Praziquantel Là Gì? Công Dụng Diệt Nội, Ngoại Ký Sinh Trùng Của Praziquantel

Ký sinh trùng gây ra nhiều dịch bệnh làm tổn thất lớn đến ngành nuôi trồng thủy sản. Ký sinh trùng được chia làm 2 loại: nội và ngoại ký sinh. Nội ký sinh gồm các loài giun đầu móc, giun tròn, sân dây, sán lá gan,… ký sinh trong thịt và nội tạng cá. Ngoại ký sinh gồm các loài trùng bánh xe, trùng loa kèn, sán lá 16 móc, 18 móc, nấm mang,…ký sinh bên ngoài thân và mang cá.

Cá con dễ bị nhiễm ký sinh trùng, tỷ lệ chết khi còn nhỏ rất cao. Ngoài gây bệnh cho cá, ký sinh trùng còn có thể lây truyền sang người và gây bệnh cho người. Do đó, đây là một vấn đề không thể xem nhẹ vì nó ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

Nhiều bà con nuôi cá thường không chú trọng xổ ký sinh trùng định kỳ, chỉ đến khi cá bị nhiễm nặng, bỏ ăn thì lúc này mới cuồng cuồng tìm cách xử lý, lúc này đã chậm 1 bước và tỷ lệ thành công không cao.

Công Dụng Diệt Nội, Ngoại Ký Sinh Trùng Của Praziquantel
Công Dụng Diệt Nội, Ngoại Ký Sinh Trùng Của Praziquantel

Praziquantel là thuốc xổ giun sán dùng rất phổ biến trong thủy sản. Công dụng và cách dùng ra sao, mời bà con cùng theo dõi bài viết của Thủy sản Tin Cậy để có cái nhìn rõ ràng hơn, từ đó sẽ biết cách sử dụng hiệu quả hơn.

Nova Praziquantel đặc trị nội, ngoại ký sinh trùng
Nova Praziquantel đặc trị nội, ngoại ký sinh trùng

Biểu hiện khi cá bị nhiễm ký sinh trùng

  • Nhiễm trùng bánh xe: Cá ngứa ngáy và thường nổi đầu trên mặt nước, đồng thời da và mang tiết ra nhiếu nhớt đục. Do trùng bánh xe ký sinh vào mang, phá hủy cấu trúc mang, sinh nhớt, vì vậy làm cá không hô hấp được (khi bệnh nặng), bị ngộp nên phải trồi lên mặt nước tìm oxy. Dần dần cá ngộp thở, yếu sức, từ từ chìm xuống đáy ao và chết.
  • Nhiễm trùng loa kèn: Cá nhiễm bệnh nhẹ không thấy rõ dấu hiệu bệnh lý, cá nhiễm nặng thường trên thân và mang có màu trắng đục. Trùng bám chặt lên các tế bào mang làm mang tiết ra dịch nhờn, cản trở hô hấp, làm cá thường nổi lên mặt nước. Nếu lượng trùng ký sinh quá lớn sẽ làm cá ngộp thở, yếu sức và chết.
  • Nhiễm sán lá 16 và 18 móc: Vùng da, vây bị sán bám vào gây ra vết thương, dễ bị viêm loét do vi khuẩn tấn công. Mang cá bị kích thích tiết ra chất nhờn làm cản trở quá trình hô hấp. Trường hợp nhiễm nặng, cơ thể cá bị sưng, giảm ăn, gầy yếu, bơi lội chậm chạp do mất máu. Cá ít hoạt động, nằm ở đáy ao hoặc nổi lên mặt nước đớp không khí, thậm chí mất dần khả năng vận động và bơi ngửa bụng.
  • Bị nấm mang: Cá có tơ mang sưng to, tiết dịch nhầy kết dính lại với nhau, làm cá hô hấp khó khăn, cá thường nổi đầu, hay tập trung ở dòng nước chảy và bỏ ăn. Bệnh phát triển rất nhanh, chỉ trong vài ngày có thể lan toàn bị số cá nuôi, nếu ao dơ bẩn tỷ lệ chết có thể lên tới 50%.
  • Nhiễm giun sán nội ký sinh: Cá ăn ít, gầy yếu, bụng trương to, màu sắc nhợt nhạt, mất thăng bằng, hoạt động kém. Bệnh không gây chết cá hàng loạt nhưng làm giảm tăng trưởng, ảnh hưởng đến năng suất. Nếu sán ký sinh số lượng nhiều sẽ gây tắc ruột và đâm thủng ruột cá, giun tròn ký sinh nhiều có thể gây tắc ống dẫn mật hoặc tắc ruột cá.
Biểu hiện cá bị nhiễm ký sinh trùng
Biểu hiện cá bị nhiễm ký sinh trùng. Nguồn ảnh: Internet

Thuốc xổ giun sán Praziquantel có những đặc điểm gì?

  • Praziquantellà thuốc trị ký sinh trùng tổng hợp, có mùi thơm, màu vàng nhạt, ít tan trong nước.
  • Praziquantelcó hoạt phổ tác dụng rộng, diệt ký sinh trùng rất đặc hiệu, đặc biệt là các loại sán lá mang, sán lá gan và sán dây.
    • Diệt các loại giun tròn ký sinh trong ruột cá, trong ống dẫn mật, gây tắc ống mật, tắc ruột, vàng da.
    • Diệt các loại ấu trùng của sán dây, ấu trùng sán lá, trùng lông, các loại ngoại ký sinh bám ở thân và mang cá như sán lá 16 móc, sán lá 18 móc, trùng bánh xe, loa kèn, đỉa cá, rận cá gây triệu chứng nổi đầu, treo râu, mang nhiều nhớt.
  • Praziquantelđược hấp thu hoàn toàn và nhanh chóng vào máu từ đường tiêu hóa. Sau đó thuốc được phân bố đến khắp các cơ quan (cơ, não, khoang bụng, gan, ruột, túi mật…) nên có khả năng diệt cả ấu trùng và sán trưởng thành ký sinh trên nhiều cơ quan vật chủ.
Nova Praziquantel đặc trị nội, ngoại ký sinh trùng
Nova Praziquantel đặc trị nội, ngoại ký sinh trùng

Cơ chế diệt ký sinh trùng của thuốc Praziquantel

Thuốc được giun sán hấp thu nhanh, tăng tính thẩm thấu của màng tế bào, dẫn tới mất canxi nội bào, gây co cứng và liệt hệ cơ của sán nhanh chóng. Khi đó giun sán sẽ rời khỏi các thành mạch máu, được cá thải ra ngoài, khi đó bà con sẽ thấy cá ị ra giun.

Praziquantel còn tiêu diệt giun sán bằng cách làm da của giun sán trưởng thành xuất hiện các mụn nước rồi sau đó bị vỡ ra và phân hủy làm sán bị tiêu diệt.

Nguồn ảnh: Internet
Nguồn ảnh: Internet

Cách trị ký sinh trùng trên cá bằng cách kết hợp Praziquantel và men vi sinh

Khi phát hiện cá có các dấu hiệu nhiễm các loại nội/ngoại ký sinh trùng như đã kể ở trên, việc bà con cần làm đầu tiên là diệt khuẩn toàn bộ ao bằng dung dịch CuSO4 liều 1 lit/1.000m3 nước.

Nếu cá vẫn còn ăn được thì bà con trộn thuốc Praziquantel vào thức ăn. Cắt thức ăn 1 ngày trước khi xổ giun để làm sạch đường tiêu hóa, khi đưa thuốc vào thuốc sẽ phát huy tác dụng nhanh hơn. Trong 3 ngày xổ giun phải giảm 50% lượng thức ăn. Liều lượng trộn thuốc là 1,5 kg Praziquantel cho 200 – 250 kg thức ăn, mỗi ngày cho ăn 1 lần, liên tục 3 – 5 ngày.

nova praziquantel 18 06 2022 04

Kết hợp trộn vitamin C vào thức ăn hoặc tạt vào nước trong thời gian dùng thuốc để tăng sức đề kháng cho cá. Sau 3-5 ngày xổ giun thì bổ sung men tiêu hóa Bacilac, giải độc gan Hepatol vào thức ăn để kích thích cá tiêu hóa, nhuận tràng nhằm gom xác giun ra khỏi ruột và đẩy xác chúng ra ngoài. Đây là cách tẩy sạch ruột để tránh cá bị nhiễm độc do xác giun phân hủy và tránh giun sán sẽ hồi sinh trở lại.

 

Thay 30% nước mỗi ngày trong 3 ngày liên tục, đánh muối 2-5‰, tạt Novadine để tiêu diệt những mầm bệnh trong ao nuôi cá. Sau 48 tiếng diệt khuẩn bà con cấy lại vi sinh bằng cách kết hợp các loại vi sinh sau cho ao 1.000m3, 5 ngày tạt vi sinh 1 lần.

3 lit EM Aqua + 3 lit Rhodo TC4 + 0.5 kg TC7 + 3 kg Zeofish

Sau khi nước ổn định, cá khỏe thì bà con giảm lượng vi sinh trên còn lại 1/3 và cứ 5-7 ngày tạt vi sinh 1 lần.

Để phòng ký sinh trùng, song song với biện pháp xử lý nước định kỳ như trên, bà con phải trộn 1 kg Praziquantel cho 200 – 250 kg thức ăn, mỗi ngày cho ăn 1 lần, liên tục 3 ngày, cứ mỗi 3 – 4 tuần cho ăn 1 đợt.

Thuốc Praziquantel dùng được cho cá nuôi thương phẩm, cá cảnh, ếch, lươn, baba, cá sấu, …. liều như trên. Bà con lưu ý chỉ cho cá ăn thuốc đúng liều theo khuyến cáo của nhà sản xuất, việc cho cá ăn quá liều sẽ gây ngộ độc thuốc và làm tình trạng bệnh của cá trầm trọng thêm.

praziquantel la gi 04

Trong các loài thủy sản thì cá dễ nhiễm ký sinh trùng hơn tôm hay các loài khác, nhưng từ nay bà con hoàn toàn yên tâm vì đã có Praziquantel giúp diệt trừ các mầm bệnh giun sán ngay khi còn là ấu trùng. Bà con hãy theo dõi thường xuyên tập tính bắt mồi của cá cũng như chất lượng nước ao để biết được khi nào cần phải xử lý. Thủy sản Tin Cậy chúc bà con mùa vụ mới thành công.

Tác giả: Trinh Nguyễn

Mọi thắc mắc về “Praziquantel là gì? Công dụng diệt nội, ngoại ký sinh trùng của praziquantel”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 701 278 – 0933 015 035 – 0902 671 281

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo