Sự Cần Thiết Của Vi Sinh Trong Nuôi Tôm

Nghành công nghiệp nuôi tôm tại Việt Nam đang phát triển nhanh chóng và cùng với việc mở rộng thêm qui mô nuôi và sản xuất, mức độ thâm canh cao dẫn đến nhiều mầm bệnh nguy hiểm xuất hiện ảnh hưởng đến nghành công nghiệp nuôi tôm này và gây tổn thất năng nề về mặt kinh tế cho bà con.

Để không bị tổn thất về mặt kinh tế do những mầm bệnh này gây ra cho tôm đã tạo ra sự bùng nổ sử dụng kháng sinh được ví như biện pháp điều trị và phòng ngừa. Tuy nhiên thì nhu cầu sử dụng chế phẩm vi sinh cũng tăng lên đáng kể, chế phẩm vi sinh được nhiều bà con lựa chọn để thay thế cho kháng sinh trong việc ngăn chặn mầm bệnh.

Sự cần thiết của vi sinh trong nuôi tôm
Sự cần thiết của vi sinh trong nuôi tôm

Vì sao vi sinh trong nuôi tôm lại cần thiết?

Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự mở rộng của chế phẩm sinh học này đó là mối lo lắng trong việc sử dụng kháng sinh quá nhiều gây ra vấn đề lờn thuốc. Có thể nói kháng sinh là phương pháp điều trị hiệu quả nhất trong việc chữa bệnh gây ra do vi khuẩn nhưng trong thực tế chúng ta phải sử dụng kháng sinh nhiều hơn so với dự kiến gây ra chi phí cao, đây là nguyên nhân tại sao chế phẩm vi sinh trong nuôi tôm là một trong những lựa chọn hoàn hảo thay thế cho kháng sinh.

Lợi ích của chế phẩm vi sinh được nhiều bà con chăn nuôi công nhận rộng rãi và việc sử dụng chế phẩm vi sinh ngăn chặn những mầm bệnh nguy hiểm hoặc giải quyết những vấn đề về đường tiêu hóa cũng như trong vấn đề xử lý chất thải.

Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản

Một số nghiên cứu đã chỉ ra những mặt lợi ích của chế phẩm vi sinh trong nuôi trồng thủy sản như: ức chế mầm bệnh, xử lý nước, cải thiện tăng trưởng, tỷ lệ sống, thành phần dinh đưỡng trong thức ăn lên men,…Ngoài ra cùng với việc sử dụng chế phẩm vi sinh thay thế cho kháng sinh thì việc sử dụng chế phẩm này trong nuôi tôm cũng giúp làm  giảm ô nhiễm môi trường bằng cách giảm tỷ lệ trao đổi nước và giảm tiêu thụ năng lượng.

Vi Sinh Hoạt Động Như Thế Nào Trong Nước Và Hoạt Động Tiêu Hoá

Khi các vi sinh vào trong nước chúng có khả năng chuyển hóa các chất hữu cơ như thức ăn dư thừa, xác tảo thành CO2 và nước. Đồng thời các nhóm vi sinh vật cũng chuyển hóa các chất khí độc như NH3, NO2 thành các chất không độc như NH4, NO3. Và đồng thời chúng còn tiết ra một số chất kháng sinh, enzyme để kiềm hãm hoặc tiêu diệt các mầm bệnh gây ra đối với động vật thủy sản.

Ngoài ra, vi sinh cũng đóng một phần không nhỏ trong hoạt động tiêu hóa thức ăn của tôm. Khi đi vào đường ruột của tôm, các nhóm vi sinh nhanh chóng nhân nhanh số lượng và tiết ra enzyme có khả năng biến đổi chất xơ thành các loại đường dễ tiêu, thủy phân các chất béo phức hợp giúp quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn diễn ra nhanh hơn.

Ví dụ như: Nhóm vi khuẩn Bacillus sẽ sản sinh ra 3 loại enzyme:

  • Enzyme Amylase: sẽ thủy phân tinh bột thành đường glucose
  • Enzyme Protease: sẽ phân hủy protein thành acid amin giúp tôm dễ hấp thụ
  • Enzyme Lipase: giúp cho quá trình hấp thụ chất béo tốt hơn và tăng cường sức tiêu hóa cho tôm

Cuối cùng lý do chế phẩm vi sinh trong nuôi tôm lại cần thiết với ao nuôi của bà con:

  • Sử dụng chế phẩm vi sinh làm giảm chi phí sản xuất
  • Chế phẩm vi sinh dễ sử dụng hơn kháng sinh
  • Giảm ô nhiễm môi trường ao nuôi
  • Ổn định chất lượng nước và đáy ao
  • Ngăn ngừa tảo bùng phát – cắt tảo hiệu quả

Hiện nay trên thị trường, có rất nhiều loại chế phẩm vi sinh trong nuôi tôm chuyên xử lý các vấn đề như:

Cải thiện FCR, ổn định các chất hữu cơ, làm giảm khí độc H2S, NH3, NO2, , ức chế nhóm vi khuẩn Vibrio, cắt tảo, tăng đề kháng,..Những điều này khiến cho bà con cảm thấy lưỡng lự về việc lựa chọn sản phẩm chất lượng phù hợp với nhu cầu.

Công Ty Tin Cậy luôn nắm bắt nhu cầu cần thiết của bà con trong việc lựa chọn chế phẩm vi sinh trong nuôi tôm. Và Công Ty Tin Cậy tự hào là đơn vị phân phối chính thức, có uy tín về các dòng chế phẩm sinh học EM gốc (EM Aqua và EM1)

Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản

Sản xuất EM thứ cấp để tiết kiệm chi phí trong xử lý nước ao nuôi (tôm, cá, thủy sản):

Ngoài ra bà con có thể ủ tăng sinh EM để tiết kiệm chi phí trong quá trình nuôi tôm:

  • Cách ủ yếm khí:

Đầu tiên, lắc đều EM Aqua gốc và mật rỉ đường trước khi pha, ủ sinh khối.

1 lít EM Aqua + 1 lít mật rỉ đường + 150ml nước mắm (ủ từ cá) + thêm nước sạch đủ 30 lít → 30 lít EM2 (Ủ kín 5-7 ngày lên men là dùng được)

Ghi chú: 150ml nước mắm= 150 cc nước mắm (chưa tới 1 xị; 1 xị =250ml).

EM thứ cấp sau khi ủ yếm khí - Sự cần thiết của vi sinh trong nuôi tôm
EM thứ cấp sau khi ủ yếm khí – Sự cần thiết của vi sinh trong nuôi tôm

EM2 có mùi thơm kết hợp giữa mùi trái cây lên men phảng phất mùi thơm nhẹ của mật mía, có 1 lớp men nổi lềnh lên ở trên, khi mở nắp thùng ủ hơi sẽ xì nhẹ.

EM2 được sử dụng càng nhanh càng tốt.

Bảo quản EM2 trong can nhựa kín, đặt nơi mát dùng trong vòng 30 ngày.

Cách ủ hiếu khí:

1 lít EM Aqua + 1 lít mật rỉ đường + 150ml nước mắm (ủ từ cá) + thêm nước sạch đủ 30 lít → 30 lít EM2 (sục khí liên tục 18-24h lên men sử dụng được ngay

Men thứ cấp nếu sử dụng 1 lần chưa hết, bà con có thể lưu trữ được 7 ngày sau đó; lưu ý nên bảo quản nơi thoáng mát và đậy kín miệng thùng, tránh ruồi giấm vô đẻ trứng sinh dòi.

EM thứ cấp sau khi ủ hiếu khí - Sự cần thiết của vi sinh trong nuôi tôm
EM thứ cấp sau khi ủ hiếu khí – Sự cần thiết của vi sinh trong nuôi tôm

Cách sử dụng:

  • Sử dụng 5 lít EM thứ cấp/1000m3(tùy vào điều kiện ao nuôi để có thể tăng hay giảm liều lượng EM thứ cấp để xử lý hiệu quả)
  • 3-5 ngày sử dụng/lần để xử lý các chất thải hữu cơ và kiểm soát tảo. Tạt vào buổi sáng 9-10h, chạy quạt nước trước 30 phút rồi mới tạt chế phẩm EM.
  • Trường hợp cắt tảo, khống chế tảo: đánh vi sinh 7-8 giờ tối đánh liều gấp đôi liên tục 2-3 đêm đến khi tảo được kiểm soát.
  • Lắc đều trước khi sử dụng. Nếu không sử dụng hết, sang ra các bình nhỏ hơn sao cho chế phẩm luôn đầy bình, đậy nắp vừa phải (do vi sinh vật sống hoạt động sẽ sinh hơi – tránh hiện tượng phồng can).
  • Bà con có thể tạt trực tiếp:1 lít EM Aqua (gốc) cho 1000m3 ao nuôi (trường hợp bà con cần dùng gấp).
  • Với EM1 bà con có thể ủ tăng sinh giống EM Aqua.

Công thức ủ EM2  để xử lý ao trong giai đoạn thả nuôi:

1 lít EM1 + 1 lít mật rỉ đường + 18 lít nước sạch à 20 lít  EM2 (ủ kín 5-7 ngày)

EM2 sau khi ủ - Sự cần thiết của vi sinh trong nuôi tôm
EM2 sau khi ủ – Sự cần thiết của vi sinh trong nuôi tôm

Cách sử dụng:

  • Sử dụng 5 – 10 lít EM2/1000m3 (tùy vào điều kiện ao nuôi, bà con có thể tăng giảm liều lượng cho phù hợp). Tạt vào buổi sáng từ 9h – 10h sáng chạy quạt nước trước 30 phút rồi mới tạt chế phẩm EM.
  • Trường hợp cắt tảo độc, khống chế tảo: đánh vi sinh 7-8 giờ tối đánh liều gấp đôi liên tục 2-3 đêm đến khi tảo được kiểm soát.
  • Lắc đều trước khi sử dụng. Nếu không sử dụng hết, sang ra các bình nhỏ hơn sao cho chế phẩm luôn đầy bình, đậy nắp vừa phải (do vi sinh vật sống hoạt động sẽ sinh hơi – tránh hiện tượng phồng can).
  • Bà con có thể tạt trực tiếp:1 lít EM1 (gốc) cho 1000m3 ao nuôi (trường hợp bà con cần dùng gấp).
Tác giả: Ngọc Sơn

Mọi thắc mắc về “Sự cần thiết của vi sinh trong nuôi tôm”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 671 281 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo