Cách Phòng Và Trị Bệnh Thối Miệng Ở Cá Cảnh – Columnaris
Mỗi người đều có một niềm đam mê riêng, trong đó đam mê chơi cá cảnh thì cực kỳ phổ biến và cũng rất lành mạnh. Cũng như nuôi thú cưng, chim chóc các loại thì chăm sóc cá cảnh giúp chúng ta nuôi dưỡng lòng lương thiện và lan tỏa tình yêu thương đến mọi thứ xung quanh. Niềm vui khi được ngắm chúng bơi lội mạnh khỏe, màu sắc tươi đẹp, thấy “bọn nhóc” háu đói đớp từng viên thức ăn chúng ta cho, sao không cảm thấy thú vị được phải không ạ? Hơn nữa, có trong nhà một bể cá cảnh còn giúp cho ngôi nhà thêm sống động và ấn tượng.
Bể cá cảnh giúp căn nhà trở nên sống động và ấn tượng.
Nguồn ảnh: earthslot.org
Để duy trì niềm vui đó thì chúng ta phải bỏ công chăm sóc chúng thật tốt. Dù được nuôi trong bể khép kín, được chăm sóc mỗi ngày, ăn thức ăn chất lượng cao, nước được xử lý kỹ nhưng cá cảnh vẫn có nguy cơ bị nhiễm nhiều bệnh. Cá dễ mắc bệnh khi hệ miễn dịch bị suy giảm hoặc do stress kéo dài như mật độ nuôi dày, không gian sống chật chội, chất lượng nước kém và một số yếu tố môi trường khác. Để biết cá mắc bệnh gì thì người chơi phải quan sát kỹ những dấu hiệu bất thường, bắt cá lên kiểm tra hoặc đưa cá đi xét nghiệm, hỏi thăm những người nuôi nhiều kinh nghiệm, từ đó lựa chọn cho mình cách xử lý nào là phù hợp.
Nguồn: thuysanvietnam.com.vn
Trong những bệnh thường gặp thì bệnh thối miệng ở cá cảnh là bệnh nguy hiểm, vì đây là bệnh cấp tính và lây lan nhanh, có khả năng gây chết từ 70% đến 100% trong vòng 72 giờ đồng hồ. Trong phạm vi bài viết này, Tin Cậy sẽ hướng dẫn Anh Chị Em và các bạn cách phòng và trị bệnh thối miệng – Columnaris ở cá cảnh sao cho hiệu quả.
Tác nhân và nguyên nhân gây bệnh thối miệng ở cá cảnh
Bệnh thối miệng ở cá cảnh – Columnaris trông giống như bệnh nấm nhưng thực sự là do vi khuẩn Flavobacterium columnare gây ra. Vi khuẩn này thường trú ngụ ở đầu, môi, miệng và bên trong miệng của cá.
Đây là dạng bệnh cơ hội, tức là khi cá mắc một bệnh khác và suy giảm hệ miễn dịch thì vi khuẩn F. columnare sẽ trổi dậy tấn công. Kết hợp với điều kiện nước bẩn, amoniac, nitrit, nitrat cao, pH nước không phù hợp, nhiệt độ nước thay đổi đột ngột, chế độ ăn không đầy đủ, thiếu vitamin, cá bị căng thẳng do nuôi dày, do vận chuyển, do xử lý nước, do thiếu oxy, … thì vi khuẩn F. columnare lại càng phát triển mạnh mẽ, chúng xâm nhập qua mang, miệng và các vết thương nhỏ trên da cá cảnh.
Những biểu hiện bệnh lý của bệnh thối miệng ở cá cảnh – Columnaris
- Xung quanh miệng của cá bị xù, mốc, lở loét và cuối cùng là bị ăn mòn. Nếu quan sát sơ bộ sẽ dễ nhầm tưởng là cá bị nấm. Tuy nhiên, quan sát kỹ một chút thì sẽ nhận ra, nếu cá bị nấm sẽ thấy có những sợi tơ mọc dài như sợi tóc ở miệng cá, trong khi bệnh thối miệng thì trông như cục bông gòn.
- Mang cá cũng có thể bị tổn thương khi vi khuẩn xâm nhập, các sợi tơ sẽ bị phân hủy, dẫn đến cá thở khó khăn do thiếu oxy. Các vây và đuôi cũng sẽ bị thối và bị ăn mòn.
- Dù thường xuyên xuất hiện ở miệng, đôi khi bệnh này còn hiện hữu dưới dạng những đốm hoặc mảng màu nâu – vàng, trắng, trắng – xám ở trên đầu, vây, mang hay thân cá. Khu vực xung quanh các đốm này ban đầu có màu nhợt nhạt, không sáng bóng bình thường như những vùng còn lại. Khi cá bị bệnh nặng thì sẽ thấy các vết này bị nâu hoặc xuất huyết đỏ.
Nguồn ảnh: trithuckhoahoc.vn
- Cũng có trường hợp cá chết do Flavobacterium columnare mà chúng ta không biết do không có biểu hiện triệu chứng bên ngoài. Trong những trường hợp này, chỉ có mổ hoại tử và cấy vi khuẩn mới xác định được nguyên nhân thực sự của cái chết.
Cách trị bệnh thối miệng ở cá cảnh – Columnaris
Các yếu tố môi trường kém như nước dơ, khí độc, thiếu oxy và nuôi mật độ cao là nguyên nhân khiến F. columnare bùng phát mạnh, do đó khi phát hiện miệng cá có biểu hiện của Columnaris thì Anh Chị Em và các bạn phải nhanh chóng xử lý yếu tố môi trường trước tiên. Các bước tiến hành như sau:
- Kiểm tra pH nước, đưa pH về mức an toàn từ 6.5 – 7.5. Đồng thời kiểm tra độ kiềm và độ cứng của nước.
- Thay từ từ 1/3 khối lượng nước hồ.
- Dùng Yucca để hấp thu khí độc NH3, NO2, NO3–.
- Tăng cường sục oxy hoặc rải oxy viên nếu có.
- Diệt khuẩn nước bằng dung dịch đồng sulphat (CuSO4 5%). Liều lượng là 2 ml/ 1 m3 nước. Thuốc tím cũng có tính diệt khuẩn nhưng lại làm tăng tổn thương ở mang cá và có thể làm cá chết nhanh trong trường hợp cấp tính. Việc sử dụng đồng sulphat cũng phải lưu ý rằng nó có thể gây độc trong nước có độ kiềm thấp. Và độ cứng của nước càng cao thì tỷ lệ chết của cá càng cao. Do đó cần kiểm tra độ kiềm và độ cứng là vì vậy.
- Sau 48 tiếng thì bổ sung vi sinh EM gốc, liều lượng 5 ml/1 m3 nước. Vi sinh có công dụng xử lý khí độc, xử lý chất thải trong nước, làm sạch nước và ức chế vi khuẩn có hại, cụ thể là vi khuẩn columnare.
→ Tham khảo chi tiết sản phẩm: Chế phẩm sinh học EM Aqua chuyên dùng cho thủy sản
Tiếp theo là cho cá ăn kháng sinh và vitamin giúp mau hồi phục.
- Không cho cá ăn trong 3 ngày đầu khi đang xử lý nước. Các ngày tiếp theo sẽ cho ăn nhưng với lượng nhỏ và tăng từ từ.
- Khoa học đã chứng minh rằng kháng sinh Oxytetracycline HCl có khả năng kháng bệnh Vì vậy, Anh Chị Em và các bạn có thể trộn chung với thức ăn, liều lượng là 2-3 gr/ 1 kg thức ăn, ngày cho ăn 2 lần, liên tục 5 ngày.
→ Tham khảo chi tiết sản phẩm: Thuốc đặc trị nhiễm khuẩn trên tôm cá Nova-Oxytetra 500
- Đồng thời bổ sung vitamin C giúp cá mau hồi phục, liều lượng là 5 gr/ 1 kg thức ăn, ngày cho ăn 2-3 lần, liên tục 5-6 ngày.
Sau liệu trình dùng kháng sinh thì chúng ta trộn men tiêu hóa Bio-TC MTH vào thức ăn. Men tiêu hóa ngoài việc bổ sung lợi khuẩn giúp cá tiêu hóa tốt thức ăn, phục hồi hệ vi sinh đường ruột sau khi sử dụng kháng sinh thì nó còn có khả năng ức chế vi khuẩn F. columnare gây bệnh Columnaris, cũng như ức chế vi khuẩn gây bệnh gan mủ, xuất huyết trên cá.
Liều lượng sử dụng men tiêu hóa Bio-TC MTH là 20 ml/ 1 kg thức ăn, mỗi ngày 1 lần, liên tục 2-3 ngày, 5-7 ngày lặp lại 1 lần cùng liều lượng như trên đến khi cá khỏe hoàn toàn.
→ Tham khảo chi tiết sản phẩm: Men tiêu hóa dạng nước cho thủy sản
Cách phòng bệnh thối miệng ở cá cảnh
Columnaris là bệnh lây lan nhanh và tỷ lệ chết cao, vì vậy tốt nhất là chúng ta phải phòng ngừa từ đầu. Một khi bệnh đã xảy ra thì không chỉ khiến chúng ta rối bời, mà còn đau lòng hơn khi thấy cá chết cấp tính mà không làm được gì. Điều trị tốn thời gian mà chưa chắc sẽ cứu được 80 – 100%. Do đó, Anh Chị Em và các bạn từ khi thả cá đã phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa bệnh như sau:
- Định kỳ sát trùng nguồn nước 2 tuần 1 lần, dùng đồng sulphat hoặc thuốc tím hoặc iodine đều được.
- Giữ cho pH nước và nhiệt độ không biến động nhiều.
- Nuôi cá với mật độ vừa phải.
- Cho cá ăn vừa đủ, bổ sung vitamin C, vitamin tổng hợp, khoáng và đặc biệt là Beta-garlic với chiết xuất Beta-glucan trong nấm men, giúp cá tăng miễn dịch rất hiệu quả.
- Bổ sung men tiêu hóa Bio-TC MTH, liều lượng 5 ml/ 1 kg thức ăn, mỗi ngày 1 lần, liên tục 2-3 ngày, 5-7 ngày lặp lại 1 lần cùng liều lượng như trên đến khi xuất bán.
- Dùng men vi sinh EM Aqua gốc để xử lý nước, liều lượng 1 ml/ 1 m3 nước, 3-5 ngày một lần để giữ nước luôn trong sạch, không có khí độc, hại khuẩn không thể bùng phát được.
Tin Cậy cung cấp combo các sản phẩm được giới thiệu ở trên với giá thành tiết kiệm hơn:
5 lit Bio-TC MTH + 5 lit EM Aqua gốc + 1 lit Seaweed (CuSO4 5%) + 1 kg NOVA C + 1 kg Beta-garlic, chỉ còn 1.550.000, tiết kiệm 83.000
Nuôi cá là một nghệ thuật, người nuôi cá là một nghệ sỹ. Anh Chị Em và các bạn hãy dự trù từ sớm các bệnh có thể xảy ra để chủ động hơn, bổ sung kiến thức về cách chăm cá để quá trình nuôi cá cảnh của mình sẽ được suôn sẻ từ đầu đến cuối, mang lại niềm vui trọn vẹn hơn.
Tin Cậy kính chúc quý khách có 1 hồ cá đẹp như ý!
Tác giả: Trinh Nguyễn
Mọi thắc mắc về “Phòng và trị bệnh thối miệng ở cá cảnh – Columnaris”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 671 281 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn
Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy
Bài viết liên quan
Bệnh Vi Bào Tử Trùng (EHP) Trên Tôm
Bệnh Vi Bào Tử Trùng (EHP) Trên Tôm Dịch bệnh luôn là nguy cơ lớn [...]
Th11
Nấm Đồng Tiền Trong Ao Nuôi Tôm
Nấm Đồng Tiền Trong Ao Nuôi Tôm – Cách Phòng Và Biện Pháp Xử Lý [...]
Th11
Phòng Và Trị Bệnh Đốm Trắng Trên Cá Bớp
Phòng Và Trị Bệnh Đốm Trắng Trên Cá Bớp Bệnh đốm trắng là một trong [...]
Th11
Cải Thiện Tăng Trưởng Và Sức Khỏe Tôm Thẻ Chân Trắng Nhờ Inositol
Cải Thiện Tăng Trưởng Và Sức Khỏe Tôm Thẻ Chân Trắng Nhờ Inositol Inositol là [...]
Th11
Công Dụng Của Diệp Hạ Châu Trong Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
Công Dụng Của Diệp Hạ Châu Trong Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng (Litopenaeus vannamei) Trong [...]
Th10
Biện Pháp Xử Lý Khi Cá Tra Có Dấu Hiệu Bệnh Xuất Huyết
Biện Pháp Xử Lý Khi Cá Tra Có Dấu Hiệu Bệnh Xuất Huyết Bệnh xuất [...]
Th10