Tại Sao Cần Kiểm Tra Chỉ Tiêu PO4

Tảo là một đối tượng không thể xem nhẹ trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản vì sự tồn tại cần thiết của nó, không có thì không ổn, mà có quá nhiều cũng không được. Nhóm tảo có lợi gồm tảo khuê, tảo lục vì bản thân chúng không chứa độc, chúng phát triển nhiều ít gây hiện tượng nở hoa.

Nhóm tảo có hại gồm tảo lam, tảo giáp, tảo mắt vì khi chúng quá nhiều sẽ gây hiện tượng nở hoa, làm nước nhờn, sản sinh nhiều chất độc, ảnh hưởng đến sức khỏe tôm, cá.

Tại sao cần kiểm tra chỉ tiêu PO4
Tại sao cần kiểm tra chỉ tiêu PO4

Nguồn dinh dưỡng cho tảo nói chung chính là Nitơ (N) và Phospho (P), tỷ lệ giữa chúng là N:P = 7:1. Khi tỷ lệ N:P cao, tức nguồn P trong ao thấp thì tảo có lợi chiếm ưu thế, ngược lại nếu tỷ lệ N:P thấp, tức nguồn P càng cao thì tảo có hại sẽ phát triển. P hiếm khi được tìm thấy ở dạng nguyên tố của nó mà tồn tại trong nước hầu như ở dạng phosphate, tức là PO4-P.

Chính vì vậy, đáp án cho câu hỏi “Tại sao cần kiểm tra chỉ tiêu PO4?” đó chính là để dự đoán được loài tảo nào sẽ hiện hữu, tảo có lợi hay tảo có hại. Nếu là tảo lam, tảo giáp, tảo mắt thì phải điều chỉnh ngay phương thức quản lý ao nuôi thủy sản. 

Nguyên nhân PO4-P tăng cao

Với mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh như hiện nay, tôm được cho ăn liên tục mỗi ngày từ 3-4 cữ, đồng nghĩa với việc nguồn N và P luôn hiện diện trong ao. P trong thức ăn không được tôm hấp thụ hoàn toàn, do đó phần dư sẽ được thải ra vào nước.

Kết quả kiểm tra hàm lượng N, P trong nước ao cho thấy tôm chỉ sử dụng 21% N và 19% P trong thức ăn, vì vậy khoảng 79% N và 81% P cho tôm ăn bị thoát ra môi trường hoặc xuống đáy, con số này quả là không nhỏ.

Tại sao cần kiểm tra chỉ tiêu PO4
Tại sao cần kiểm tra chỉ tiêu PO4

Tác hại khi PO4-P tăng cao

Trong quá trình nuôi NO­2-N, NO3-N tăng dần theo thời gian, NH4-N tăng trong tháng đầu và có xu hướng cân bằng vào cuối vụ, là do tảo hấp thu trong quá trình quang hợp. Hàm lượng P thải ra từ thức ăn thừa được tảo hấp thụ mạnh, tuy nhiên do hàm lượng quá lớn nên dẫn đến hiện tượng dư thừa vào cuối vụ. Do đó, càng về cuối vụ thì nước càng bẩn, tảo có hại lại bùng phát cực đại.

Do có vách tế bào cứng nên nếu tôm ăn tảo vào chúng sẽ không tiêu hóa được, dẫn đến hiện tượng tôm bị tắc nghẽn đường ruột hoặc phân bị lỏng, đứt đoạn, phân trắng.

Và khi tảo lam chết đi, nó sẽ lấy đi oxy trong nước và tiết ra độc tố gây hoại tử gan tụy tôm. Song song với đó, nhớt của tảo làm nước ô nhiễm, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn có hại bùng phát gây nên nhiều bệnh khác cho tôm.

Tại sao cần kiểm tra chỉ tiêu PO4
Tại sao cần kiểm tra chỉ tiêu PO4

Cách kiểm tra hàm lượng PO4-P trong nước

Cách test PO4-P đơn giản, tiết kiệm, nhanh chóng nhất đó chính là dùng test sera PO4. Cách sử dụng cụ thể như sau:

Bước 1Rửa lọ thủy tinh nhiều lần bằng mẫu nước cần kiểm tra, sau đó đổ đầy 10ml mẫu nước vào lọ. Lau khô bên ngoài lọ
Bước 2Thêm 6 giọt thuốc thử số 1 vào lọ, lắc tròn
Bước 3Thêm 6 giọt thuốc thử số 2 vào lọ, lắc tròn
Bước 4Thêm 1 muỗng lường (kèm theo bộ test) thuốc thử số 3 vào lọ. Đóng nắp và lắc tròn đều
Bước 5Mở nắp lọ, đợi 5 phút rồi đem so với bảng so màu, sử dụng thang “10 ml+0 ml” để đọc kết quả
Nếu mẫu nước có màu xanh sậm thì hàm lượng POlà 2 mg/l hoặc nhiều hơn thì tiếp tục lặp lại phép thử bằng cách pha loãng mẫu nước như các bước sau:
Bước 6Rửa lọ thủy tinh bằng mẫu nước cần kiểm tra, sau đó đổ đầy 5 ml mẫu nước cần đo + 5ml nước cất vào lọ
Bước 7Lặp lại bước 2 đến bước 4
Bước 8Mở nắp lọ, đợi 5 phút rồi đem so với bảng so màu, sử dụng thang “5 ml+5 ml” để đọc kết quả
Nếu mẫu nước có màu xanh sậm thì hàm lượng PO4 là 4 mg/l hoặc nhiều hơn. Trong trường hợp này, tiếp tục pha loãng mẫu nước ở mức “2 ml mẫu nước + 8 ml nước cất” và lặp lại các bước 2,3,4 và sử dụng thang “2 ml+8 ml” để đọc kết quả
Bước 9Làm sạch trong và ngoài lọ thủy tinh bằng nước máy trước và sau mỗi lần kiểm tra

Bảo quản: Đóng nắp chai thuốc thử ngay sau khi sử dụng, lưu trữ nơi thoáng mát và để tránh xa tầm tay trẻ em.

Test nhanh PO4 Sera
Test nhanh PO4 Sera

Tham khảo sản phẩm: Test nhanh PO4 Sera

Biện pháp quản lý ao tôm

Để ngăn tảo có hại bùng phát thì phải duy trì PO4-P ở mức thấp, cụ thể là dưới 0.03 ppm (0.03 mg/l), càng thấp càng tốt. Biện pháp được khuyến nghị là:

  • Thay từ từ 30% nước đã được xử lý kỹ từ ao lắng vào ao nuôi.
  • Từ đầu vụ phải vét bùn đáy ao kỹ càng. Việc này giúp loại bỏ phần lớn lượng bùn tích tụ từ vụ trước. Khi lấy nước vào xử lý diệt khuẩn, chất hữu cơ trong nước ít sẽ làm tăng hiệu quả của hóa chất, không gây lãng phí hóa chất đã sử dụng. Đồng thời, việc vét bùn cũng là cách để giải phóng Nitơ tích tụ ở đáy ao, đưa tỷ lệ N:P về mức 7:1 sẽ tạo điều kiện cho tảo khuê, tảo lục phát triển, dễ gây màu mước hơn trước khi thả tôm.
Tại sao cần kiểm tra chỉ tiêu PO4
Tại sao cần kiểm tra chỉ tiêu PO4
  • Khi tảo có hại chiếm ưu thế, phải tăng cường sục khí để tăng hàm lượng oxy. Mục đích của việc làm này là để kích thích Photpho liên kết và lắng vào trầm tích đáy ao, làm giảm PO4-P trong nước ngăn tảo có hại bùng phát mạnh hơn nữa.
  • Nên thả cá rô phi cùng với tôm trong cùng một ao hoặc thả cá rô phi vào ao lắng. Thường sống ở tầng nước giữa và tầng đáy, cá rô phi có thể tiêu hóa 30 – 60% protein trong tảo, đặc biệt là tảo lam và tảo lục, từ đó tảo sẽ bị tiêu diệt.
Tại sao cần kiểm tra chỉ tiêu PO4
Tại sao cần kiểm tra chỉ tiêu PO4
  • Cho tôm ăn vừa đủ.
  • Cắt tảo bằng vi sinh EM1 là cách an toàn và hiệu quả cao, phù hợp cả với ao lót bạt và ao đất, được ứng dụng rất nhiều trong bối cảnh nuôi tôm an toàn sinh học ngày nay. Bà con cần hoạt hóa EM1 thành EM2 để tiết kiệm chi phí.

Cách làm như sau: Pha trộn 1 lit EM1 + 1 lit mật rỉ đường + 18 lit nước sạch, khuấy đều, đậy nắp kín, ủ hỗn hợp ở nơi tối từ 5-7 ngày sẽ thu được 20 lit EM2. Dùng 20 – 30 lit EM2, hòa vào nước sạch rồi tạt xuống ao tôm 1.000m3 nước vào 9 giờ tối, đánh vi sinh 3 đêm liên tục.

  • Sau đó ngâm 20 kg vôi CaCO3 + 10 kg Zeolite qua đêm. Hôm sau tạt toàn bộ hỗn hợp vôi, Zeolite xuống ao 1.000m3 nước. Việc này sẽ giúp tảo khuê phát triển mạnh, đồng thời áp đảo tảo giáp và tảo lam, giúp mau lấy lại màu trà.
  • Trong suốt quá trình nuôi phải duy trì tạt vi sinh định kỳ 3-5 ngày 1 lần để phân hủy thức ăn thừa, phân tôm, cặn lơ lửng trong nước, từ đó giảm thiểu được sự dư thừa dinh dưỡng N, P.

Tin Cậy hy vọng đã giải đáp được câu hỏi “Tại sao cần kiểm tra chỉ tiêu PO4-P?” đã nêu ra ở đầu bài và mang đến nhiều thông tin bổ ích cho quý bà con quan tâm. Xin kính chúc quý bà con vụ mùa thuận lợi.

Tác giả: Trinh Nguyễn

Mọi thắc mắc về “Tại sao cần kiểm tra chỉ tiêu PO4”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 701 278 – 0933 015 035 – 0902 671 281

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo