Tôm Phát Sáng Và Cách Phòng Bệnh

Bệnh tôm phát sáng do nhóm vi khuẩn Vibrio gây nên, trong đó nguy hiểm nhất là Vibrio Harveyi. Sự phát sáng của những vi khuẩn này ở trong gan tôm nhờ hoạt động của chất tiết ra từ men Luciferase. Tôm nhiễm bệnh, cơ thể sẽ phát sáng, bỏ ăn, chết rải rác.

Quan sát trong đêm có thể thấy tôm phát sáng
Quan sát trong đêm có thể thấy tôm phát sáng

Biểu hiện bệnh phát sáng trên tôm

  • Tôm có thể bị ủ bệnh này ở giai đoạn giống mà người nuôi mua về do không kiểm tra hoặc có thể lây nhiễm từ môi trường nước khi ao bị ô nhiễm.
  • Tôm thường phát bệnh sau khi nuôi 1 tháng, bởi thời gian này các chất thải trong quá trình nuôi tôm nếu không được xử lý sẽ phân hủy và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh phát triển. Tôm nhiễm bệnh có đặc điểm chung bơi lội không định hướng, phản xạ chậm, khả năng bắt mồi giảm, một số con dạt vào bờ (tấp mé). Quan sát vỏ và thân thấy màu cáu bẩn, cơ có màu đục, gan teo, ruột rỗng; trong bóng tối phát ánh sáng xanh (bà con cần quan sát tôm vào ban đêm, tôm bệnh sẽ phát ra ánh sáng xanh).
  • Điều kiện môi trường cũng ảnh hưởng đến quá trình gây bệnh của vi khuẩn: Vi khuẩn Vibrio Harveyi thường phát hiện ở những ao có độ mặn cao >15%o và những ao có nhiệt độ cao. Thường xảy ra vào mùa hạn khô, do nắng nóng kéo dài làm  giảm mực nước ao và tăng độ mặn, cùng với cặn bẩn trong ao tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh bùng phát.

Biểu hiện của tôm khi bị phát sáng

  • Tôm yếu dần, bơi tấp mé bờ, phản ứng chậm chạp.
  • Thân và mang tôm có màu sẫm, bẩn, thịt đục màu.
  • Tôm giảm ăn, khi chết không có thức ăn và phân trong ruột.
  • Đầu thân tôm phát sáng màu trắng hoặc xanh lục (có thể nhìn rõ vào ban đêm).
  • Tôm chậm lớn, phát triển không đồng đều, có thể đóng rong ở mang và vỏ.
  • Tôm chết rải rác dưới đáy ao tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh. Trong 45 ngày đầu thả nuôi nếu bị nhiễm 100% có thể chết hàng loạt.
  • Giai đoạn ấu trùng bị nhiễm bệnh có màu trắng đục, nếu bị nặng hơn thì sẽ lắng dưới đáy bể ương và chết hàng loạt.


Nguyên nhân gây bệnh phát sáng trên tôm:

Bệnh phát sáng trên tôm có thể được gây ra với nhiều nguyên nhân khác nhau, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của tôm nuôi. Có thể là do vi khuẩn thuộc nhóm vibrio hoặc do các nhóm tảo roi – Dinoflagellategây ra.

  • Vi khuẩn Vibrio Harveyi: thường gặp ở các ao nuôi có độ mặn cao (> 15%), vi khuẩn này phát triển mạnh khi nhiệt độ nước tăng, hàm lượng chất hữu cơ cao, hàm lượng oxy hòa tan thấp. Các vi khuẩn này tiết ra enzyme Luciferase theo cơ chế phát quang gây ra sự phát sáng ở tôm (có thể nhìn thấy bằng mắt thường vào ban đêm).
Tôm phát sáng và cách phòng bệnh
Tôm phát sáng và cách phòng bệnh
Vi khuẩn Harveyi gây bệnh phát sáng trên tôm (Nguồn: Drtom.vn)
  • Sự hiện diện của nhóm tảo roi – Dinoflagellate: các loại tảo làm nước phát sáng bao gồm các chủng: Peridinium, Ceratium, Gymnodinium và một số loại tảo giáp, mặc dù chúng không gây bất lợi cho tôm nhưng nó có thể tiết ra chất độc gây bệnh cho tôm, làm tôm giảm ăn và chậm tăng trưởng.

Cách phòng bệnh phát sáng trên tôm:

  • Đối với trại tôm giống: Bà con cần diệt khuẩn dụng cụ sản xuất, nước bể tôm giống,…bằng dung dịch clorine hoặc UV, thuốc tím,…
  • Đối với lựa chọn tôm giống: Bà con cần chọn tôm giống có nguồn gốc chất lượng uy tín, đảm bảo không nhiễm bẹnh và vi khuẩn, bà con cũng nên thả nuôi với mật độ thích hợp.
  • Chuẩn bị ao nuôi: Vệ sinh sạch ao nuôi, nạo vét sạch bùn dưới đấy ao, bón vôi bột, phơi ao. Loại bỏ các loài cá tạp, hạn chế ốc, cua, cáy, còng. Sử dụng men vi sinh để cải tạo đáy ao và xử lý nước hàng ngày trước khi thả nuôi.

Tin cậy khuyên dùng Chế phẩm sinh học Em Aqua cho ao nuôi để cải tạo ao và sử dụng trong suốt vụ nuôi, ổn định môi trường nước và cung cấp vi sinh có lợi cho ao nuôi.

Chế phẩm sinh học Em Aqua do Tin Cậy phân phối
Chế phẩm sinh học Em Aqua do Tin Cậy phân phối

Trong quá trình nuôi bà con cần lưu ý như sau:

  • Nuôi tôm ở độ mặn vừa phải, không nên quá cao. Hạ độ mặn để hạn chế vi khuẩn phát sáng phát triển
  • Vào mùa hạn, hè,…duy trì mực nước để tránh tình trạng nước giảm, tăng độ mặn và nhiệt độ cao làm bùng phát vi khuẩn gây bệnh.
  • Thường xuyên kiểm tra định kì các chỉ tiêu ao nuôi: pH, Kiềm, O2 và các chỉ tiêu khí độc: NO2, H2S, NH3,…để có biện pháp xử lý kịp thời nhất.
  • Sử dụng men EM AQUA định kỳ
  • Bổ sung Vitamin C, men tiêu hóa, khoáng vi lượng vào khẩu phần ăn hàng ngày của tôm nuôi để tạo sức đề kháng, giảm stress cho tôm.
  • Sau khi tôm được 21 ngày tuổi, định kỳ kiểm tra vi khuẩn Vibrio trong nước 3 ngày/1 lần, bà con có thể mang mẫu đến kiểm tra tại các phòng lab gần nhất.

Khi phát hiện tôm bệnh: Bà con cần cắt ăn cho tôm, giảm độ mặn nước ao và tăng mực nước lên để hạ nhiệt độ. Quan sát tôm nếu vượt qua được thì có thể diệt khuẩn liều nhẹ rồi tiếp tục nuôi, còn nếu tôm chết hàng loạt thì bà con nên xử lý ao tôm của mình sạch mầm bệnh trước khi xả ra môi trường ngoài và trước khi bắt đầu vụ nuôi mới

Tác giả: Lâm Hiệp

Tin Cậy chúc quý bà con có những vụ nuôi thành công!!!


Mọi thắc mắc về “Tôm phát sáng và cách phòng bệnh”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 671 281 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn

Facebook: Tin Cậy Group |  Thủy Sản Tin Cậy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo