Trong những ngày mùa thu tháng 8, Tin Cậy có được một dịp đến thăm ao nuôi tôm đang thu hoạch của anh Phết ở Huyện Đầm Dơi, Tỉnh Cà Mau. Chúng tôi được tận mắt chứng kiến quy trình thu hoạch ao tôm tại đây từ khi chuẩn bị thu hoạch đến khi thu hoạch xong. Đặc biệt, đây chính là ao nuôi tôm thẻ chân trắng sử dụng Chế phẩm sinh học EM1 trong suốt vụ nuôi mà Tin Cậy cung cấp. Chính bí quyết này đã mang đến sự thành công như ngày hôm nay cho Anh Phết.
Tin Cậy xin mời bà con cùng theo chân chúng tôi tham quan tất cả các bước thu hoạch tôm tại đây nhé.
Các công tác chuẩn bị trước khi thu hoạch tôm
- Tại nơi thu tôm sẽ có một đội thu tôm chuyên nghiệp được thương lái thuê để thu cho anh Phết. Gia đình anh chỉ giám sát việc thu tôm, tất cả các công việc còn lại sẽ được đội thu tôm phân chia công việc ra cho hợp lý từ khi bắt đầu thu đến khi kết thúc việc thu tôm trong ao.
- Trước khi thu tôm, đội thu tôm được chủ nhà vui vẻ thiết đãi một bữa ăn thịnh soạn để no bụng và có đầy đủ sức khỏe tiến hành thu tôm, vì công việc này sẽ tiến hành liên tục khoảng từ 3-4 tiếng đến khi hoàn thành thu hết tôm dưới ao.
Lý giải cho việc tại sao những ai xuống ao kéo lưới đều phải mang vớ và bao tay:
- Do ao được lót bạt hoàn toàn từ bạt bờ đến bạt đáy, do đó để đảm bảo an toàn cho bạt, những người nào khi xuống ao kéo lưới thu tôm đều phải mang vớ để tránh tình trạng móng chân nhọn có thể bám chặt vào bạt dẫn đến tình trạng thủng bạt đáy ao, sẽ ảnh hưởng đến nền đáy ao nuôi.
- Việc mang bao tay đảm bảo cho độ bám tốt nhất vào lưới, giúp giữ chắc chắn lưới khi kéo, ngoài ra tránh được tình trạng khi cho tôm vào các giỏ sẽ hạn chế tối đa các tình trạng bị chủy tôm đâm trúng tay, do tôm lớn, chủy tôm rất cứng và nhọn.
- Sau đó, sẽ có vài người xuống bắt đầu tắt hết sục khí đáy để cho việc thu tôm được diễn ra thuận tiên hơn, để khi kéo lưới không đụng vào các hệ thống sục khí đáy.
Một số lưu ý khi tắt quạt nước:
- Không tắt một lượt hết tất cả quạt nước trong ao để tránh tình trạng thiếu oxy đồng loạt trong ao, nếu thiếu oxy tôm sẽ bị cong thân, đục cơ và chất lượng tôm khi thu hoạch sẽ bị thiệt hại rất lớn.
- Chỉ nên tắt 1 hoặc 2 quạt tại một khu vực nhỏ trong ao đủ để kéo lưới qua, tương tự cho vị trí khác, sau khi kéo xong một khu vực nào đó thì tiến hành bật lại quạt nước để đảm bảo hàm lượng oxy hòa tan trong ao cho số lượng tôm còn lại chưa thu hoạch.
- Vấn đề này rất quan trong và do chủ ao thực hiện để đảm bảo năng suất chất lượng và giá cả con tôm sau khi thu hoạch.
- Sau đó thì tiến hành kéo lưới, công việc này nên thực hiện càng nhanh càng tốt để tránh gây sốc cho tôm trong ao.
- Lưới kéo thu tôm là loại lưới chuyên dụng được nối với bình ắc quy có nguồn điện 20V để đủ làm gây tê tạm thời con tôm, giúp tôm dễ dàng vào lưới hơn, tránh tình trạng chạy trốn của tôm, giúp thu được năng suất cao hơn.
- Đây chính là một bí quyết nho nhỏ của những người chuyên thu hoạch tôm, làm tôm dễ thu hơn tiết kiệm thời gian công sức nhiều hơn.
Bắt đầu thu hoạch tôm dưới ao
Tiến hành cân tôm sau khi thu hoạch
- Việc tiến hành cân tôm được thực hiện trước sự giám sát và ghi nhận của thương lái và đại diện gia đình, số lượng tôm cân lên được cả 2 bên đồng loạt ghi lại cho thống nhất với nhau để đảm bảo tính chính xác sau khi tổng hợp lại cuối cùng.
- Đây là công đoạn có thể là quan trọng nhất để 2 bên đi đến việc thống nhất lại sản lượng tôm sao cho trùng khớp, thuận mua vừa bán cho cả thương lái và gia đình đều vui vẻ, hài lòng.
Vận chuyển và tiến hàng ướp đá cho tôm
- Việc ướp đá sẽ thực hiện tuần tự như sau, cho 1 lớp nước đá xay nhuyễn vào bồn, lớp đá này dày khoảng 10 – 12 cm, sau đó cho một lớp tôm lên độ dày khoảng 15 cm, kế tiếp là một lớp đá và 1 lớp tôm xen kẽ như vậy đến khi nào đầy thùng và lớp trên cùng phải là một lớp đá dày khoảng 15 – 20 cm để giữ được độ lạnh tốt nhất.
- Sau khi đã kéo hết số tôm trong ao, tất cả mọi người kết thúc việc thu tôm và nhanh chóng vận chuyển tôm đến nơi dự trữ cho việc xuất khẩu.
- Sau đó thì giữa gia đình và thương lái sẽ tổng kết lại sản lượng tôm vừa thu và thanh toán ngay tại đây cho gia đình anh Phết
- Anh Phết vui vẻ chia sẻ nhờ sử dụng chế phẩm sinh học EM1 mà vụ tôm năm nay của anh trúng lớn, bội thu.
Quý bà con nào muốn tìm hiểu thêm về Chế phẩm sinh học EM1 của Tin Cậy dưới đây:
Trên đây, là tất cả chia sẻ của Tin Cậy về quy trình thu hoạch tôm tại một ao của một khách hàng thân thiết sử dụng những chế phẩm sinh học của Tin Cậy mà Tin Cậy có dịp thăm quan, học hỏi.
Năng suất, chất lượng và lợi nhuận của anh chính là niềm vui và động lực to lớn của Tin Cậy ngày càng mang đến những sản phẩm chất lượng cho Quý bà con nông dân nuôi thủy sản.
TIN CẬY KÍNH CHÚC QUÝ BÀ CON MÌNH CÓ NHỮNG VỤ NUÔI TÔM TRÚNG LỚN VÀ THÀNH CÔNG!!
Mọi chi tiết cũng như những chia sẻ góp ý, xin quý bà con vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, Khu Dân Cư Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, Q.Thủ Đức, Tp. HCM
Điện Thoại: (028) 2253 3535 – 0902 882 249 – 0909 307 123 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com, tincay@tincay.com; tincaygroup@gmail.com
Bài viết liên quan
Kỹ Thuật Nuôi Cá Chạch Lấu Ở Các Mô Hình Khác Nhau
Kỹ Thuật Nuôi Cá Chạch Lấu Ở Các Mô Hình Khác Nhau Khi nghiên cứu [...]
Th2
Vai Trò Của Vitamin C Đối Với Cá
Vai Trò Của Vitamin C Đối Với Cá Và Cách Sử Dụng Hiệu Quả Vitamin [...]
Th1
4 Bệnh Thường Gặp Trên Tôm Càng Xanh
4 Bệnh Thường Gặp Trên Tôm Càng Xanh Tôm càng xanh cũng đang là đối [...]
Th1
3 Cách Kiểm Tra Độ Mặn Nước Ao Nuôi Đơn Giản
3 Cách Kiểm Tra Độ Mặn Nước Ao Nuôi Đơn Giản Độ măn trong ao [...]
Th1
Praziquantel Là Gì?
Praziquantel Là Gì? Công Dụng Diệt Nội, Ngoại Ký Sinh Trùng Của Praziquantel Ký sinh [...]
Th1
2 Cách Kiểm Tra Oxy Hòa Tan Trong Ao Nuôi
2 Cách Kiểm Tra Oxy Hòa Tan Trong Ao Nuôi Oxy hòa tan là gì? [...]
Th12