Thành Công Từ Mô Hình Nuôi Tôm Kết Hợp Trồng Lúa
Mô hình luân canh trồng lúa với nuôi tôm đã hình thành khá lâu đời và hiện cũng đang phát triển mạnh ở những nơi có diện tích đất nhiều thích hợp với mô hình này điển hình như tỉnh Kiên Giang và các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long có điều kiện thích hợp.
Trước đây, mô hình nuôi tôm kết hợp trồng lúa này còn gặp nhiều khó khăn do tính ngắn hạn và vấn đề lợi nhuận khi kết hợp 2 đối tượng nuôi – trồng lại với nhau.
Tuy nhiên, hiện nay mô hình này đã và đang đem lại thu nhập khá cho người nông dân, cải thiện được cuộc sống, phù hợp với xu thế chung của vùng đất, hạn chế được dịch bệnh, chi phí thức ăn đầu vào, chi phí nhân công.
Khâu chăm sóc đơn giản nhưng thu nhập khá cao, cải thiện được kinh tế cho bà con nông dân, những con người chân chất, thật thà và dành tình yêu vô bờ bến với mô hình này.
Thực tế cho thấy, việc trồng lúa trên đất nuôi tôm không xảy ra “xung đột” trong quá trình sản xuất, mà là mô hình “rất thông minh”. Xung quang ruộng lúa được đào sâu thành các rảnh sâu khoảng 0,8 – 1m.
Vào mùa khô, nước ngoài sông, rạch mặn thì lấy vào nuôi tôm, khi mưa xuống nước ngọt thì đưa vào trồng lúa. Đây là một mô hình rất tiện lợi, một sự kết hợp hoàn hảo và phù hợp nhất khi luân canh, vừa thu được lợi nhuận từ tôm, vừa thu được lợi nhuận từ lúa.
Sở dĩ mô hình này thành công vì bà con mình đã tận dụng tối đa tính chất của lúa và tôm để hạn chế thấp nhất nguồn thức ăn, sau khi nuôi một vụ tôm thì tiến hành trồng một vụ lúa, khi đó những chất thải hữu cơ dưới đáy ao sau khi thu hoạch tôm sẽ làm cho ruộng lúa màu mỡ, người trồng lúa chỉ bón một lượng phân nhỏ là đáp ứng nhu cầu phát triển của cây lúa.
Tuy mô hình này còn gặp những khó khăn nhất định như tỷ lệ sống của tôm không cao, mật độ thả nuôi thấp nên năng suất thấp hơn nuôi tôm công nghiệp nhưng nhìn chung tổng quan chi phí để đầu tư cũng như chăm sóc thấp hơn rất nhiều.
Từ đó lợi nhuận sẽ sinh cao, do nuôi theo phương pháp quảng canh nên chất lượng sản phẩm đầu ra sẽ đảm bảo chất lượng tốt nhất. Do đó hiện nay mô hình này đang giúp rất nhiều bà con thoát nghèo, vừa tạo thu nhập vừa an toàn và tận dụng tối đa từng mùa vụ để kết hợp nuôi tôm – trồng lúa một cách thông mình và an toàn nhất.
Tin Cậy hy vọng mô hình này luôn phát triển bền vững để bà con mình có thu nhập cao, ít tốn chi phí mà năng suất cao, an toàn sinh học với môi trường, tính chất đất được đảm bảo và không gây ô nhiễm môi trường, xứng đáng với mô hình phát triển bền vững đối với những bà con yêu nghề, chọn con tôm – cây lúa là đối tượng sản xuất chính của mình.
Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản
Tin Cậy kính chúc quý bà con có những vụ nuôi thành công!
Mọi thắc mắc về “Thành công từ mô hình nuôi tôm kết hợp trồng lúa”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 671 281 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ
Bài viết liên quan
Bệnh Vi Bào Tử Trùng (EHP) Trên Tôm
Bệnh Vi Bào Tử Trùng (EHP) Trên Tôm Dịch bệnh luôn là nguy cơ lớn [...]
Th11
Nấm Đồng Tiền Trong Ao Nuôi Tôm
Nấm Đồng Tiền Trong Ao Nuôi Tôm – Cách Phòng Và Biện Pháp Xử Lý [...]
Th11
Phòng Và Trị Bệnh Đốm Trắng Trên Cá Bớp
Phòng Và Trị Bệnh Đốm Trắng Trên Cá Bớp Bệnh đốm trắng là một trong [...]
Th11
Cải Thiện Tăng Trưởng Và Sức Khỏe Tôm Thẻ Chân Trắng Nhờ Inositol
Cải Thiện Tăng Trưởng Và Sức Khỏe Tôm Thẻ Chân Trắng Nhờ Inositol Inositol là [...]
Th11
Công Dụng Của Diệp Hạ Châu Trong Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
Công Dụng Của Diệp Hạ Châu Trong Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng (Litopenaeus vannamei) Trong [...]
Th10
Biện Pháp Xử Lý Khi Cá Tra Có Dấu Hiệu Bệnh Xuất Huyết
Biện Pháp Xử Lý Khi Cá Tra Có Dấu Hiệu Bệnh Xuất Huyết Bệnh xuất [...]
Th10