Quản Lý Và Chăm Sóc Ao Tôm Xuyên Suốt Vụ Nuôi
Việc quản lý và chăm sóc ao tôm là một quá trình kéo dài, đòi hỏi người quản lý phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra mọi tình hình diễn ra trong quá trình nuôi. Bà con cần thực hiện trên tất cả các mặt như: môi trường, thức ăn, tình trạng hoạt động của tôm, sự phát triển của hệ vi sinh vật cũng như các biến động thời tiết, diễn biến dịch bệnh của vùng nuôi,..để có kế hoạch, biện pháp phòng chống hiệu quả. Tóm lại thì quản lý ao tôm là công tác quản lý nước, quản lý thức ăn và quản lý dịch bệnh.
Như chúng tôi đã chia sẻ đến bà con các cách chuẩn bị ao trước khi vào vụ mới ở kỳ trước. Quý bà con có thể đọc lại bài viết này tại: Quy Trình Chuẩn Bị Ao Đất Trước Vụ Nuôi Tôm. Hôm nay, Tin Cậy sẽ cùng quý bà con tiếp tục tìm hiểu cách quản lý và chăm sóc ao tôm trong một vụ nuôi nhé!
1.Quản lý nước
Nước là nguồn sống của tôm. Sự tồn tại và phát triển của tôm gắn liền với chất lượng nước. Vì vậy công tác quản lý môi trường nước là công tác quan trọng nhất. Cả ba vấn đề quản lý nước, quản lý dịch bệnh và quản lý thức ăn luôn đi kèm và liên hệ chặt chẽ với nhau.
Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản
Chất lượng đáy ao:
Đa số bà con hiện nay đều sử dụng bạt để lót đáy ao, tránh sự ảnh hưởng trực tiếp từ nền đáy. Nhưng trong suốt quá trình nuôi thì chất lượng đáy ao cũng bị ảnh hưởng bởi: thức ăn dư thừa, chất thải của tôm lắng đọng dưới đáy, cặn bã, bùn bẩn chất hữu cơ,…
Trong quá trình nuôi tôm ngoài quản lý lượng thức ăn để tránh hiện tượng dư thừa. Thức ăn dư nhiều làm nền đáy bị bẩn sinh ra khí độc (NO2, NH3, H2S,…). Bà con có thể sử dụng nhiều sản phẩm để giữ vệ sinh đáy ao cũng như hạn chế đáy ao bị bẩn.
- Dùng chế phẩm sinh học EM Aqua sử dụng suốt vụ nuôi (3-4 ngày/lần ) để giảm thức ăn dư thừa, hạn chế cặn bã chất hữu cơ,…
- Dùng Men vi sinh xử lý đáy (Bio-TC7) có chứa các loại vi sinh có lợi như: Bacillus , Nitrosomonas, Nitrobacter,.. với công dụng phân hủy các khí độc như: H2S, NH3, NO2 trong ao nuôi, phân giải thức ăn dư thừa tích tụ dưới đáy ao.
Duy trì ổn định của hệ tảo và vi sinh vật:
Đây là yếu tố quan trọng, quyết định chất lượng nước tốt hay xấu. Do vậy phải luôn luôn theo dõi sự phát triển của tảo. Kiểm soát tảo luôn được ổn định. Nếu màu nước xanh đậm và thấy có sự xuất hiện của tảo độc thì lập tức diệt trừ bằng BKC 800 với liều 1lit/3000 m3 nước.
- Tảo tàn lắng đáy và sinh ra khí độc: Dùng Zeolite liều 5kg/1000m3 nước để xử lý khí độc. Sau đó, dùng NOVA-YUCCA PLUS để giảm mùi hôi thối do tảo gây ra.
- Quản lý thức ăn cho tôm không tốt làm tồn đọng thức ăn dư thừa làm tảo độc bùng phát
- Phân tôm lắng tụ xuống nền đáy, làm nền đáy tích tụ nhiều khí độc cũng là điều kiện để tảo độc phát triển.
- Khi thời tiết nắng nóng kéo dài kèm theo những cơn mưa giông làm các yếu tố môi trường trong ao nuôi thay đổi đột ngột. Quá trình phân hủy mùn bã hữu cơ tăng sinh ra nhiều chất dinh dưỡng tạo điều kiện cho tảo có hại trong ao phát triển.
- Trong suốt vụ nuôi luôn dùng EM Aqua để ổn định tảo cũng như môi trường nước trong ao.
Duy trì ổn định các yếu tố chỉ tiêu trong môi trường nước
Nếu duy trì được các yếu tố môi trường nước ổn định thì các yếu tố nguy cơ gây bệnh cho tôm khác cũng sẽ giảm. Sự thay đổi thời tiết cũng sẽ làm các yếu tố pH, NH3, độ mặn,.. thay đổi. Nên việc ổn định các yếu tố này hết sức quan trọng.
Các thông số chỉ tiêu ổn định:
pH : 7,5 – 8,5 | Độ mặn : 15 – 25 ‰ |
NH3: ≤ 0,1 mg/lít | H2S: ≤ 0,003 mg/lít |
Độ kiềm: 80 – 120 mg/lít | Oxy hòa tan: 5mg/lít |
- Nên kiểm tra Oxy, pH hằng ngày để có sự khắc phục khí có biến động trong ao
- Các yếu tố khác về khí độc phải được kiểm tra hằng tuần
- Thức ăn dư thừa, tảo tàn, cặn bã hữu cơ tồn đọng xuống đáy ao lâu ngày không được si-phông vệ sinh gây ra nhiều loại khí độc như: NH3, NO2, H2S,…ảnh hưởng trực tiếp đến tôm. Đặc biệt là NO2, đây là một khí độc rất dễ bùng phát trong ao nuôi.
- Khí độc NO2 bùng phát sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch của tôm khiến tôm dễ nhiễm các loại bệnh như :EMS hay hoại tử gan tụy; giảm O2 trong ao nuôi khiến tôm bị ngạt làm tôm nổi đầu. Vì vậy, nếu phát hiện NO2 trong ao thì nên có biện pháp kịp thời để xử lý.
Tin Cậy khuyên bà con dùng các dòng vi sinh có các loại vi sinh như Nitrobacter sp. Giúp giảm thiểu NO2 trong ao nuôi. Chúng tôi xin giới thiệu đến bà con sản phẩm Bio-TC8 có đầy đủ các chủng vi sinh làm giảm NO2 và thân thiện với ao nuôi tôm.
2.Quản lý thức ăn
Quản lý thức ăn là một khâu quan trọng trong quá trình nuôi tôm. Việc quản lý thức ăn tốt làm giảm rất nhiều chi phí nuôi và giảm được sự ô nhiễm đáy ao do thức ăn dư thừa. Việc sử dụng nhiều thức ăn gây nhiều hậu quả cho tôm như làm tôm chậm lớn, sinh khí độc trong quá trình nuôi.
Quý bà con cần phải quản lý thức ăn cho tôm theo những tiêu chí:
- Xác định tương đối chính xác số lượng tôm và trọng lượng tôm, từ đó tính ra số thức ăn cần cho tôm ăn
- Theo dõi cường độ bắt mồi của tôm hàng ngày và hàng cữ cho ăn để điều chỉnh kịp thời lượng thức ăn sao cho phù hợp.
- Theo dõi chu kỳ lột xác của tôm để giảm lượng thức ăn trong giai đoạn lột xác và tăng sau khi tôm lột xong .
- Theo dõi sự biến động của thời tiết và môi trường
- Trong suốt vụ nuôi bổ sung vitamin và khoáng vi lượng như: NOVA-C, Chế phẩm men tiêu hóa BIO-TC1 vào thức ăn một cách định kỳ để tăng sức đề kháng cho tôm.
Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản
3.Quản lý dịch bệnh
Dịch bệnh là hiểm họa cũng là mối quan tâm lớn nhất của người nuôi tôm. Quản lý tốt dịch bệnh là hướng đi đến thành công trong một vụ nuôi. Tôm có thể bị bệnh bởi nhiều nguyên nhân như: yếu tố thời tiết, sự biến đổi của môi trường nước, độc tố của tảo, các vi sinh vật gây hại, virus, vi khuẩn, yếu tố dinh dưỡng,…
Nguyên tắc quản lý dịch bệnh của tôm là “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Việc phòng bệnh cho tôm là xuyên suốt kể từ khi bắt đầu vụ nuôi từ khâu dọn ao, chọn con giống, đến các quá trình quản lý nguồn nước, quản lý thức ăn,…Nên việc phòng bệnh chúng ta cần nghiêm túc và thực hiện đầy đủ các quy trình quản lý ao nuôi mà Tin Cậy đưa ra.
Mọi thắc mắc về “Quản lý và chăm sóc ao tôm xuyên suốt vụ nuôi”, xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 671 281 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Facebook: Thủy Sản Tin Cậy
Bài viết liên quan
Cấp Cứu Ao Nuôi Cá Chốt Tại Cần Giuộc, Long An
Cấp Cứu Ao Nuôi Cá Chốt Tại Cần Giuộc, Long An Thủy Sản Tin Cậy [...]
Th8
Những Điều Cần Lưu Ý Trước Khi Thả Cá Chốt Giống
Những Điều Cần Lưu Ý Trước Khi Thả Cá Chốt Giống Cá chốt hiện đang [...]
Th8
Bệnh Đốm Đỏ – Bệnh Nguy Hiểm Đừng Bỏ Qua
Bệnh Đốm Đỏ – Bệnh Nguy Hiểm Đừng Bỏ Qua Bệnh đốm đỏ trên cá [...]
Th7
Các Bước Chuẩn Bị Hồ Câu Cá Chép Hiệu Quả
Các Bước Chuẩn Bị Hồ Câu Cá Chép Hiệu Quả Chào bà con hiện nay [...]
Th7
Cá Koi Bị Đốm Đỏ – Giải Pháp Phòng Và Trị Bệnh
Cá Koi Bị Đốm Đỏ – Giải Pháp Phòng Và Trị Bệnh Đối với những [...]
Th6
Bệnh Xuất Huyết Lồi Mắt Trên Cá Rô Phi – Giải Pháp Phòng Và Trị Bệnh
Bệnh Xuất Huyết Lồi Mắt Trên Cá Rô Phi – Giải Pháp Phòng Và Trị [...]
Th6