Phòng Và Trị Những Bệnh Về Ký Sinh Trùng Trên Tôm

Bệnh về ký sinh trùng trên tôm thường gặp ở giai đoạn tôm 40-50 ngày tuổi trở lên, thường xuất hiện trong màu nắng nóng, nhiệt độ nước cao, nuôi với mật độ dày, cải tạo ao ban đầu không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, không đảm bảo sát trùng diệt khuẩn tốt. Ở những tháng nuôi về sau nếu bà con không kiểm soát tốt chất lượng nước thì ô nhiễm môi trường ao nuôi ngày càng nghiêm trọng tạo điều kiện cho các mầm bệnh – trong đó có ký sinh trùng phát triển, phát tán nhanh trong ao tạo điều kiện cho các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột bùng phát gây bệnh trên tôm, đặc biệt bệnh phân trắng.

Phòng và trị những bệnh về ký sinh trùng trên tôm
Phòng và trị những bệnh về ký sinh trùng trên tôm

Một số trường hợp tôm nuôi ao đất khoảng 10 ngày đã phát hiện bệnh ký sinh trùng. Do trong ao có nhiều vật chủ trung gian: nhuyễn thể hai mảnh vỏ, cua, còng…mang ký sinh trùng gây bệnh.

Biểu hiện tôm bị bệnh ký sinh trùng

  • Khi kiểm tra quan sát tôm, gan tôm vẫn khỏe bình thường nhưng tôm vẫn không ăn, đường ruột rỗng không có thức ăn, tôm cũng không có biểu hiện của bệnh phân trắng thường những dấu hiệu này là biểu hiện của bệnh ký sinh trùng.
  • Tôm khi bị nhiễm bệnh ký sinh trùng nặng tôm sẽ bơi lội chậm chạp, lờ đờ trên mặt nước hoặc tấp mé.
  • Vùng cơ thị ở bụng bị đục có màu trắng sữa, tôm lờ đờ và mất phụ bộ. Nhiễm bẩn bề mặt vỏ tôm cũng ảnh hưởng quá trình lột xác. 
Phòng và trị những bệnh về ký sinh trùng trên tôm
Phòng và trị những bệnh về ký sinh trùng trên tôm
  • Nhiễm ký sinh trùng ở mang có thể gây nên tình trạng thiếu oxy do hạn chế khả năng lấy oxy của mang. Tôm nhiễm ký sinh nặng sẽ chết nhiều nếu oxy hòa tan xuống thấp.
Phòng và trị những bệnh về ký sinh trùng trên tôm
Phòng và trị những bệnh về ký sinh trùng trên tôm
  • Đốt cuối đuôi có dấu hiệu sưng màu đục hạt gạo.
Phòng và trị những bệnh về ký sinh trùng trên tôm
Phòng và trị những bệnh về ký sinh trùng trên tôm
  • Phân trong nhá bã, màu phân nhạt hơn màu thức ăn.
  • Tôm ăn yếu, chậm lớn.
  • Tôm bị nhiễm ký sinh trùng thường có đường ruột ziczac.
Phòng và trị những bệnh về ký sinh trùng trên tôm
Phòng và trị những bệnh về ký sinh trùng trên tôm
  • Rất khó phát hiện tôm nhiễm bệnh bằng mắt thường. Dù vậy khi tôm nhiễm nặng thì đường ruột có màu vàng hoặc vàng nâu khi tách ruột khỏi cơ thể, chỉ phát hiện chính xác khi xem ruột giữa tôm dưới kýnh hiển vi.

Tác nhân gây bệnh:

Vi bào tử trùng: tồn tại trong môi trường nước, tấn công vào cơ thể tôm theo 3 con đường:

  • Nhiễm theo chiều dọc từ mẹ sang con: Tôm mẹ bị nhiễm ký sinh trùng nên trứng tôm nở thành ấu trùng thành tôm trưởng thành cũng bị nhiễm bệnh.
  • Nhiễm theo chiều ngang: Những con tôm khỏe mạnh trong ao ăn phải những con tôm đã chết do bị nhiễm bệnh ký sinh trùng.
  • Nhiễm ký sinh trực tiếp: do trong môi trường nước đã tồn tại ký sinh trùng ở dạng bào tử, giai đoạn tôm sau khi lột xác tôm vẫn còn yếu, vỏ mềm ký sinh trùng sẽ có cơ hội tấn công vào cơ thể tôm.

Phòng bệnh ký sinh trùng trên tôm

Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản

Trong quá trình cải tạo ao bà con nên cải tạo diệt khuẩn đúng quy trình kỹ thuật,  có thể dùng các sản phẩm diệt khuẩn có gốc diệt khuẩn mạnh để tiêu diệt hết các mầm bệnh: từ vi bào tử trùng, tế bào nấm, nguyên sinh độc vật gây bệnh, các vi khuẩn, virus như chlorine, thuốc tím,…

Phòng và trị những bệnh về ký sinh trùng trên tôm
Phòng và trị những bệnh về ký sinh trùng trên tôm

Ở giai đoạn cải tạo ao cần diệt các vật chủ trung gian mang bệnh ký sinh trùng: nhuyễn thể hai mảnh vỏ, cua, còng… bằng các sản phẩm an toàn

Sử dụng nguồn nước đã được xử lý kỹ càng mầm bệnh trước khi nuôi tôm, nước được cấp qua hệ thống màng lọc (túi lọc),…để lọc bỏ ấu trùng, trứng các loài cá, nhuyễn thể,…mang mầm bệnh.

Phòng và trị những bệnh về ký sinh trùng trên tôm
Phòng và trị những bệnh về ký sinh trùng trên tôm

Chọn con giống ở những cơ sở cung cấp giống uy tín, chất lượng có thương hiệu trên thị trường. Cần kiểm tra, xét nghiệm cẩn thận con giống trước khi mua.

Nuôi tôm với mật độ vừa phải

Cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe tôm bằng cách kiểm tra nhá, chài tôm,…kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng nước.

Phòng và trị những bệnh về ký sinh trùng trên tôm
Phòng và trị những bệnh về ký sinh trùng trên tôm
Phòng và trị những bệnh về ký sinh trùng trên tôm
Phòng và trị những bệnh về ký sinh trùng trên tôm

Kiểm soát cải thiện môi trường nước ao nuôi bổ sung chế phẩm sinh học EM Aqua 5-10 lít EM Aqua thứ cấp/1000m3, định kỳ 3-5 ngày/lần giúp phân hủy chất thải hữu cơ, làm sạch đáy ao, làm sạch nước ao nuôi. Giúp ngăn chặn sự phát triển, bùng phát của các nguyên sinh động vật, nấm,…có cơ hội xâm nhập và gây bệnh trên tôm. 

Chế phẩm sinh học EM Aqua chuyên xử lý môi trường nước ao nuôi thủy sản
Chế phẩm sinh học EM Aqua chuyên xử lý môi trường nước ao nuôi thủy sản

Tăng cường sức đề kháng cho tôm: Kích thích hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng bằng các hoạt chất chiết xuất từ tỏi: sử dụng 1 lít EM tỏi trộn vào 10 kg thức ăn, ủ 30-60 phút trước khi cho ăn, định kỳ 7 – 10 ngày bổ sung EM tỏi vào thức ăn/ngày. Đồng thời bổ sung thêm vitamin C trộn 4-5 g/10 kg thức ăn để tăng sức đề kháng cho tôm, ngăn chặn các tác nhân gây bệnh.

Bổ sung Men tiêu hóa dạng bột cung cấp lợi khuẩn kích thích đường ruột tôm phát triển: trộn 5g/1kg thức ăn ngày giúp tôm tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng tối đa.

    

Cách trị bệnh ký sinh trùng trên tôm

Khi tôm đã nhiễm bệnh ký sinh trùng rất khó phát hiện bằng mắt thường, đồng thời bệnh này còn trong giai đoạn nghiên cứu cũng chưa có thuốc chuyên đặc trị.

Hiện tại nhiều bà con dùng thảo dược có thành phần chiết xuất từ cây xoan có tác dụng đào thải ký sinh trùng ra khỏi cơ thể tôm. Sau đó bổ sung men vi sinh để gây tạo lại nguồn vi sinh có lợi trong đường ruột của tôm bằng cách trộn men vào thức ăn. Bà con có thể tham khảo Men tiêu hóa dạng bột cho thủy sản. Đồng thời bà con sử dụng 1 lít EM tỏi/10kg thức ăn cho ăn liên tục trong vòng 1 tháng sẽ giải quyết tốt bệnh ký sinh trùng trên tôm.

EM tỏi - Phòng và trị những bệnh về ký sinh trùng trên tôm
EM tỏi – Phòng và trị những bệnh về ký sinh trùng trên tôm

Bên cạnh đó khi ký sinh trùng được đào thải ra ngoài môi trường cần diệt khuẩn để tiêu diệt ký sinh trùng này. Bà con có thể dùng các dòng diệt khuẩn an toàn cho tôm như novadine,…với liều khuyến cáo trên của nhà sản xuất để đảm bảo an toàn cho tôm nuôi.

Thuốc sát trùng cho tôm, cá - Novadine
Thuốc sát trùng cho tôm, cá – Novadine

Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bà con, giúp bà con có thể ứng dụng hiệu quả vào mô hình nuôi, đạt năng suất hiệu quả kinh tế cao. Hẹn gặp lại quý bà con ở những bài chia sẻ tiếp theo!

Tác giả: Nguyễn Hiền

Tin Cậy kinh chúc bà con có những vụ nuôi thành công!!!


Mọi thắc mắc về “Phòng và trị những bệnh về ký sinh trùng trên tôm”, xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 35350902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 671 281 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Facebook: Thủy Sản Tin Cậy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo