Quản Lý Nước Hồ Cá Koi Ngoài Trời Khi Mưa Đến

Cá Koi được nuôi trong hồ ngoài trời làm tăng mỹ quan cho khu vườn, là nơi để ngắm cá thư giản sau những giờ làm việc căng thẳng. Tuy đẹp là vậy nhưng hồ ngoài trời bất tiện ở chỗ người nuôi phải biết cách xử lý nước hồ, đặc biệt là vào mùa mưa.

Mưa làm xáo trộn môi trường nước, từ pH, nhiệt độ, tổng chất rắn lơ lửng, nấm, bệnh, oxy,…tất cả đều không còn bình ổn nữa. Do đó, để làm cân bằng môi trường đòi hỏi người nuôi phải có hiểu biết nhất định về xử lý nước.

Quản lý nước hồ cá Koi ngoài trời khi mưa đến
Quản lý nước hồ cá Koi ngoài trời khi mưa đến

Nuôi Koi ngoài trời không chỉ gói gọn là hồ Koi nhỏ vài khối nước trong sân vườn, mà còn nói rộng ra là ao bùn. Do đó bài viết này sẽ đề cập đến cả 2 mô hình nuôi luôn nhé. Với những Anh Chị Em chưa có nhiều kinh nghiệm thì Tin Cậy hy vọng bài viết sẽ đem đến nhiều thông tin mà mọi người đang cần.

Những thay đổi trong ao bùn vào mùa mưa

Thứ nhất, khi trời mưa, bầu trời bị mây che khuất, ánh nắng không thể chiếu xuống mặt nước, từ đó tảo không lấy được ánh nắng nên không quang hợp được. Vì tảo cung cấp đến 70% lượng oxy trong ao nên tảo chết thì kéo theo oxy trong nước giảm. Oxy thiếu hụt sẽ làm ngưng trệ hoạt động trao đổi chất của cá, cá nổi đầu rồi từ từ rơi vào tình trạng hôn mê và chết nếu không được cấp cứu kịp thời.

Thứ 2, mưa làm giảm nhiệt độ nước, làm phân tầng nước. Sự thay đổi đột ngột này làm cho cá bị stress, từ đó sẽ giảm ăn, tiêu hóa kém, giảm miễn dịch.

Thứ 3, chất lượng nước thay đổi. Sau cơn mưa Anh Chị Em sẽ thấy khí độc NH3, NO2, H2S tăng cao gây ngộ độc cho cá. TDS tức là tổng chất rắn lơ lửng sẽ tăng lên do đất cát từ bờ ao, từ lá cây, không khí bị cuốn trôi và rơi vào ao làm nước đục. Đồng thời oxy giảm xuống thấp, pH nước giảm, từ đó dẫn đến giảm khả năng vận chuyển oxy trong máu, cá bị tuột nhớt, mang tiết ra chất nhầy.

Thứ 4, vi sinh vật trong nước thay đổi, vi khuẩn Vibrio tăng cao, tảo có lợi giảm, tảo độc phát triển, nấm bùng phát. Tảo độc tiết ra chất độc làm cá hô hấp khó khăn, nấm tấn công gây nấm mang, nấm thủy mi,…cho cá Koi.

Quản lý nước hồ cá Koi ngoài trời khi mưa đến. Nguồn ảnh: Internet
Quản lý nước hồ cá Koi ngoài trời khi mưa đến. Nguồn ảnh: Internet

Những thay đổi trong hồ Koi nhỏ vào mùa mưa

Hồ trong sân vườn thì khi trời mưa cũng sẽ bị những ảnh hưởng trên, tuy nhiên ảnh hưởng đó không lớn như ao bùn vì nước ở đây sạch, bờ hồ sạch sẽ nên khi mưa lượng đất cát hòa vào nước sẽ ít hơn, không làm đục hồ nhanh chóng.

Hồ nhỏ nước trong vắt không có tảo nên không lo vấn đề tảo chết, sụp tảo, tảo độc phát triển. Thêm nữa được lắp hệ thống sục oxy nên không lo về vấn đề thiếu oxy trong nước. Hồ được vệ sinh thường xuyên và dùng vi sinh định kỳ nên ít khi phát sinh khí độc.

Tuy nhiên, pH giảm, nhiệt độ nước giảm, vi khuẩn có hại, nấm phát triển là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Từ đó cá bị lờ đờ, cạ mình, nằm đáy, bỏ ăn hoặc giảm ăn, tuột nhớt, nấm mang,…rất nguy hiểm.

Quản lý nước hồ cá Koi ngoài trời khi mưa đến
Quản lý nước hồ cá Koi ngoài trời khi mưa đến

Vậy cần phải làm gì trước và trong cơn mưa?

Nếu Anh Chị Em kỹ thì ta nên phòng trước khi trời mưa luôn chứ đừng đợi mưa xong mới xử lý thì có khi đã muộn.

  • Đối với hồ nhỏ thì nên làm mái che, trời mưa thì kéo lại, nắng lên thì kéo mái che ra cho đẹp, ánh nắng chiếu lung linh xuống hồ.
  • Đối với ao bùn thì mình làm gờ bờ ao chắc chắn để chống nước tràn, hạn chế chất rắn từ trên bờ trôi xuống làm đục nước. Rào lưới xung quanh bờ ao đảm bảo an toàn sinh học để tránh các sinh vật ngoại lai theo nước trôi vào ao.
  • Bật quạt hết công suất nếu đã có hệ thống quạt. Không có thì phải lắp sủi oxy cho hồ nhỏ và oxy đáy cho ao bùn. Khi có mưa thì bật oxy liên tục từ lúc trời kéo mây chứ đừng đợi đến khi mưa. Vì như đã nói, mưa làm khí độc tăng cao, nếu không cấp oxy liên tục vào lúc trời mưa thì cá vừa bị yếu do thiếu oxy, vừa bị yếu do ngộ độc khí độc. Oxy sẽ là nguyên liệu quan trọng để vi sinh vật hiếu khí dùng để phân hủy nhanh chất hữu cơ có trong nước.
Quản lý nước hồ cá Koi ngoài trời khi mưa đến
Quản lý nước hồ cá Koi ngoài trời khi mưa đến
  • Nếu không có có hệ thống oxy đáy thì thay nước từ 20-30% trong khi mưa luôn, đừng đợi đến lúc mưa xong nếu nhắm trời mưa to kéo dài từ 2 tiếng trở lên.
  • Kiểm tra pH nước trong lúc mưa, nếu pH thấp thì ngâm vôi CaO rồi tạt luôn, tránh pH tuột nhanh, tránh làm sốc cá. Có thể tạt thêm vôi CaCO3. Cách này tuy tốn công nhưng rất hiệu quả.
  • Tạt Beta Garlic vào nước giúp tăng đề kháng, chống sốc cho cá, giúp cá chống chọi với lượng hại khuẩn đang tăng cao trong ao. Bột tỏi trong Beta Garlic giúp đường ruột cá ấm, khỏe, tiêu hóa tốt thức ăn.
Aqua Beta Garlic tăng đề kháng cho tôm
Aqua Beta Garlic tăng đề kháng cho tôm

Còn nếu Anh Chị Em không có thời gian, thấy mưa nhỏ kéo dài dưới 1 tiếng thì mình sẽ can thiệp sau khi mưa tạnh.

  • Đầu tiên là phải thay nước 20-30%.
  • Sau đó kiểm tra pH nước, nếu nằm trong ngưỡng cho phép thì tốt. Nếu chẳng may pH thấp thì tăng cường sục oxy hoặc rải Oxygen để tăng oxy, đồng thời Oxygen còn làm tăng pH và nhiệt độ nước.
  • Đánh muối 3-5 ‰ cho toàn hồ.
  • Diệt khuẩn toàn bộ hồ bằng Novadine với liều lượng 1 lit/1.000m3 nước.
  • Nếu thấy cá Koi có vẻ hơi yếu thì ngưng cho ăn luôn vì lúc này hệ tiêu hóa của cá không hoạt động tốt, ăn vào cá dễ bị khó tiêu, và thức ăn cho xuống nước sẽ làm dơ nước nghiêm trọng hơn. Cá Koi vẫn có thể sống khỏe nếu không cho ăn trong 1 tuần nên Anh Em đừng quá lo lắng.
  • 48 tiếng sau khi diệt khuẩn thì tạt vi sinh EM Aqua cá Koi liều 1 lit/1.000m3 nước để cấy lại lợi khuẩn, làm sạch bụi bẩn, giảm khí độc. Nếu ao bùn bị đục thì kết hợp EM Aqua cá Koi và men xử lý đáy POND-PROnew nữa nhé. Liều là 1 lit EM Aqua cá Koi + 100 gr POND-PROnew cho 1.000m3 nước.
  • Và bổ sung Beta Garlic, Vitamin C vào nước để tăng đề kháng cho cá.
Quản lý nước hồ cá Koi ngoài trời khi mưa đến.
Quản lý nước hồ cá Koi ngoài trời khi mưa đến.

Hôm trước có anh khách nuôi cá Koi ao bùn liên hệ với Tin Cậy, báo là chỉ sau 1 đợt mưa lớn 2 ngày thôi là ao 4.000m3 xảy ra đủ thứ chuyện. Nào là ký sinh trùng, cá bị nấm mang, xuất huyết mang, tuột nhớt, bỏ ăn. Do cá không ăn nên không thể cho kháng sinh vào thức ăn để trị xuất huyết.

Do đó giờ chỉ còn cách là xử lý vi sinh cho sạch nước, tạt khoáng, vitamin cho những con khỏe vượt qua được, những con yếu yếu hơn thì khỏe dần. Rồi sau đó mới đưa thuốc, giải độc gan vào thức ăn, cho ăn từ từ. Hiện tại, sau khi xổ ký sinh trùng và xử lý vi sinh thì ao đã Koi đã ổn, cá đã bắt đầu ăn lại. Tín hiệu rất phấn khởi cho ao của anh.

Quản lý nước hồ cá Koi ngoài trời khi mưa đến.
Quản lý nước hồ cá Koi ngoài trời khi mưa đến.

Mưa gây ra nhiều hệ lụy là thế nhưng yếu tố thời tiết chúng ta không thể kiểm soát được nên chỉ còn cách kiểm soát hành động của chúng ta mà thôi. Quý Anh Chị Em phòng ngừa từ trước thì sẽ đỡ thiệt hại hơn rất nhiều. Xin kính chúc sức khỏe và hẹn gặp lại người người ở bài viết sau.

Tác giả: Trinh Nguyễn

Mọi thắc mắc về “Quản lý nước hồ cá Koi ngoài trời khi mưa đến”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 671 281 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo