Dịch covid-19 đã khiến cho nền kinh tế cả thế giới và Việt Nam bị chậm lại, ngành thủy sản đặc biệt ngành tôm chúng ta cũng không nằm ngoại lệ; khi các nước đóng cửa khẩu và Việt Nam không thể xuất khẩu được khiến cho ngành nuôi tôm bị đóng băng trong giai đoạn này. Khiến cho bà con chúng ta gặp phải vấn đề chưa giải quyết được và chưa tìm ra được hướng đi tiếp theo cho con tôm trong giai đoạn tới. Có những bà con vẫn tiếp tục nuôi và cũng có những người dừng hẳn vụ nuôi để đợi tình hình sau dịch, đâu là biện pháp tốt cho bà con nuôi tôm hiện nay. Cùng Tin Cậy tìm hướng đi tốt nhất cho bà con để nuôi tôm thẻ an toàn , giảm chi phí trong mùa dịch này nhé!!!
Đưa ra giải pháp và hướng đi mới:
Dù giá tôm thẻ thương phẩm hiện chỉ còn khoảng 80 ngàn đ/kg đối với size 100con/kg nhưng nếu bà con có biện pháp quản lý chi phí tốt thì cũng có thể cầm cự qua dịch giá tôm sẽ chuyển biến và mang lại lợi nhuận cho bà con.
Một số người nuôi tôm thẻ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa cho hay, hiện giá tôm loại 100 con/kg được thương lái thu mua dao động từ 80 – 82 ngàn đ/kg. Với giá này họ nuôi thua lỗ hoặc không có lãi, bởi chi phí đầu tư nuôi tôm từ thức ăn, tiền điện…đều tăng cao, tương ứng giá thành từ 70 – 80 ngàn đ/kg. (Theo tepbac.com).
Giải pháp các chuyên gia đưa ra là bà con cần đi theo một hướng nuôi mới, có thể giảm năng suất đi 1 tí nhưng giá thành đầu tư cũng sẽ giảm và có thể duy trì được lượng tôm sau khi hết dịch bà con có thể cung cấp vào thị trường với giá thành cao. Đó là bà con có thể giảm mật độ nuôi xuống khoảng 50% hoặc 60% so với bình thường, vừa là 1 thách thức vừa là 1 cơ hội cho bà con có thể cải tạo lại nguồn nước của mình tốt hơn, để sau khi hết dịch có thể tiến hành lại nuôi mật độ cao như bình thường.
Lợi ích của việc giảm mật độ nuôi:
+ Giảm mật độ nuôi còn 50% -60% so với mọi khi
+ Giảm được chi phí thức ăn hằng ngày
+ Giảm được chi phí hoạt động máy móc cho chăn nuôi, thay vì chạy 100% công xuất thì hiện tại chỉ còn 50-60%
+ Vì nuôi mật độ thấp nên dễ quản lý nguồn nước và tôm cũng dễ phát triển về size lớn hơn bình thường.
+ Quản lý tốt được toàn bộ quy trình nuôi, dễ dàng ứng biến và xử lý được những vấn đề xảy ra nhưng tảo hay khí độc kịp thời .
+ Nuôi mật độ thấp tôm dễ phát triển và có thể về size lớn nhanh hơn so với nuôi mật độ cao
Mật độ nuôi tôm thẻ an toàn, khuyến cáo đến bà con nên thả tôm hiện nay:
+ Đối với ao đất: Thả với mật độ thưa hơn bình thường khoảng 100-150con/m2
+ Đối với ao bạt, ao tròn nuôi mật độ cao: Bình thường bà con thả 200-300 con/m2 thì hiện tại bà con nên thả với mật độ 150-200con/m2 để dễ quản lý và cầm cự được với dịch bệnh hiện tại làm chậm nền kinh tế của chúng ta.
Bà con cũng nên nuôi theo quy trình nuôi tôm 3 giai đoạn với ưu điểm dễ kiểm soát dịch bệnh, bà con có thể tham khảo mô hình sau:
Giai đoạn 1: bà con nuôi ương tôm giống trên bể nổi, có đường kính 12- 15m, cao 1,2m, chứa khoảng 150 m3 nước và ương khoảng 50 vạn giống.
Giai đoạn 2: Sau thời gian ương từ 15-20 ngày, bà con chuyển sang giai đoạn 2. Tức là, toàn bộ tôm ương được chuyển xuống ao nuôi ngoài trời. Thời gian nuôi giai đoạn 2 khoảng 30 ngày, khi đó tôm đạt kích cỡ 200 con/kg, mật độ 500 con/m2 rồi chuyển sang giai đoạn 3.
Giai đoạn 3: Ở giai đoạn này, mật độ nuôi được giảm xuống nửa, tức là mỗi ao chỉ thả từ 150-200 con/m2. Bà con giảm mật độ bằng cách sang chuyển tôm sang ao khác để giảm thiểu mật độ và dễ quản lý nguồn nước hơn.
Hiện tại có nhiều hộ nuôi đang tiến hành nuôi theo mô hình cầm cự chống dịch này, vừa là thử thách vừa là cơ hội cho bà con chậm lại, có cơ hội để quan sát và trau dồi kinh nghiệm hơn về con tôm, vì nuôi với mật độ thấp có thể năng suất không cao và lợi nhuận không nhiều so với mật độ cao nhưng vẫn sẽ duy trì được nguồn vốn cho bà con và con tôm nuôi với biện pháp này luôn đạt thể trọng cao và phát triển đồng đều, bà con có thể tận dụng cơ hội này để quan sát và hiểu thêm về con tôm.
Trên đây là một số thông tin chia sẻ của Tin Cậy về hướng nuôi tôm thẻ an toàn trong màu dịch Covid-19, hy vọng có thể giúp ích cho bà con trong giai đoạn khóa khăn và đầy thách thức này.
Tác giả: Lâm Hiệp
Tin Cậy chúc bà con có một vụ nuôi thành công!!
Mọi thắc mắc về các sản phẩm cho Thủy sản quý khách hàng vui lòng liên hệ :
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, Khu Dân Cư Vạn Phúc,P. Hiệp Bình Phước, Q.Thủ Đức, Tp.HCM
Điện thoại: 0902 650 369 – (028) 2253 3535 – 0903 908 671
Email: lamhiep@tincay.com; kinhdoanh@tincay.com; tincay@tincay.com
Website: Thuysantincay.com Facebook:https://www.facebook.com/webthuysan/
Bài viết liên quan
Cấp Cứu Ao Nuôi Cá Chốt Tại Cần Giuộc, Long An
Cấp Cứu Ao Nuôi Cá Chốt Tại Cần Giuộc, Long An Thủy Sản Tin Cậy [...]
Th8
Những Điều Cần Lưu Ý Trước Khi Thả Cá Chốt Giống
Những Điều Cần Lưu Ý Trước Khi Thả Cá Chốt Giống Cá chốt hiện đang [...]
Th8
Bệnh Đốm Đỏ – Bệnh Nguy Hiểm Đừng Bỏ Qua
Bệnh Đốm Đỏ – Bệnh Nguy Hiểm Đừng Bỏ Qua Bệnh đốm đỏ trên cá [...]
Th7
Các Bước Chuẩn Bị Hồ Câu Cá Chép Hiệu Quả
Các Bước Chuẩn Bị Hồ Câu Cá Chép Hiệu Quả Chào bà con hiện nay [...]
Th7
Cá Koi Bị Đốm Đỏ – Giải Pháp Phòng Và Trị Bệnh
Cá Koi Bị Đốm Đỏ – Giải Pháp Phòng Và Trị Bệnh Đối với những [...]
Th6
Bệnh Xuất Huyết Lồi Mắt Trên Cá Rô Phi – Giải Pháp Phòng Và Trị Bệnh
Bệnh Xuất Huyết Lồi Mắt Trên Cá Rô Phi – Giải Pháp Phòng Và Trị [...]
Th6