Tại Sao Phải Kiểm Tra Chỉ Tiêu Kali Trong Nước Nuôi Tôm? Bao Nhiêu Là Đủ?

Ngoài tự nhiên, tôm sống khỏe, không bị stress, phát triển đạt tối đa về kích thước và khối lượng ở môi trường nước biển có độ mặn 35‰. Đó là môi trường lý tưởng nhất cho tôm sinh trưởng và sinh sản, tôm tiến hóa qua các thế hệ để phù hợp với môi trường có độ mặn cao. Ta cũng biết rằng độ mặn tỷ lệ thuận với hàm lượng khoáng đa lượng và vi lượng. Có nghĩa là môi trường có độ mặn cao thì hàm lượng khoáng cũng dồi dào hơn.

Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản

Khoáng đa lượng giúp cấu tạo vỏ tôm, điều hòa áp suất thẩm thấu, dẫn truyền thần kinh, trao đổi chất, có vai trò trong hệ thống enzym của tôm, bao gồm: Natri (Na), Magie (Mg), Canxi (Ca), Kali (K) ,… Khoáng vi lượng đóng vai trò quan trọng trọng hệ hô hấp, tham gia quá trình trao đổi chất, tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng,… Bao gồm các khoáng như Crôm (Cr), Đồng (Cu), Sắt (Fe), Kẽm (Zn), Mangan (Mn), Selen (Se),… Trong số đó, Kali là 1 khoáng đa lượng rất quan trọng mà có thể bà con không chú ý nhiều, không kiểm tra định kỳ, dẫn đến việc không nắm được hàm lượng K+ có trong nước, và không bổ sung kịp thời. Đây là một trong những nguyên nhân khiến tôm yếu, giảm ăn, thậm chí là bị cong thân đục cơ và đốm đen.

Hôm nay Tin Cậy sẽ giải đáp thắc mắc của về con liên quan đến chỉ tiêu khoáng này. Tại sao phải kiểm tra, kiểm tra như thế nào, và hàm lượng bao nhiêu là đủ cho tôm phát triển khỏe mạnh.

Tại sao phải kiểm tra chỉ tiêu kali trong nước nuỗi tôm?
Tại sao phải kiểm tra chỉ tiêu kali trong nước nuỗi tôm?

Tầm quan trọng của khoáng Kali

Phải kiểm tra định kỳ vì K+ đóng những vai trò quan trọng như sau:

  • Kali cho ao nuôi tôm hay còn được gọi là Potassium DiFormate (C2H3KO4) – Là phân tử axit kép dạng muối đôi, giúp làm giảm pH dạ dày, tạo môi trường kiềm (rất cần thiết) trong dạ dày và ruột tôm, nhờ đó làm tăng sự giải phóng enzyme từ gan tụy, giúp tôm tiêu hóa thức ăn tốt và hấp thụ dinh dưỡng hoàn toàn.
  • Formate cũng khuếch tán vào vi khuẩn gây bệnh trong đường tiêu hóa và axit hóa sự trao đổi chất của chúng, khiến tế bào vi khuẩn có hại chết. Nhờ đó, vi khuẩn có lợi (Lactobacilli, Bifidobacteria) có cơ hội thuận lợi để phát triển mạnh mẽ, giúp cải thiện sức khỏe đường ruột, tăng sức đề kháng. Đường ruột tôm khỏe, đó cũng là 1 yếu tố quan trọng giúp giảm khả năng bị bệnh phân trắng.
  • K+ tham gia dẫn truyền xung động thần kinh cơ, tham gia vào quá trình điều hòa áp suất thẩm thấu, hoạt động của enzyme trong tế bào.
  • K+ có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, do đó khi thiếu Kali tôm sẽ bị suy yếu, biếng ăn, hoạt động kém, tăng trưởng chậm thậm chí là chết hàng loạt.

Bà con chú ý quan sát, nếu tình trạng thiếu khoáng xảy ra, thì sẽ có những dấu hiệu nhận biết sau:

  • Tôm suy yếu, biếng ăn, chậm lớn, còi cọc
  • Tôm bị cong thân, đục cơ
  • Đường ruột tôm mờ nhạt
  • Xuất hiện các đốm đen li ti trên lớp vỏ tôm
  • Tôm khó lột, lột dính đuôi và chết rải rác
Tôm bị cong thân, đục cơ, đường ruột tôm mờ nhạt - Tại sao phải kiểm tra chỉ tiêu kali trong nước nuôi tôm
Tôm bị cong thân, đục cơ, đường ruột tôm mờ nhạt – Tại sao phải kiểm tra chỉ tiêu kali trong nước nuôi tôm
Tôm bị đốm đen li ti trên vỏ - Tại sao phải kiểm tra chỉ tiêu Kali trong nước nuôi tôm
Tôm bị đốm đen li ti trên vỏ – Tại sao phải kiểm tra chỉ tiêu Kali trong nước nuôi tôm

Định kỳ kiểm tra K+  của ao nuôi

Cũng tương tự như Ca và Mg, K+ cũng rất cần được kiểm tra định kỳ.

Đới với ao có độ mặn tương đối (10 – 15‰), có đủ nguồn nước sạch để thay thường xuyên, bà con phải kiểm tra từ đầu vụ. Sau đó định kỳ hàng tháng kiểm tra lại K+ 1 lần.

Đối với ao có độ mặn thấp (4-10), lượng khoáng trong  nước cũng không dồi dào, định kỳ 2 tuần 1 lần, bà con tiến hành test K+. Càng về những tháng cuối, đây là thời điểm tôm hấp thu kháng nhiều hơn thì tần suất test cũng sẽ nhiều hơn. Tuy nhiên, quan trọng là bà con để ý chất lượng nước trong vùng nuôi của mình. Nếu kiểm tra liên tiếp vài lần mà K+ vẫn ổn định thì bà con có thể “lười biếng” 1 chút, lâu lâu kiểm tra cũng có thể chấp nhận được.

Đối với ao nuôi siêu thâm canh công nghệ cao, tốt nhất là tiến hành test mỗi ngày, cùng với các chỉ tiêu pH, kiềm, NH3, NO2, Ca, Mg.

Test K và chế phầm EM Aqua xử lý nước - Tại sao phải kiểm tra chỉ tiêu Kali trong nước nuôi tôm
Test K và chế phầm EM Aqua xử lý nước – Tại sao phải kiểm tra chỉ tiêu Kali trong nước nuôi tôm

Công cụ để kiểm tra hàm lượng K+

Cho kết quả nhanh và chính xác, Tin Cậy xin giới thiệu đến quý bà con dòng test nhanh của hãng JBL. Xuất xứ từ Đức. Số lần test: 25 lần

Kiểm tra hàm lượng K+ trong ao nuôi tôm - Tại sao phải kiểm tra chỉ tiêu Kali trong nước nuôi tôm
Kiểm tra hàm lượng K+ trong ao nuôi tôm – Tại sao phải kiểm tra chỉ tiêu Kali trong nước nuôi tôm

→ Tham khảo chi tiết sản phẩm: Test Kali JBL – Kiểm tra Kali trong nước

Có thể dùng để kiểm tra K+ có trong cả môi trường nước mặn và nước ngọt như nước ao nuôi tôm, bể nuôi cá cảnh, hồ thủy sinh, nước sinh hoạt,…

Kiểm tra hàm lượng K+ trong bể nuôi cá cảnh - Tại sao phải kiểm tra chỉ tiêu Kali trong nước nuôi tôm?
Kiểm tra hàm lượng K+ trong bể nuôi cá cảnh – Tại sao phải kiểm tra chỉ tiêu Kali trong nước nuôi tôm?

Cách test cũng khá đơn giản, có bảng hướng dẫn sử dụng chi tiết trong hộp.

Tin Cậy xin tóm tắt lại như sau cho bà con dễ theo dõi:

Tại sao phải kiểm tra chỉ tiêu Kali trong nước nuôi tôm?
Tại sao phải kiểm tra chỉ tiêu Kali trong nước nuôi tôm?

Hướng dẫn sử dụng

  1. Rửa ống nghiệm bằng nước sạch và rửa 1 lần nữa với nước (ao, hồ) cần test
  2. Lấy 15ml nước (ao, hồ) vào ống nghiệm
  3. Lắc đều lọ thuốc thử số 1. Nhỏ 10 giọt thước thử số 1 vào ống nghiệm. Lắc tròn.
  4. Tiếp tục, cho 1 muỗng thuốc thử số 3 vào ống nghiệm , lắc tròn nhẹ nhàng cho đến khi bột tan hết
  5. Đặt ống thủy tinh dài có chia vạch lên dấu chéo màu đen trên tấm bìa (mặt sau của bảng hướng dẫn sử dụng). Dùng xi-lanh lấy dụng dịch từ ống nghiệm thấp cho từ từ vào ống thủy tinh dài, đến khi nhìn từ trên xuống mà không còn nhìn thấy dấu chéo nữa.
  6. Đọc trị số trên ống thủy tinh dài có chia vạch, đó chính là nồng độ K+, đơn vị là mg/l (ppm)
Tại sao phải kiểm tra chỉ tiêu Kali trong nước nuôi tôm?
Tại sao phải kiểm tra chỉ tiêu Kali trong nước nuôi tôm?

Nhìn từ trên xuống mà không còn thấy dấu chéo thì đọc kết quả

Lưu ý: Nếu mẫu là nước mặn có hàm lượng khoáng Kali cao thì ta tiến hành pha mẫu trước với tỷ lệ 1:10, hoặc 1:20, hoặc 1:30. Tức là 1 ml nước (ao, hồ) với 10 hoặc 20 hoặc 30 ml nước sạch. Sau khi có kết quả cuối cùng, ta lấy con số đó nhân với tỷ lệ pha loãng là ra kết quả cuối cùng. Chính là hàm lượng mg/l K+ có mặt trong nước.

Thí dụ: Khách hàng Anh Công ở Hà Tĩnh muốn kiểm tra hàm lượng K+ có trong nước ao tôm, độ mặn là 10‰. Anh tiến hành tuần tự các bước từ 1->6. Kết quả cho ra hàm lượng K+ trên 15mg/l. Ở mức này không có vạch chia nên không biết được chính xác K+ là bao nhiêu. Anh tiến hành pha loãng mẫu ra 15 lần. Sau đó đo lại thì thu được kết quả trên ống nghiệm dài là 13mg/l. Sau đó, anh tính như sau: 13 x 15 = 195. Kết quả cuối cùng là, hàm lượng K+  chính xác là 195mg/l.

Anh dùng test sera để kiểm tra Ca và Mg, kết quả: Ca: 180mg/l, Mg: 547mg/l. Tỷ lệ Mg:Ca:K=547:180:195=3:1:1. Đây là kết quả rất chuẩn, tương đương trong nước biển. Chứng tỏ anh đã bổ sung khoáng rất đầy đủ, và còn thường xuyên kiểm tra bằng test nhanh. Tin Cậy tin rằng, với thói quen tốt này, tôm trong ao của anh sẽ phát triển rất khỏe mạnh.

Tỉ lệ ion khoáng cho tôm ở ao có độ mặn thấp

Tôm có thể hấp thu khoáng trực tiếp từ môi trường nước thông qua hấp thụ qua mang, bề mặt cơ thể, hoặc thông qua bổ sung vào thức ăn, và thay đổi theo sự điều hòa áp suất thẩm thấu và muối. Trong thành phần dinh dưỡng của thức ăn đã có một số các chất khoáng vi lượng. Tuy nhiên, lượng đó vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu của tôm, đặc biệt là trong giai đoạn tôm lột xác. Tôm lớn lên bằng cách lột xác, vì vậy việc hấp thu khoáng đầy đủ sẽ giúp quá trình lột xác và tạo vỏ mới được thuận lợi, vỏ tôm sẽ cứng, chắc và bóng. Trong thành phần khoáng ăn Nova-Calphos có hàm lượng khoáng cao, rất thích hợp để kích tôm lột xác, cứng vỏ và chắc thịt.

Khoáng ăn Nova-Calphos, thể tích 1 Lit
Khoáng ăn Nova-Calphos, thể tích 1 Lit

→ Tham khảo chi tiết sản phẩm: Khoáng bổ sung cho tôm – Nova Calphos

Khi nuôi tôm ở những vùng có độ mặn thấp, có sự chênh lệch giữa áp suất thẩm thấu trong cơ thể và môi trường ngoài, tôm sẽ khó khăn hơn trong việc lấy muối khoáng hòa tan trong môi trường nước vì vậy khoáng phải được bổ sung trực tiếp trong khẩu phần ăn. Môi trường ngoài có thể đáp ứng đủ yêu cầu về Na+ của tôm. Trong khi đó, K+ thường thiếu hụt và cần cân đối khi nuôi tôm ở độ mặn thấp. Theo nhu cầu về hàm lượng K+ thì việc bổ sung khoảng 1% trong khẩu phần là đủ. Với thành phần chứa khoảng 67 nguyên tố khoáng đa, vi lượng quan trọng, Azomite chính là sản phẩm hoàn hảo, giúp bà con bớt được mối trăn trở phải chọn loại khoáng nào giữa biển sản phẩm mà ai cũng quảng cáo của mình là nhất. Nếu tin tưởng, bà con có thể chọn Tin Cậy là đơn vị cung cấp.

Khoáng Azomite, xuất xứ Mỹ, bao 20kg
Khoáng Azomite, xuất xứ Mỹ, bao 20kg

→ Tham khảo chi tiết sản phẩm: Khoáng Azomite

Trong nuôi tôm thâm canh, muốn tôm phát triển tốt nhất thì tỉ lệ các khoáng đa lượng Na:Mg:Ca:K được cân bằng với nhau là yếu tố rất quan trọng. Tỉ lệ không phù hợp các khoáng này trong nước sẽ dẫn đến sự mất cân bằng thẩm thấu, ảnh hưởng đến sự phát triển và sống sót của tôm. Trong nước biển bình thường, tỷ lệ các ion chính Na+:Mg2+:Ca2+:K+ là 27:3:1:1

Lưu ý khi chọn mua khoáng ngoài thị trường

Nước có độ mặn cao hoặc thấp nếu có nồng độ khoáng tối ưu và tỉ lệ ion thích hợp thì không cần bổ sung. Tuy nhiên, trong suốt quá trình nuôi, các khoáng chất chủ yếu bị mất đi do sự hấp thụ đất, thu hoạch tôm, thoát nước khi thu hoạch và rò rỉ, làm thay đổi hàm lượng khoáng. Ngoài thể tích ao, bà con cần lưu ý đến tổng khối lượng tôm trong ao để xác định chính xác hàm lượng khoáng cần bổ sung. Nên lựa chọn các sản khoáng có hàm lượng ghi rõ ở bao bì, tỷ lệ ion phù hợp với tiêu chuẩn đã đề cập ở trên, và nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm phải rõ ràng.

Tin Cậy sẽ tiếp tục chia sẻ những thông tin bổ ích cho bà con vào thời gian tới. Mời quý bà con đón xem.

Tác giả: Trinh Nguyễn


Mọi thắc mắc về “Tại sao phải kiểm tra chỉ tiêu Kali trong nước nuôi tôm? Bao nhiêu là đủ?”, xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 671 281 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Facebook: Thủy Sản Tin Cậy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo