Quy Trình Cải Tạo Ao Và Xử Lý Nước Đầu Vụ Giúp Nuôi Tôm Hiệu Quả

Tin Cậy có dịp ghé thăm mô hình nuôi tôm ao đất và ao lót bạt bờ của Anh Triết ở Trà Vinh, được Anh chia sẻ về quy trình cải tạo ao, xử lý nước đầu vụ giúp vụ nuôi tôm đạt hiệu quả cao. Anh Triết cho biết giai đoạn cải tạo ao đầu vụ là một trong những kỹ thuật vô cùng quan trọng, mối quan tâm hàng đầu của người nuôi tôm. Quy trình cải tạo ao thường kéo dài khoảng 20 ngày. Ao nuôi, môi trường đáy ao được cải tảo kỹ lưỡng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tôm phát triển và tăng trưởng khỏe mạnh, hạn chế được sự phát sinh của dịch bệnh. Ngược lại, nếu quá trình cải tạo ao không tốt, đáy ao bị suy thoái, lượng bùn tích tụ nhiều đây là nơi tích tụ các chất cặn lắng, lượng thức ăn thừa, chất hữu cơ và các mầm bệnh từ vụ nuôi trước. Khi các chất hữu cơ và cặn bùn đáy ao tích tụ nhiều sẽ sinh ra các khí độc như H2S, NH3, NO2, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển của tôm. Lượng bùn tích tụ, điều kiện yếm khí phát triển mạnh sẽ cản trở tôm bắt mồi, chậm phát triển, có thể gây stress cho tôm và dẫn đến sự gia tăng nồng độ khí độc. Vậy cải tạo chuẩn bị ao nuôi tôm như thế nào để mang lại hiệu quả cho việc nuôi tôm của Anh Triết trong nhiều năm qua? Cùng Tin Cậy tìm hiểu về quy trình cải tạo ao của Anh Triết nhé.

vuông tôm của anh Triết - Trà Vinh
Một góc vuông tôm của anh Triết – Trà Vinh

Tháo cạn nước, vét bùn, phơi ao

Anh Triết cho biết, sau mỗi vụ nuôi cần tiến hành tháo cạn xả hết nước ao nuôi cũ. Tiến hành nạo vét, hút hết lớp bùn nhão đáy ao sang nơi khác và phơi khô. Lớp bùn nhão đáy ao là hàm lượng chất thải hữu cơ, chất cặn lắng, thức ăn dư thừa phân tôm tích tụ dưới đáy ao. Các chất này chưa phân hủy hoàn toàn và thường hình thành một lớp đen dưới đáy. Nếu ao không được nạo vét, hút hết lớp bùn nhão tồn dư của vụ nuôi trước, các đặc tính của đất nền đáy và các quá trình lý sinh hóa diễn ra ở nền đáy ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm. Đặc điểm bùn đáy tích tụ ở đáy ao là màu đen và có mùi trứng thối làm tăng lượng khí độc H2S, NH3, NO2 ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của tôm nuôi.

Lớp bùn nhão tích tụ ở đáy ao – Cải tạo ao và xử lý nước đầu vụ giúp nuôi tôm hiệu quả
Lớp bùn nhão tích tụ ở đáy ao – Cải tạo ao và xử lý nước đầu vụ giúp nuôi tôm hiệu quả

Lớp bùn sau khi được bơm hút ra khỏi ao cần được chôn lắp hoặc chuyển sang ao chứa ở cuối chiều gió, tuyệt đối không nên xả bùn trực tiếp ra môi trường sẽ dễ gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường, nghiêm trọng hơn có thể lây lan mầm bệnh cho các ao nuôi xung quanh.

Lớp bùn đáy đã được hút ra ao chứa và phơi khô – Cải tạo ao và xử lý nước đầu vụ giúp nuôi tôm hiệu quả
Lớp bùn đáy đã được hút ra ao chứa và phơi khô – Cải tạo ao và xử lý nước đầu vụ giúp nuôi tôm hiệu quả

Sau khi hút lớn bùn đáy, nạo vét ao, Anh Triết tiến hành phơi ao, quá trình này sẽ oxy hóa các chất hữu cơ, giảm được nồng độ khí độc H2S. Đặc biệt, tận dụng ánh nắng mặt trời có nhiệt độ cao, độ ẩm thấp cùng tia cực tím mạnh giúp tiêu diệt vi khuẩn và mầm bệnh gây hại. Thời gian phơi ao càng lâu thì hiệu quả xử lý càng cao.

Lớp bùn đáy đã được hút ra ao chứa và phơi khô – Cải tạo ao và xử lý nước đầu vụ giúp nuôi tôm hiệu quả
Lớp bùn đáy đã được hút ra ao chứa và phơi khô – Cải tạo ao và xử lý nước đầu vụ giúp nuôi tôm hiệu quả

Bón vôi

Sau đó tiến hành rải vôi đá CaO theo liều khoảng 150kg/1000m3 để làm lớp đệm ổn định pH nền đáy ao, giúp hạ phèn đất, tiêu diệt mầm bệnh từ vụ nuôi trước.

Bón vôi – Cải tạo ao và xử lý nước đầu vụ giúp nuôi tôm hiệu quả
Bón vôi – Cải tạo ao và xử lý nước đầu vụ giúp nuôi tôm hiệu quả

Diệt tạp

Sau khi phơi đáy ao, bón vôi xong, tiến hành lấy nước vào ao qua lưới lọc có mắt lưới cỡ 9-10 lỗ/cm2 để hạn chế cá tạp, giáp xác mang mầm bệnh từ môi trường bên ngoài vào, cấp nước vào ao có mực nước 1.2m – 1.5m.

Lắp dàn quạt nước, chạy quạt liên tục trong 2 ngày để kích thích trứng, ấu trùng cá tạp, giáp xác phát triển.
Lắp dàn quạt nước, chạy quạt liên tục trong 2 ngày để kích thích trứng, ấu trùng cá tạp, giáp xác phát triển.

Để diệt tạp, diệt các loài địch hại và sinh vật trung gian mang mầm bệnh bà con nên hạn chế sử dụng các loại thuốc hóa chất, thay vào đó nên sử dụng các chất hữu cơ như: thuốc cá bao (saponin), thuốc cá dây (rotenonem), bã hạt trà,…

Để diệt hến, chem chép, ốc đinh,…Anh Triết sử dụng đồng sunfat (phèn xanh) với liều lượng sử dụng khoảng 3kg/1000 m3 đồng thời kết hợp với Snail để tăng hiệu quả các loài giáp xác mang mầm bệnh

Diệt tạp – Cải tạo ao và xử lý nước đầu vụ giúp nuôi tôm hiệu quả
Diệt tạp – Cải tạo ao và xử lý nước đầu vụ giúp nuôi tôm hiệu quả
Diệt tạp – Cải tạo ao và xử lý nước đầu vụ giúp nuôi tôm hiệu quả
Diệt tạp – Cải tạo ao và xử lý nước đầu vụ giúp nuôi tôm hiệu quả

Anh Triết lưu ý, nếu việc diệt tạp không được thực hiện hiệu quả sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tỉ lệ sống cũng như tốc độ tăng trưởng của tôm nuôi. Tôm giống sau khi thả sẽ bị các loài cá tạp tiêu diệt, dễ dàng nhiễm các bệnh do virus như: bệnh đốm trắng, đầu vàng, hoại tử cơ, Taura,…

Diệt khuẩn

2 ngày sau khi diệt tạp, vớt xác cá, Anh Triết tiến hành diệt khuẩn bằng thuốc tím với liều dùng 2kg/1000m3. Thuốc tím KMnO4 có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, nấm, tảo và thậm chí các loại virus gây bệnh cho tôm, thông qua việc oxy hóa màng tế bào, phá hủy các enzyme đặc biệt điều khiển quá trình trao đổi chất của tế bào.

Tạt thuốc tím – Cải tạo ao và xử lý nước đầu vụ giúp nuôi tôm hiệu quả
Tạt thuốc tím – Cải tạo ao và xử lý nước đầu vụ giúp nuôi tôm hiệu quả

Tạt thuốc tím vào ngay dàn quạt nước để quạt nước khuếch tán thuốc tím đều khắp ao tăng hiệu quả xử lý.

4 ngày sau tiến hành dùng BKC với liều: 1 lít/1000m3 tiêu diệt các loại mầm bệnh như virus, vi khuẩn, nguyên sinh động vật, nấm còn tồn động trong ao.

Thuốc khử trùng nguồn nước ao nuôi – BKC 800
Thuốc khử trùng nguồn nước ao nuôi – BKC 800

Xem thêm: Thuốc khử trùng nguồn nước ao nuôi – BKC 800

Mỗi ngày mỗi chạy quạt nước 2 giờ để khuấy đảo nước, trung hòa nước, phân giải giảm lượng hóa chất trong ao.

3 ngày sau đánh PAC để tăng cường khả năng kết tủa, lắng đọng các chất lơ lửng, mùn bã hữu cơ, loại bỏ các chất hữu cơ hòa tan và không hòa tan cùng kim loại nặng, giảm lượng phèn đáng kể với liều 2kg/1000m3. Khoảng 5 phút sau đánh Canxi CaCO3 2 bao/1000m3. Một tuần sau tiến hành đánh lại PAC và Canxi CaCO3 với liều như trên.

Cải tạo ao và xử lý nước đầu vụ giúp nuôi tôm hiệu quả
Cải tạo ao và xử lý nước đầu vụ giúp nuôi tôm hiệu quả

Xem thêm: Sản phẩm Hóa chất PAC

Sử dụng Thiosunphat để loại bỏ dư lượng hóa chất gây hại có trong nguồn nước giúp giảm độ nhớt độ váng của nước, làm cho nước ao thoáng, sạch, hàm lượng oxy tăng lên, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh có lợi, tảo có lợi phát triển ổn định.

Gây màu nước

Trước khi gây màu nước cần đánh vi sinh xử lý phèn BIO-TCXH với liều dùng 1 lít/1000m3 giúp xử lý hiệu quả lượng phèn trong ao.
Tiến hành cấy vi sinh để gây màu nước và tạo nguồn thức ăn tự nhiên và tạo điều kiện cho vi sinh vật có lợi phát triển cải thiện sức đề kháng và hệ tiêu hóa của tôm.

Lưu ý khi tạt men vi sinh, nên sử dụng sau 3-4 ngày sau khi diệt khuẩn bằng các hóa chất lúc này các chất diệt khuẩn đã hết nên sẽ không gây ảnh hưởng tới vi sinh.

Vi sinh xử lý phèn BIO-TCXH (Bio-TC5)
Cải tạo ao và xử lý nước với vi sinh xử lý phèn BIO-TCXH (Bio-TC5)

Xem thêm:

Vi sinh xử lý phèn BIO-TCXH (BIO-TC5)

Màu nước giữ vai trò rất quan trọng trong nuôi tôm. Màu nước ao đạt chuẩn sẽ cung cấp nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm trong giai đoạn mới thả nuôi, góp phần tạo sự thoải mái cho tôm săn mồi, giảm stress, ngăn ánh nắng mặt trời chiếu xuống đáy,…

Để gây được nước có màu trà cho tôm phát triển, Anh Triết ủ chế phẩm vi sinh EM Aqua với cám gạo công thức ủ như sau:

1 lít chế phẩm sinh học EM Aqua + 1 lít mật rỉ đường + 10g muối + 2kg cám gạo + 46 lít nước -> ủ kín 5-7 ngày -> 50 lít thứ cấp

Sử dụng 10 lít EM thứ cấp đánh cho 1.000 m3, 2 ngày đánh 1 lần, chạy quạt liên tục. Đến khi đạt được màu nước đẹp thì bắt đầu thả post.
Hoặc không ủ thành EM thứ cấp Anh Triết dùng trực tiếp 5 lít chế phẩm vi sinh EM Aqua gốc + 0,5kg Beta glucan (tăng cường hệ miễn dịch) → đánh để gây màu trà.

Sử dụng Chế phẩm sinh học gây màu nước
Sử dụng Chế phẩm sinh học gây màu nước

Xem thêm: Chế phẩm vi sinh EM Aqua

Trước khi thả giống, cần bổ sung khoáng tạt CaCO3, chế phẩm Yucca, vitamin C tăng sức đề kháng, giảm stress cho tôm. Đồng thời, kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng nước như pH, độ kiềm, độ mặn,…

Hy vọng những chia sẻ về kinh nghiệm cải tạo ao, xử lý nước đầu vụ nuôi trên đây sẽ giúp ích cho quý bà con, giúp bà con có thể ứng dụng hiệu quả vào mô hình nuôi, đạt năng suất hiệu quả kinh tế cao. Hẹn gặp lại quý bà con ở những bài chia sẻ tiếp theo!

Tin Cậy kính chúc bà con có những vụ nuôi bội thu!!!

Tác giả: Nguyễn Hiền

⇒ Mời bà con xem thêm video “Cách đo pH tại ao nuôi tôm” tại đây:


Mọi thắc mắc về “Quy trình cải tạo ao và xử lý nước đầu vụ giúp nuôi tôm hiệu quả”, xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 671 281 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Facebook: Thủy Sản Tin Cậy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo