Kháng Sinh Tự Nhiên Trong Nuôi Thuỷ Sản
Tỏi là một loại gia vị không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của chúng ta. Ngoài ra, chúng còn được biết đến là một chất kháng sinh tự nhiên giúp tôm chống lại các vi khuẩn gây bệnh, ký sinh trùng và virus, tăng hệ miễn dịch cho tôm. Với những quy định gắt gao của việc sử dụng kháng sinh gây tồn đọng trên tôm thì với những hướng đi bằng chế phẩm vi sinh hay những liều thuốc tự nhiên hết sức hữu ích và có tính ứng dụng rộng rãi thay thế các sản phẩm hóa học và an toàn cho người sử dụng.
Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản
- Chế phẩm sinh học EM AQUA chuyên xử lý nước
- Men vi sinh xử lý khí độc NO2 (Bio-TC8)
- Men vi sinh xử lý khí độc NH4/NH3 (Bio-TC3)
- Men vi sinh xử lý đáy ao nuôi (Bio-TC7)
- Men vi sinh xử lý phèn (Bio-TC5)
- Chế phẩm xử lý khí độc Rhodo Power (Bio-TC4)
- Chế phẩm sinh học Em Gốc (EM1)
- Men tiêu hóa dạng bột dùng cho thủy sản
- Men tiêu hoá dạng nước dùng cho thuỷ sản
Đặc điểm kháng sinh tự nhiên của tỏi:
Tỏi có chứa Allin – một axit hữu cơ, khi bị đập dập sẽ kết hợp với Allicinase có trong tỏi để tạo thành Allicin. Allicin có khả năng kháng khuẩn và nấm. Chất Allicin có khả năng kháng khuẩn bằng 1/5 thuốc Peniciline và bằng 1/10 thuốc Oxytetracycline. Tỏi cũng có công hiệu để trị bệnh sán, giun kim, các bệnh nấm,…
Cơ chế tác động của Allicin là gây ức chế quá trình tổng hợp protein, DNA và RNA làm chậm quá trình sinh trưởng của vi sinh vật. Trong tỏi còn chứa Diallyl Disulfide – chất này không những mạnh hơn nhiều hai dòng kháng sinh thường đang dùng trong nuôi trồng thủy sản là Erythromycin, Ciprofloxacin mà còn có tác dụng nhanh hơn. Ngoài khả năng kháng khuẩn, tỏi còn có công hiệu trị các bệnh nấm.
Sử dụng tỏi trong điều trị bệnh không những hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh, nó còn hạn chế hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn. Lợi thế lớn nhất của việc sử dụng tỏi như là một loại thảo mộc đó là chi phí thấp, tạo ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.
Ưu điểm nữa của việc sử dụng tỏi đó là dễ tìm hoặc bà con có thể tự trồng được. Tỏi là một loại thuốc nam được dùng nhiều trong điều trị bệnh thủy sản. Tỏi có tác dụng trong việc phòng trị bệnh đường ruột cho tôm.
Cách sử dụng tỏi trong nuôi tôm
Có nhiều cách sử dụng tỏi để tăng sức đề kháng trong suốt vụ nuôi tôm. Thông thường bà con hay dùng tỏi xay nhuyễn hoặc có thể giã nhỏ rồi xào với dầu thực vật rồi trộn đều với thức ăn cho tôm để cho tôm ăn nhằm giúp tôm dễ hấp thụ lượng kháng sinh tự nhiên trong tỏi và dễ tiêu hóa khi tỏi đã được nấu chín một phần.
Ngoài ra, bà con có thể áp dụng cách mà Tin Cậy hướng dẫn cho bà con để đạt được hiệu quả cao nhất của tỏi. Là ủ tỏi với men vi sinh để có được dung dịch EM-Tỏi trộn vào thức ăn vừa tăng sức đề kháng vừa giúp hệ tiêu hóa tôm ổn định.
Bà con ủ chế phẩm vi sinh EM-tỏi từ EM5. Và EM5 là sản phẩm được ủ từ chế phẩm sinh học EM1 mà tin cậy cung cấp. Nên Tin Cậy sẽ hướng dẫn bà con cách ủ EM-5 rồi sẽ từ EM-5 chúng ta tiến hành ủ EM-Tỏi nhé.
Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản
- Chế phẩm sinh học EM AQUA chuyên xử lý nước
- Men vi sinh xử lý khí độc NO2 (Bio-TC8)
- Men vi sinh xử lý khí độc NH4/NH3 (Bio-TC3)
- Men vi sinh xử lý đáy ao nuôi (Bio-TC7)
- Men vi sinh xử lý phèn (Bio-TC5)
- Chế phẩm xử lý khí độc Rhodo Power (Bio-TC4)
- Chế phẩm sinh học Em Gốc (EM1)
- Men tiêu hóa dạng bột dùng cho thủy sản
- Men tiêu hoá dạng nước dùng cho thuỷ sản
1. Công thức ủ EM-5:
Lấy 1 lít EM1 + 1 lít rỉ đường + 1 lít dấm, 1 lít cồn thực phẩm (từ 45º – 50º) + 6 lít nước sạch, ủ kín (không mở nắp) trong vòng 3 ngày thì dùng được.
Ngoài công dụng sử dụng để ủ EM-tỏi thì EM-5 cũng có nhiều tác dụng cho tôm như: kích thích tôm tăng trưởng, trị nấm và ký sinh trùng bám trên con tôm; đồng thời làm sạch vỏ tôm, giúp tôm khỏe mạnh và lớn nhanh.
Cách sử dụng EM-5:
- Ủ với cám cho tôm ăn: 50 ml EM-5 cho 1kg thức ăn.
- Tạt ao tôm: tạt 5 lít EM-5 cho 1000 m3, có thể dùng kèm với EM-2 (tạt cùng lúc).
2. Ủ EM – Tỏi:
Lưu ý khi sử dụng tỏi ủ vi sinh:
- Hợp chất Allicin chỉ được sinh ra khi tỏi bị nghiền nát hoặc đập dập tuy nhiên allicin lại kém bền nên biến chất rất nhanh ngoài môi trường.
- Không nên nấu chín tỏi vì nấu chính các hoạt chất này sẽ giảm đi tác dụng.
- Tỏi ngâm lâu ngày trong rượu trắng cũng được chứng minh là không có tác dụng chữa trị bệnh.
- Không nên dùng tỏi cho tôm ăn lúc đói, vì nó sẽ gây ra các tác dụng phụ gây rối loạn hệ tiêu hóa đường ruột.
3. Công thức ủ EM-Tỏi từ EM-5:
1 lít EM5 + 1 kg Tỏi xay nhuyễn (giã nhuyễn)+ 8 lít Nước —–> 10 lít EM -Tỏi
Cách sử dụng:
- Trộn 1 lít EM -Tỏi + 10 kg thức ăn, ủ trong 1 giờ trước khi cho ăn.
- Định kì khoảng 7-10 ngày bổ sung EM -Tỏi vào thức ăn 1 lần.
- Nếu để trị bệnh thì tăng liều lượng lên gấp đôi và bổ sung liên tục.
Tin Cậy kính chúc quý bà con có những vụ nuôi thành công!
Mọi thắc mắc về “Kháng sinh tự nhiên trong nuôi thuỷ sản”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 671 281 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ
Bài viết liên quan
Cấp Cứu Ao Nuôi Cá Chốt Tại Cần Giuộc, Long An
Cấp Cứu Ao Nuôi Cá Chốt Tại Cần Giuộc, Long An Thủy Sản Tin Cậy [...]
Th8
Những Điều Cần Lưu Ý Trước Khi Thả Cá Chốt Giống
Những Điều Cần Lưu Ý Trước Khi Thả Cá Chốt Giống Cá chốt hiện đang [...]
Th8
Bệnh Đốm Đỏ – Bệnh Nguy Hiểm Đừng Bỏ Qua
Bệnh Đốm Đỏ – Bệnh Nguy Hiểm Đừng Bỏ Qua Bệnh đốm đỏ trên cá [...]
Th7
Các Bước Chuẩn Bị Hồ Câu Cá Chép Hiệu Quả
Các Bước Chuẩn Bị Hồ Câu Cá Chép Hiệu Quả Chào bà con hiện nay [...]
Th7
Cá Koi Bị Đốm Đỏ – Giải Pháp Phòng Và Trị Bệnh
Cá Koi Bị Đốm Đỏ – Giải Pháp Phòng Và Trị Bệnh Đối với những [...]
Th6
Bệnh Xuất Huyết Lồi Mắt Trên Cá Rô Phi – Giải Pháp Phòng Và Trị Bệnh
Bệnh Xuất Huyết Lồi Mắt Trên Cá Rô Phi – Giải Pháp Phòng Và Trị [...]
Th6