Thành Công Với Mô Hình Thả Lang Tôm, Cua Ứng Dụng Chế Phẩm Vi Sinh Ở Kiên Giang

Chiều nay, công tin Tin Cậy chúng tôi có buổi trò chuyện với Cô Liên ở Thị Trấn Thứ 11, Huyện An Minh, Tỉnh Kiên Giang được Cô chia sẻ về mô hình nuôi tôm, cua thả lang ứng dụng chế phẩm vi sinh.

Thành công với mô hình thả lang tôm, cua ứng dụng chế phẩm sinh học ở Kiên Giang
Thành công với mô hình thả lang tôm, cua ứng dụng chế phẩm sinh học ở Kiên Giang

Cô cho biết để nuôi được con tôm, con cua đạt hiệu quả, chất lượng cũng như đạt năng suất cao, thích nghi được với điều kiện môi trường. Phụ thuộc vào nhiều yếu tố chính như từ khâu chọn giống, thời điểm thả giống, phương pháp xử lý đáy ao. Ngoài ra còn phụ thuộc nguồn thức ăn, nguồn nước cũng như phương pháp chăm sóc,…

Thành công với mô hình thả lang tôm, cua ứng dụng chế phẩm sinh học ở Kiên Giang
Thành công với mô hình thả lang tôm, cua ứng dụng chế phẩm sinh học ở Kiên Giang

Mô hình nuôi kết hợp tôm, cua thả lang cần có diện tích ao nuôi lớn, các ao đầm không có hình dạng cố định, cách nuôi truyền thống, phụ thuộc vào tự nhiên, mật độ thả giống thưa, mực nước từ 0.5 đến 1m. Hiện tại ao tôm của Cô Liên có diện tích khoảng 43.000m2.

Thành công với mô hình thả lang tôm, cua ứng dụng chế phẩm sinh học ở Kiên Giang
Thành công với mô hình thả lang tôm, cua ứng dụng chế phẩm sinh học ở Kiên Giang

Cô cho biết ưu điểm của mô hình kết hợp tôm, cua thả lang

  • Vốn đầu tư thấp, rủi ro thấp vì thả nuôi với mật độ thấp. Khả năng phát triển nhanh và đạt kích thước lớn hơn.
  • Không tốn chi phí về thức ăn vì không sử dụng thức ăn công nghiệp. Với mô hình này thức ăn cho tôm dựa vào thức ăn tự nhiên trong ao.
  • Khi thu hoạch thì thu tỉa dần những cá thể đạt kích cỡ thương phẩm giá bán cao và thả bổ sung con giống (thả tiếp nối hàng tháng).
  • Thu hoạch không cần nhiều nhân lực và thời gian nuôi thường không dài do giống đã lớn.
  • Tôm nuôi với mật độ rất thấp nên tôm ít bị các bệnh phổ biến như hoại tử gan tụy, bệnh phân trắng, bệnh đốm trắng,…
  • Kết hợp nuôi được với cá, cua: Vì thả với mật độ thấp nên có thể tận dùng nhiều tầng nước trong ao để thả kết hợp cá (cá trắm, cá rô phi…) hoặc cua để tăng thêm thu nhập.

Về việc thả giống Cô chia sẻ nuôi tôm theo hình thức thả lang này thì thả giống vào ao mật độ từ 1-2 con/m2 với diện tích ao lớn, cỡ tôm thả nuôi 1,5-2 cm/con. Bổ sung giống quanh năm.

Trước tết Cô thả 40.000 con tôm sú, 30 ngày sau thả thêm 15.000 con tôm sú nữa, khi tôm lên size 30 con/kg thì thu hoạch. Lúc này đàn tôm đầu đã 75 ngày, mỗi ngày mỗi thu tỉa.

Thành công với mô hình thả lang tôm, cua ứng dụng chế phẩm sinh học
Thành công với mô hình thả lang tôm, cua ứng dụng chế phẩm sinh học

Khi thấy tôm thu được ít là dừng lại, tiến hành kiểm tra nước, xử lý ao, rồi tiến hành thả tiếp đàn tôm thứ 3 là 60.000 con. Do đàn tôm giống Cô thả đợt thứ 3 này con giống không đạt chất lượng, tôm bị hao hụt nhiêu, nên Cô đã tiến hàng thả tiếp 40.000 con.

Thành công với mô hình thả lang tôm, cua ứng dụng chế phẩm sinh học
Thành công với mô hình thả lang tôm, cua ứng dụng chế phẩm sinh học

Trong thời gian chờ đàn tôm thứ 3 lớn, lúc này Cô vẫn còn đàn tôm đợt thứ 2, lúc đó tôm ở size 12 con/kg, mỗi ngày mỗi thu cho đến khi đàn tôm thả đợt thứ 3 lớn đạt size 30 con/kg thì thu hoạch. Và cứ nối tiếp bổ sung giống vào ao. Hiện tại, đàn tôm thứ 5 của Cô đã hơn một tháng chờ ngày đạt size thì có thể thu tỉa.

Thành công với mô hình thả lang tôm, cua ứng dụng chế phẩm sinh học
Thành công với mô hình thả lang tôm, cua ứng dụng chế phẩm sinh học

Ứng dụng chế phẩm vi sinh vào mô hình kết hợp tôm, cua thả lang.

Cô cho biết tuy tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên có sẵn nhưng thức ăn tự nhiên cũng có hạn nên nuôi theo mô hình này cũng cần bổ sung thêm vi sinh vào ao nuôi để tạo thêm nguồn thức ăn tự nhiên cho ao, tăng nguồn dinh dưỡng, tăng các vi sinh vật có lợi. Hỗ trợ cho con tôm khỏe mạnh, mau lớn, rút ngắn thời gian nuôi.

Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản

Việc nuôi mô hình thả lang thường chỉ sử dụng lượng nước cố định trong ao. Lâu ngày làm giảm chất lượng nước, tồn dư lượng chất thải, mùn bã hữu cơ phân tôm, cá thải ra và rong tảo tàn lắng tụ xuống đáy ao làm tích tụ cặn bẩn tạo khí độc và mầm bệnh cho ao tôm.

Thành công với mô hình thả lang tôm, cua ứng dụng chế phẩm sinh học
Thành công với mô hình thả lang tôm, cua ứng dụng chế phẩm sinh học

Để giúp xử lý tốt phần đáy ao bị đen, có mùi hôi, phân hủy chất hữu cơ dư thừa, rong tảo tàn lắng tụ cải thiện chất lượng nước. Cô Liên định kỳ dùng chế phẩm sinh học EM Aqua 5 lít gốc/43.000m2, 7 ngày/lần. Đồng thời dùng Men vi sinh chuyên xử lý đáy (BIO-TC7 DB) 1kg/43.000m2, 2 tuần/lần.

Thành công với mô hình thả lang tôm, cua ứng dụng chế phẩm sinh học
Thành công với mô hình thả lang tôm, cua ứng dụng chế phẩm sinh học

Hai dòng men này Cô dùng men gốc không tăng sinh, hòa với nước ao, tạt đều khắp mặt ao vào buổi sáng khoảng 9-10h sáng. Sau khi dùng men vi sinh EM Aqua và men xử lý đáy (BIO-TC7 DB) vài giờ sau – khoảng 3h chiều Cô đánh kèm thêm 5-10 bao zeolite cho ao 43.000m3 (tùy vào điều kiện ao) để tăng cường lượng oxy cho ao, hấp thu các khí độc tích tụ ở đáy ao như: NH3, H2S, phân hủy xác tảo, các chất lơ lửng bẩn trong ao nuôi, làm sạch nước giúp cân bằng môi trường nước, ổn định độ pH.

Thành công với mô hình thả lang tôm, cua ứng dụng chế phẩm sinh học
Thành công với mô hình thả lang tôm, cua ứng dụng chế phẩm sinh học

Trong suốt vụ nuôi, duy trì định kỳ tạt men vi sinh EM Aqua và men xử lý đáy (BIO-TC7 DB) chất lượng nước lượng được ổn định, thuận lợi cho tôm, cua phát triển. Cô cho biết nhờ sử dụng vi sinh định kỳ nước ao cũng không cần thay đổi, cứ xử lý là nuôi tiếp, hoặc xử lý định kỳ là thả giống bổ sung nối tiếp hàng tháng.

Thành công với mô hình thả lang tôm, cua ứng dụng chế phẩm sinh học
Thành công với mô hình thả lang tôm, cua ứng dụng chế phẩm sinh học

Ngoài dùng vi sinh để xử lý nền đáy ao, chất lượng nước, trước khi thả tôm 2 ngày Cô còn tạt Azomite cung cấp khoáng cho ao nuôi. Khi tôm thả được 30 ngày tạt azomite lúc 20h , định kỳ 2 tuần tạt azomite/lần/bao.

Cô Liên chia sẻ nhờ sử dụng chế phẩm vi sinh EM Aqua, men xử lý đáy ao (BIO-TC7 DB) định kỳ mà chất lượng nước ao ổn định, nền đáy ao trong sạch, giúp tôm, cua khỏe mạnh, không bị bệnh, phát triển tốt, giúp ao nuôi của Cô đạt năng suất cao.

Hy vọng những chia sẻ trên đây đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho người nuôi ứng dụng vào mùa vụ một cách tốt nhất. Hẹn gặp lại quý bà con ở những bài chia sẻ tiếp theo!

Tin Cậy kính chúc quý bà con có những vụ nuôi thành công!!!

Tác giả: Nguyễn Hiền


Mọi thắc mắc về “Thành công với mô hình thả lang tôm, cua ứng dụng chế phẩm sinh học ở Kiên Giang”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 671 281 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy

Facebook: Tin Cậy Group

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo