Sử Dụng Kháng Sinh Hợp Lý Trên Tôm

Sử dụng kháng sinh trên tôm ngày nay đang được quan tậm rộng rãi. Ngành tôm đang ngày càng  phát triển, chính vì thế mà yêu cầu về nó cũng ngày một cao.

Hơn 20 năm trước vào thuở sơ khai của ngành tôm. Khi đó các hộ nuôi chủ yếu nuôi theo hình thức quảng canh. Quảng canh cải tiến với mật độ thưa và sử dụng ít thức ăn nên môi trường nuôi sạch và dịch bệnh ít xảy ra và phức tạp như hiện tại.

Ngày nay, nhu cầu của thị trường đang ngày càng tăng. Nên hộ nuôi tôm hay triển khai hình thức nuôi tôm mật độ cao. Đi cùng theo đó là vấn đề nhiều dịch bệnh trên tôm xảy ra, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất cũng như thu nhập của hộ nuôi. Nên người nuôi hay sử dụng các loại thuốc thủy sản cũng như kháng sinh một cách không kiểm soát. Chính vì thế, các loại vi khuẩn đã trở nên lờn thuốc. Từ đó dẫn đến việc sử dụng kháng sinh đã không còn hiệu quả nữa.

Vậy mời bà con cùng Tin Cậy đi tìm hiểu sử dụng kháng sinh như thế nào là hợp lý trong nuôi trồng thủy sản nói chung cũng như nuôi tôm nói riêng nhé.

Sử Dụng Kháng Sinh Hợp Lý Trên Tôm
Sử Dụng Kháng Sinh Hợp Lý Trên Tôm

Tác hại khi lạm dụng kháng sinh

  • Trong hoạt động xuất nhập khẩu:

    • Tồn đọng dư lượng kháng sinh cao trong tôm khiến tôm không đạt chuẩn để xuất khẩu. Vì thế sẽ làm giảm giá trị của con tôm. Lại còn gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng . Nghiêm trọng nhất là khi tôm thành phẩm vượt ngưỡng kháng sinh cho phép.
    • Các cơ quan thẩm quyền về xuất nhập khẩu có thể cấm lô hàng của chúng ta. Hoặc nghiêm trọng hơn là đánh giá thấp chất lượng con Tôm Việt Nam. Qua đó làm giảm giá thành xuất khẩu, gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế của các hộ nuôi.
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng

    • Người tiêu dùng có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều tác hại khi ăn phải Tôm tồn đọng lượng kháng sinh vượt ngưỡng. Điển hình là phản ứng dị ứng hoặc ngộ độc. Phá vỡ hệ vi sinh vật đường ruột, ngộ độc mãn tính khi tiếp xúc với lượng tồn dư thấp trong thời gian dài. Tiềm năng xuất hiện đề kháng vi khuẩn có hại gây bệnh ở người.
  • Gây hiện tượng kháng kháng sinh

    • Gây ra hiện tượng kháng kháng sinh trên tôm và cả trên người: Tôm sử dụng kháng sinh quá liều gây lờn kháng sinh. Người sử dụng ăn phải sản phẩm tồn đọng lưu lượng kháng sinh.
    • Lượng kháng sinh trong sản phẩm không đủ để diệt mầm bệnh hay vi khuẩn ở người. Do đó chúng vẫn tồn tại, sinh sản ra những thế hệ con cháu không có tính cảm ứng ( sensible) với 1 hay với nhiều loại thuốc kháng sinh nào đó. Gây hiện tượng kháng kháng sinh ở người, rất nghiệm trọng trong y tế làm hạn chế thuốc trị bệnh ở người.
  • Gây chết các vi khuẩn có lợi trong ao nuôi

    • Sử dụng kháng sinh không đúng cách có thể tiêu diệt vi khuẩn có lợi trong ao nuôi. Một trong những tác hại nghiêm trọng của việc lạm dụng kháng sinh là gây nguy hại cho hệ vi khuẩn có lợi trong ao nuôi. Kháng sinh phổ rộng tiêu diệt cả vi khuẩn xấu và tốt. Vì vậy nếu sử dụng không đúng cách và liệu lượng có thể mang  lại hiệu quả không tốt cho ao nuôi của bạn.
  • Giảm sức đề kháng

    • Lạm dụng kháng sinh có thể gây tổn thương gan cho cá và tôm nuôi. Ảnh hưởng đến sức đề kháng và khả năng phát triển của chúng.
  • Vi khuẩn nhờn kháng sinh

    • Các hộ dân vẫn sử dụng  kháng sinh vô tội vạ khi không có biểu hiện bệnh lý nào. Mục đích chính của họ là để phòng bệnh. Tuy nhiên, việc này lại gây tác hại nhiều hơn là lợi. Gây hiện tượng nhờn thuốc khi các vi khuẩn tiếp xúc với kháng sinh quá nhiều lần. Dẫn đến lần tiếp theo khi sử dụng thuốc không còn tác dụng điều trị bệnh gây thiệt hại toàn vụ nuôi.
Sử Dụng Kháng Sinh Hợp Lý Trên Tôm
Sử Dụng Kháng Sinh Hợp Lý Trên Tôm

Lưu ý khi sử dụng kháng sinh

Để hạn chế việc vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh, chúng ta nên sử dụng kháng sinh một cách hợp lý:

  • Không sử dụng kháng sinh quá liều hoặc sử dụng khi chưa thấy biểu hiện bệnh,
  • Luôn đặt khâu vô trùng và diệt khuẩn lên hàng đầu để hạn chế lây lan mầm bệnh. Hạn chế sử dụng kháng sinh khi không cần thiết
  • Chỉ dùng kháng sinh điều trị bệnh do nhiễm vi khuẩn (không dùng điều trị bệnh virus gây ra)

Phương pháp lựa chọn sử dụng kháng sinh phù hợp

  • Kháng sinh như tên gọi của nó có nghĩa là chống lại các vi sinh vật, cụ thể là vi khuẩn. Vì vậy thuốc kháng sinh chỉ nên dùng để điều trị các nhiễm trùng do vi khuẩn. Kháng sinh không điều trị các bệnh do vi-rút hoặc nấm.
  • Sử dụng kháng sinh đúng với loại vi khuẩn muốn hạn chế. Sử dụng đúng liều lượng khuyến cáo và đúng thời gian để hạn chế vi khuẩn gây bệnh.
  • Lựa chọn những loại kháng sinh được bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cho phép sử dụng trong thủy sản và nuôi tôm … Tránh sử dụng những loại kháng sinh lạ.
  • Chọn kháng sinh phổ hẹp. Hạn chế sử dụng kháng sinh phổ rộng có thể gây nhờn thuốc
Sử Dụng Kháng Sinh Hợp Lý Trên Tôm
Sử Dụng Kháng Sinh Hợp Lý Trên Tôm

Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản

Các loại kháng sinh mà Tin Cậy khuyến cáo

Hiện nay các loại kháng sinh được phép sử dụng trên tôm rất ít. Quý bà con lưu ý tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, nhãn mác không đúng với thành phần. Gây tồn đọng lượng kháng sinh trong tôm ảnh hưởng đến chất lượng con tôm. Tin Cậy giới thiệu đến quý bà con các loại kháng sinh đã được Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp phép lưu hành trong Thủy sản.

Tin cậy xin giới thiệu đến quý bà con các loại kháng sinh phòng trị bệnh cho Tôm và Cá được cấp phép lưu hành trong thủy sản như : NOVA DOXY 50%, NOVA OXYTETRA, SILVA 54, NOVA-SULTRIM 240, NOVA FLOR 500 …

Sử Dụng Kháng Sinh Hợp Lý Trên Tôm
Sử Dụng Kháng Sinh Hợp Lý Trên Tôm

Giới thiệu về các loại kháng sinh mà Tin Cậy cung cấp

Nova-Doxy 50% WSP Phòng Trị Các Bệnh Nhiễm Trùng

Với công dụng phòng ngừa bệnh đỏ thân gây ra bởi vi khuẩn Vibrio, phòng ngừa hoại tử gan tụy gây chứng tôm chết sớm, bệnh phân trắng, rụng râu, gãy càng…Đặc trị vi khuẩn Vibrio gây rất nhiều bệnh trên con tôm.

Tham khảo sản phẩm: Nova-Doxy 50% WSP Phòng Trị Các Bệnh Nhiễm Trùng

Thuốc Đặc Trị Nhiễm Khuẩn Trên Tôm, Cá Nova Oxytetra 500

Phòng và trị các bệnh nhiễm trùng trên tôm – cá, phòng trị các vi khuẩn gây bệnh đỏ thân, hoại tử gan tụy , .. do Vibiro gây ra, hoặc bệnh nhiễm trùng máu do Streptococcus gây ra trên cá, hoặc sưng chứng bụng, xuất huyết thận và hậu môn do Edwardsiella ictaluri.

Tham khảo sản phẩm: Thuốc Đặc Trị Nhiễm Khuẩn Trên Tôm, Cá Nova Oxytetra 500

Silva 54

Trị bệnh phát sáng do vi khuẩn Vibrio trên tôm hay trị các bệnh nhiễm khuẩn do AeromonasPseudomonas như: đốm đỏ, hậu môn sưng đỏ, xuất huyết…trên cá nuôi nước ngọt.

Nova-Sultrim 240 Đặc Trị Bệnh Xuất Huyết

Đặc trị các bệnh nhiễm khuẩn trên cá do các loại vi khuẩn Edwardsiella ictaluri, Aeromonas, Flexibacter, Pseudomonas, Enterobacteria, Vibrio spp gây các triệu chứng: sưng chướng bụng, gan – thận có mủ, lở loét toàn thân, đốm trắng, đốm đỏ, trắng đuôi, tuột nhớt, thối đuôi, thối vây.

Tham khảo sản phẩm: Nova-Sultrim 240 Đặc Trị Bệnh Xuất Huyết – Trương Chướng Bụng Ở Cá

Flor 500 For Fish – Kháng Sinh Trị Các Bệnh Nhiễm Trùng Trên Cá

Trị bệnh nhiễm trùng huyết và đường ruột do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri thường gặp trên cá tra, cá basa.

Tham khảo sản phẩm: Flor 500 For Fish – Kháng Sinh Trị Các Bệnh Nhiễm Trùng Trên Cá

Ngoài ra còn một số loại kháng sinh phòng ngừa bệnh trên tôm, cá mà nếu bà con quan tâm có thể liên hệ Tin Cậy chúng tôi để được tư vấn lựa chọn kháng sinh và hướng dẫn sử dụng đúng cách đúng liều lượng, mang lại một vụ nuôi thành công cho quý bà con.

Tin Cậy kính chúc quý bà con có những vụ nuôi thành công!


Mọi thắc mắc về “Sử Dụng Kháng Sinh Hợp Lý Trên Tôm”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 671 281 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo