Thời Điểm Tạt Thuốc Cho Ao Tôm Hiệu Quả Và Đúng Cách
Trong quá trình nuôi tôm, việc nhiều người dân sử dụng chế phẩm sinh học, các loại thuốc không đúng lúc, đúng cách làm giảm đi hiệu quả sử dụng, gây tồn dư hóa chất, gây mất an toàn thực phẩm, năng suất kinh tế không cao mà còn tăng thêm chi phí đầu tư cho vụ nuôi. Bài viết sau đây sẽ giúp bà con hiểu rõ hơn thời điểm nào tạt thuốc cho ao đúng lúc, đúng cách và đúng liều lượng sẽ đem lại hiệu quả và lợi ích kinh tế cao cho người nuôi.
Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản
- Chế phẩm sinh học EM AQUA chuyên xử lý nước
- Men vi sinh xử lý khí độc NO2
- Men vi sinh xử lý khí độc NH4/NH3
- Men vi sinh xử lý đáy ao nuôi
- Men vi sinh xử lý phèn
- Chế phẩm xử lý khí độc H2S Rhodo Power
- Chế phẩm sinh học Em Gốc (EM1)
- Men tiêu hóa dạng bột dùng cho thủy sản
- Men tiêu hoá dạng nước dùng cho thuỷ sản
1. Khoáng chất
Trong nuôi tôm, khoáng có vai trò hết sức quan trọng vì nó tham gia trực tiếp vào các quá trình sinh tổng hợp diễn ra bên trong cơ thể vật nuôi. Khoáng chất có nhiều chức năng sinh lý để duy trì sự cân bằng acid-base và điều hòa áp suất thẩm thấu, khoáng giúp tôm cứng vỏ, đủ khoáng chất để tôm lột xác. Nếu tới thời điểm tôm lột xác mà hàm lượng khoáng chất không đủ tôm sẽ dễ dẫn đến hiện tượng khó lột xác, mềm vỏ. Trong quá trình nuôi tôm, nếu thiếu khoáng tôm dễ bị cong thân, đục cơ. Như vậy trong quá trình nuôi phải thường xuyên bổ sung khoáng.
Tôm trải qua các chu kì lột xác để tăng trưởng và phát triển, khi tôm còn nhỏ chu kì lột xác ngắn hơn, lột xác liên tục, tôm càng lớn chu kì lột xác giãn ra hơn. Tôm lớn hơn một tháng trở đi, thời gian lột xác trong một tháng thường có hai đợt rõ rệt theo con nước vào ngày 14-15 (âm lịch) và ngày 30 mùng 1 (âm lịch) tùy địa phương, ở những địa phương khác nhau tôm lột xác theo con nước sẽ khác nhau.
Ở thời điểm này tôm lột xác rộ và rất nhiều, nên cần bổ sung khoáng. Chu kì lột xác của tôm bắt đầu từ lúc 8 giờ tối và cứng vỏ lúc 2 – 4 giờ sáng. Thời gian đánh khoáng hợp lý, hiệu quả nhất lúc 8 giờ tối, tôm sẽ hấp thu tốt khoáng chất và cứng vỏ.
Liều lượng: theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì của nhà sản xuất. Ở giai đoạn tôm lớn nên tăng liều sử dụng và tăng tần suất sử dụng để tôm có thể hấp thu hiệu quả.
2. Chế phẩm sinh học
Để tăng hiệu quả sử dụng chế phẩm sinh học (EM1, EM Aqua) xử lý môi trường nước ao nuôi: xử lý bùn đáy ao, tiêu hủy thức ăn dư thừa, ổn định màu nước. Chế phẩm vi sinh thường đánh vào lúc 8 – 9 giờ sáng, thời điểm này nhiệt độ nước ổn định, hàm lượng oxy tốt là điều kiện môi trường thuận lợi cho vi sinh phát triển tốt và tăng năng suất và hiệu quả sử dụng chế phẩm.
Liều lượng và chu kỳ đánh ở bảng dưới áp dụng cho diện tích ao 1,000m2
GIAI ĐOẠN | LIỀU LƯỢNG | CHU KỲ |
0 – 30 ngày nuôi | 5 lít thứ cấp | 4 ngày 1 lần |
30 – 45 ngày nuôi | 7 lít thứ cấp | 3 ngày 1 lần |
45 – 60 ngày nuôi | 10 lít thứ cấp | 2 ngày 1 lần |
60 – 90 ngày nuôi | 10 lít thứ cấp | 1 ngày 1 lần |
Chế phẩm vi sinh để cắt giảm tảo trong ao nuôi như Chế phẩm sinh học EM Aqua, nên đánh vi sinh vào buổi tối 7-8h tối để phát huy hiệu quả.
3. Diệt khuẩn
Iodine:
- Diệt khuẩn có nhiều loại nhưng sản phẩm diệt khuẩn an toàn và hiệu quả là Iodine có chứa gốc iod là sản phẩm diệt khuẩn an toàn cho tôm.
- Iodine tác dụng chủ yếu lên sinh vật đơn bào, các nhóm vi khuẩn, virus, nấm, không ảnh hưởng đến tảo nên được xếp vào nhóm diệt khuẩn an toàn cho tôm.
Thời điểm đánh iodine diệt khuẩn hiệu quả nên đánh vào sáng sớm hoặc chiều tối, lúc tắt nắng. Vì Iodine khi gặp ánh nắng mặt trời sẽ bị phá vỡ vòng liên kết, Iodine sẽ mất tác dụng. Đồng thời, Iodine có tác dụng kém trong nước có độ kiềm cao và nhiều chất hữu cơ, cần tăng liều sử dụng trong các trường hợp này. Không bền ở môi trường kiềm, vì vậy không dùng khi ao đã được xử lý vôi ngày trước đó.
Chlorine:
Chỉ nên dùng Chlorine để xử lý nguồn nước cấp (tức là dùng trong ao lắng hoặc ao nuôi chưa có tôm) vì dư lượng Clo sẽ gây độc cho tôm nuôi và các loài thủy sinh vật.
Hàm lượng HOCl và ion OCl– phụ thuộc vào pH của môi trường ao nuôi, khi pH thấp thì HOCl chiếm tỷ trọng cao và ngược lại khi pH cao thì OCl– chiếm tỷ trọng cao.
HOCl tác động trực tiếp lên màng tế bào của vi khuẩn, ức chế các ezyme, thoái biến protein và làm hư cấu trúc AND vi khuẩn. Độ mạnh của HOCl cao hơn so với OCl–. Do đó trong môi trường pH thấp Chlorine sử dụng có hiệu quả cao hơn so với môi trường có pH cao. Khi pH nước ao cao hơn 8 phải tăng liều chlorine khoảng 20%.
pH thấp thì hiệu quả Chlorine cao hơn nhiều so với pH cao hơn 7. Do đó nên đánh Chlorine vào buổi sáng lúc pH thấp để tăng tác dụng và hiệu quả Chlorine. Không bón vôi trước khi sử dụng chlorine vì sẽ làm giảm tác dụng khi độ pH cao
4. Yucca hấp thu khí độc NH3
Yucca có chứa saponine gắn kết với NH3 tự do trong môi trường nước có tác dụng giảm NH3.
Sử dụng yucca kết hợp với zeolite rãi xuống ao để hấp thu nhanh khí độc NH3, cấp cứu kịp thời khi tôm nổi đầu, tấp mé do khí độc. Thời điểm thích hợp đánh lúc xế chiều (1-3 giờ chiều)vì khí độc NH3 tăng tính độc khi pH cao, lúc xế chiều là thời điểm pH cao đỉnh điểm.
5. Khử phèn:
Khử phèn bằng EDTA đánh thời gian nào cũng được. Tuy nhiên khi đánh khử phèn bằng EDTA sẽ làm mất tác dụng của khoáng chất. Sau khi khử phèn xong phải bổ sung lại khoáng cho ao tôm.
Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản
- Chế phẩm sinh học EM AQUA chuyên xử lý nước
- Men vi sinh xử lý khí độc NO2
- Men vi sinh xử lý khí độc NH4/NH3
- Men vi sinh xử lý đáy ao nuôi
- Men vi sinh xử lý phèn
- Chế phẩm xử lý khí độc H2S Rhodo Power
- Chế phẩm sinh học Em Gốc (EM1)
- Men tiêu hóa dạng bột dùng cho thủy sản
- Men tiêu hoá dạng nước dùng cho thuỷ sản
Hy vọng những chia sẻ trên đây về thời điểm nào tạt thuốc cho ao sẽ giúp ích cho bà con. Từ đó, giúp bà con có thể sử dụng chế phẩm vi sinh, thuốc đúng cách, đúng lúc để hiệu quả, tăng năng suất, tiết kiệm được chi phí, thành công trong quá trình nuôi tôm. Hẹn gặp lại quý bà con ở những bài chia sẻ tiếp theo!
Tác giả: Nguyễn Hiền
Tin Cậy kính chúc bà con có những vụ nuôi thành công!!!
Mọi thắc mắc về “Thời điểm nào tạt thuốc cho ao tôm hiệu quả và đúng cách”, xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 885 547 – 0933 015 035 – 0902 650 369 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Công Ty Tin Cậy | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ
Bài viết liên quan
Bệnh Vi Bào Tử Trùng (EHP) Trên Tôm
Bệnh Vi Bào Tử Trùng (EHP) Trên Tôm Dịch bệnh luôn là nguy cơ lớn [...]
Th11
Nấm Đồng Tiền Trong Ao Nuôi Tôm
Nấm Đồng Tiền Trong Ao Nuôi Tôm – Cách Phòng Và Biện Pháp Xử Lý [...]
Th11
Phòng Và Trị Bệnh Đốm Trắng Trên Cá Bớp
Phòng Và Trị Bệnh Đốm Trắng Trên Cá Bớp Bệnh đốm trắng là một trong [...]
Th11
Cải Thiện Tăng Trưởng Và Sức Khỏe Tôm Thẻ Chân Trắng Nhờ Inositol
Cải Thiện Tăng Trưởng Và Sức Khỏe Tôm Thẻ Chân Trắng Nhờ Inositol Inositol là [...]
Th11
Công Dụng Của Diệp Hạ Châu Trong Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
Công Dụng Của Diệp Hạ Châu Trong Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng (Litopenaeus vannamei) Trong [...]
Th10
Biện Pháp Xử Lý Khi Cá Tra Có Dấu Hiệu Bệnh Xuất Huyết
Biện Pháp Xử Lý Khi Cá Tra Có Dấu Hiệu Bệnh Xuất Huyết Bệnh xuất [...]
Th10