Sau khi thả cá 5 ngày, bà con tiến hành tạt các chế phẩm:
- Chế phẩm xử lý khí độc Rhodo Power: 1L/5000-10.000m3: Với sự hiện diện của nhóm vi sinh quang dưỡng trong sản phẩm RHODO-POWER sẽ hỗ trợ gây màu màu nước (đặc biệt là ở ao bị phèn nặng), xử lý khí độc H2S, NH3, NO2… hỗ trợ nhóm vi sinh hoạt động hiệu quả.
- Chế phẩm sinh học EM Aqua: vi sinh xử lý hữu cơ và kiếm soát tảo, hỗ trợ làm sạch đáy ao (giúp hỗ trợ xử lý chất thải, chất hữu cơ): liều lượng xử lý 1-2L thứ cấp/1000m3 nước.
- Men kháng khuẩn gây bệnh gan mủ (Bio-TCGM): Tăng sinh 1L lên 30L, liều lượng xử lý 1-2L thứ cấp/1000m3 nước.
- Men vi sinh xử lý phèn (Bio-TCXH): liều lượng xử lý 1-2L thứ cấp/1000m3 nước.
Bà con có thể tăng sinh các chế phẩm: EM- AQUA, BIO-TCXH, BIO-TCGM theo công thức sau để tiết kiệm chi phí.
1L men gốc (3,3%) + 150g muối (0,5%) + 3kg mật rỉ (10%) + thêm nước cho đủ 30L
→ Hoàn tan hoàn toàn, sục khí 18-24h. Sử dụng trong vòng 3-5 ngày là tốt nhất.
Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản
- Chế phẩm sinh học EM AQUA chuyên xử lý nước
- Men vi sinh xử lý khí độc NO2 (Bio-TC8)
- Men vi sinh xử lý khí độc NH4/NH3 (Bio-TC3)
- Men vi sinh xử lý đáy ao nuôi (Bio-TC7)
- Men vi sinh xử lý phèn (Bio-TC5)
- Chế phẩm xử lý khí độc Rhodo Power (Bio-TC4)
- Chế phẩm sinh học Em Gốc (EM1)
- Men tiêu hóa dạng bột dùng cho thủy sản
- Men tiêu hoá dạng nước dùng cho thuỷ sản
Ngày thứ 9 sau khi thả cá, bà con tiến hành rải 1 bao Zeolite / 1000m2 ao nuôi vào buổi chiều. Để hấp thu các khí độc tích tụ ở đáy ao như: NH3, H2S, CO2…và axít trong nước, giảm tỷ trọng kim loại nặng, độc hại trong ao nuôi. Ổn định màu nước, ổn định độ pH, hạn chế có váng, làm sạch nước, tăng lượng oxy hòa tan trong nước.
Bà con nên tạt các chế phẩm định kỳ trong suốt quá trình ương nuôi cá giống để giữ cho môi trường nước luôn trong sạch, ổn định, phòng ngừa cá bệnh.
Trong quá trình ương nuôi bà con cần lưu ý: Sau 15 ngày tuổi cá giống thường hay bị tuột nhớt, trắng mình và sự hao hụt rất nhanh, đây là nguyên nhân cá bị bệnh do ngoại ký sinh trùng. Để phòng ngừa cá bệnh, ở giai đoạn cá từ 10-13 ngày tuổi bà con nên sử dụng loại thuốc có công dụng phòng ngừa ngoại ký sinh trùng.
Trường hợp nuôi cá mùa khó, cá bị bệnh gan mủ, xuất huyết, bóng hơi. Tùy vào từng triệu chứng bệnh mùa vụ, bà con ngưng cho cá ăn 3-4 ngày. Sau đó, tương ứng với từng loại khuẩn gây bệnh bà con tiến hành tạt và cho ăn với sản phẩm tương ứng.
Chế phẩm ức chế bệnh gan mủ BIO-TCGM bà con tiến hành tạt đều1-2L/1000m3 nước. Đồng thời cho ăn 1L/50kg loại viên nhỏ, ủ khoảng 20-30 phú, để men thấm đều, rồi rải thức ăn cho cá ăn. Liên tục 3-5 ngày, cá sẽ phục hồi và tăng tỷ lệ cá sống. Sau đó, bà con tiến hành cho ăn định kỳ 5-7 ngày/lần để phòng ngừa.
Chế phẩm ức chế bệnh xuất huyết BIO-TCXH: tạt đều 1 lít/ 1000m3
Tuy nhiên các sản phẩm là men vi sinh (chế phẩm sinh học), có tác dụng phòng bệnh là chính bà con nên dùng thường xuyên để giữ môi trường nước ao nuôi sạch và ổn định.
Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bà con, giúp bà con có thể ứng dụng hiệu quả các chế phẩm sinh học, thành công trong quá trình ương nuôi cá tra giống. Hẹn gặp lại quý bà con ở những bài chia sẻ tiếp theo!
Tin Cậy kính chúc quý bà con có những vụ nuôi thành công!
Tác giả: Nguyễn Hiền
Mọi thắc mắc về “Ứng dụng chế phẩm sinh học trong nuôi cá trê giống”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 671 281 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ
Bài viết liên quan
Cấp Cứu Ao Nuôi Cá Chốt Tại Cần Giuộc, Long An
Cấp Cứu Ao Nuôi Cá Chốt Tại Cần Giuộc, Long An Thủy Sản Tin Cậy [...]
Th8
Những Điều Cần Lưu Ý Trước Khi Thả Cá Chốt Giống
Những Điều Cần Lưu Ý Trước Khi Thả Cá Chốt Giống Cá chốt hiện đang [...]
Th8
Bệnh Đốm Đỏ – Bệnh Nguy Hiểm Đừng Bỏ Qua
Bệnh Đốm Đỏ – Bệnh Nguy Hiểm Đừng Bỏ Qua Bệnh đốm đỏ trên cá [...]
Th7
Các Bước Chuẩn Bị Hồ Câu Cá Chép Hiệu Quả
Các Bước Chuẩn Bị Hồ Câu Cá Chép Hiệu Quả Chào bà con hiện nay [...]
Th7
Cá Koi Bị Đốm Đỏ – Giải Pháp Phòng Và Trị Bệnh
Cá Koi Bị Đốm Đỏ – Giải Pháp Phòng Và Trị Bệnh Đối với những [...]
Th6
Bệnh Xuất Huyết Lồi Mắt Trên Cá Rô Phi – Giải Pháp Phòng Và Trị Bệnh
Bệnh Xuất Huyết Lồi Mắt Trên Cá Rô Phi – Giải Pháp Phòng Và Trị [...]
Th6