Tảo Trong Ao Nuôi Và Các Biện Pháp Xử Lý

Tảo trong ao nuôi là một trong những thành phần không thể thiếu. Tảo đóng nhiều vai trò quan trọng, giúp cân bằng nguồn thức ăn cho cá. Tuy nhiên chúng ta cẩn kiểm soát ở mức vừa phải. Nếu để tảo phát triển quá mức sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng.

tảo trong ao nuôi

Vai trò của tảo trong ao nuôi

Tảo được xem là nguồn thức ăn tự nhiên. Ngoài ra còn là thành phần sinh thái quan trọng đối với những ao nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt là nuôi cá. Đa số những loài cá sử dụng thức ăn tự nhiên như một nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể. Tảo chính là thành phần dinh dưỡng quan trọng trong hệ thống thức ăn tự nhiên đó.

Tuy nhiên, nếu như phát triển quá mức. Đặc biệt là sự hình thành và phát triển của những loài tảo độc, sẽ gây biến đổi hệ sinh thái trong ao nuôi. Từ đó làm thay đổi các yếu tố chất lượng nước, gây ảnh hưởng đến hô hấp và sức khỏe của cá nuôi.

Trong bài viết “ Vấn đề tảo trong ao nuôi tôm và cách xử lý” của Tin Cậy có để cập đến định nghĩanói về một số loài tảo độc. Quý bà con có thể xem tham khảo thêm tại: Tảo trong ao nuôi cá và cách xử lý

Trong bài viết hôm nay, Tin Cậy tập trung phân tích vấn đề tảo trong ao nuôi cá. Cung cấp một số hình ảnh thực tế của các khách hàng. Nêu cho bà con một số phương pháp kiểm soát tảo hiệu quả cho những ao nuôi cá của bà con.

taoaonuoi2

Hình ảnh thực tế tại ao nuôi một số khách hàng của Tin Cậy

Tảo dày đặc gây chết cá hàng loạt
Tảo dày đặc gây chết cá trong ao nuôi của anh Việt tại Long An
Tảo trong ao câu cá giải trí của anh Hữu, Quận 9
Tảo trong ao câu cá giải trí của anh Hữu, Quận 9
Tảo trong ao nuôi theo mô hình VAC của anh Huy, Tiền Giang
Tảo trong ao nuôi theo mô hình VAC của anh Huy, Tiền Giang
Tảo dày đặc trong ao sàn xuất cá giống của anh Phú, Đồng Nai
Tảo dày đặc trong ao sàn xuất cá giống của anh Phú, Đồng Nai

Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản

Chế phẩm sinh học EM AQUA chuyên xử lý nước

Men vi sinh xử lý khí độc NO2 (Bio-TC8)

Men vi sinh xử lý khí độc NH4/NH3 (Bio-TC3)

Men vi sinh xử lý đáy ao nuôi (Bio-TC7)

Men vi sinh xử lý phèn (Bio-TC5)

Nguyên nhân

  • Khác với những ao nuôi tôm thâm canh, trong những ao nuôi cá thường không có sử dụng hệ thống quạt nước sục khí. Kết hợp với ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp xuyên suốt xuống ao. Ao không có hệ thống tuần hoàn, do đó rất dễ hình thành tảo dày đặc trong ao. Đặc biệt đối với những ao không có sự cải tạo, quản lý chăm sóc tốt.
Ánh sáng mặt trời liên tục là một trong những nguyên nhân hình thành tảo trong các ao nuôi cá
Ánh sáng mặt trời liên tục là một trong những nguyên nhân hình thành tảo trong các ao nuôi cá
  • Ngoài ra, nguồn phân hữu cơ trong những ao nuôi cá được bón quá mức. Cá thường sử dụng nguồn thức ăn tự nhiên nhiều, mô hình nuôi đa phần là quảng canh. Nên sự dư thừa của các loại thức ăn tự nhiên và phân hữu cơ chính là nguyên nhân gián tiếp hình thành tảo. Do đây là nguồn dinh dưỡng dồi dào cho các loại tảo phát triển.

taoaonuoi8

Phương pháp kiểm soát tảo trong ao nuôi

  • Quản lý, cải tạo thật tốt ao nuôi của bà con ngay từ đầu vụ. Kết hợp với việc chăm sóc quản lý tốt ao nuôi cá của mình.

taoaonuoi9

  • Sử dụng chế phẩm sinh học. Nổi bật chính là Chế phẩm vi sinh EM1:
    • Quý bà con tiến hành ủ tăng sinh chế phẩm sinh học EM1 (của hãng EMRO – Nhật Bản)
chế phẩm sinh học EM gốc
chế phẩm sinh học EM gốc

 

 

    • Công thức tăng sinh như sau: bà con cho 1 lít EM 1 + 1 lít mật rỉ đường + 18 lít nước sạch. Sau đó bà con ủ kín từ 5-7 ngày là sẽ được 20 lít EM2 thứ cấp.
Quá trình ủ tăng sinh EM1
1l EM1                                                1l mật rỉ đường                             18l nước sạch
    • Sau khi ủ xong, quý bà con mình sử dụng 20 lít EM2 thứ cấp đó tạt đều xuống ao 1000m3. Thời điểm tốt nhất bà con mình tạt để cắt tảo là lúc 7-8h tối.
    • Cứ thế, bà con tạt liên tục 2-3 ngày thì bà con sẽ kiểm soát được tảo trong ao nuôi của mình. Tiêu diệt những loài tảo độc và cân bằng những loài tảo có lợi trong ao nuôi.
    • Tuy nhiên, nếu sử dụng liên tục cắt tảo thì dễ xảy ra tình trạng tảo tàn, sụp tảo. Để giải quyết tình trạng này, bà con mình chỉ cần thực hiện:
      • Vào buổi sáng lúc khoảng 9-10h sáng, bà con mình tiến hành cấy lại vi sinh. Gây lại màu nước để ngăn ngừa hiện tượng sụp tảo.
      • Bà con mình vẫn sử dụng EM2 thứ cấp và tạt vào nước ao với liều lượng khoảng 5-7 lít cho 1000m3.
  • Sử dụng kết hợp một số phương pháp như sau:
    • Sử dụng sản phẩm có chất Yucca Schidigera. Kết hợp Zeolite để giảm bớt khí độc do tảo sinh ra.
Sử dụng Yucca Schidigera, kết hợp Zeolite để giảm bớt khí độc do tảo
Sử dụng Yucca Schidigera, kết hợp Zeolite để giảm bớt khí độc do tảo
    • Mặt khác, nước trước khi cấp vào ao nuôi bà con nên được xử lý bằng hóa chất diệt khuẩn như Chlorine, BKC, Formaline… để giảm mật độ tảo của nước sau khi cấp.

Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản

Chế phẩm sinh học EM AQUA chuyên xử lý nước

Men vi sinh xử lý khí độc NO2 (Bio-TC8)

Men vi sinh xử lý khí độc NH4/NH3 (Bio-TC3)

Men vi sinh xử lý đáy ao nuôi (Bio-TC7)

Men vi sinh xử lý phèn (Bio-TC5)

Lời kết

Với những cách làm trên, Tin Cậy tin rằng bà con mình sẽ giải quyết được tình trạng tảo dày đặc trong ao nuôi cá của mình.

KÍNH CHÚC QUÝ BÀ CON CÓ NHỮNG MÙA VỤ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN THẬT THÀNH CÔNG!!!!


Mọi chi tiết về “Tảo trong ao nuôi và các biện pháp xử lý”, bà con vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4 đường số 3, Khu Dân Cư Vạn Phúc, P.Hiệp Bình Phước, Tp.Thủ Đức, Tp. HCM

Điện Thoại: (028) 2253 3535 – 0903 908 671 – 0902 882 249

Email: kinhdoanh@tincay.comtincay@tincay.comtincaygroup@gmail.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo