NUÔI TÔM MÙA LẠNH – NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

Nuôi tôm mùa lạnh thành công sẽ mang lại giá trị rất lớn về kinh tế. Bởi đây là vụ nuôi khó, tính rủi ro cao do thời tiết, dịch bệnh, ít người nuôi nên giá bán cao gấp 2 – 3 lần nuôi chính vụ. Tuy nhiên, việc nuôi tôm trong điều kiện thời tiết lạnh phải đối mặt với những yếu tố bất lợi tác động làm ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm, dễ phát sinh dịch bệnh, gây nhiều khó khăn và rủi ro cho người nuôi. Hôm nay, Tin Cậy sẽ chia sẻ một số lưu ý quan trọng trong quá trình nuôi tôm mùa lạnh để giúp bà con có những biện pháp phòng và xử lý kịp thời, cho tôm luôn được khỏe mạnh, hạn chế rủi ro, thiệt hại giúp vụ nuôi thành công.

NUÔI TÔM MÙA LẠNH – NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý
Tôm phát triển khỏe mạnh, vượt qua mùa lạnh

Những ảnh hưởng, khó khăn, rủi ro khi nuôi tôm mùa lạnh

  • Nhiệt độ là một trong những yếu tố môi trường tác động nhiều đến đời sống của tôm  nó gắn liền với hoạt động sinh lý, sinh thái và nhu cầu về thức ăn cho tôm.
  • Mùa lạnh nhiệt độ nước ao nuôi xuống thấp. Trong khi đó, tôm là loài động vật biến nhiệt, đặc điểm của tôm nuôi chỉ thích hợp với nhiệt độ từ 25- 32oC, khi nhiệt độ xuống dưới 20oC tôm sẽ ngừng sinh trưởng, cường độ bắt mồi thấp, tôm giảm ăn, hệ số chuyển đổi FCR tăng cao (từ 1.5 – 1.8), tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 0,2 g/con/ngày (so với mùa nắng là 0,3 g/con/ngày), điều này có nghĩa thời gian nuôi sẽ bị kéo dài hơn khoảng 1,5 lần. Cường độ bắt mồi và chuyển hóa thức ăn kém, tôm giảm ăn, chủ yếu ăn để duy trì cơ thể chớ không sinh trưởng. Trong khi độ mặn, pH, kiềm thay đổi làm tôm khi lột xác thường bị chết do mềm vỏ (bà con hay gọi tôm chết dạng cục thịt).
  • Vào mùa lạnh, thời tiết không thuận lợi hay có những cơn mưa bão, trời âm u nhiệt độ nước trong ao nuôi giảm xuống thấp, oxy hòa tan trong nước giảm. Chính vì vậy, khiến khả năng bắt mồi, sức đề kháng, tiêu hóa thức ăn, hoạt động của hệ thống thần kinh bị ảnh hưởng, tôm yếu dần dễ phát sinh bệnh.
  • Ở thời điểm này nhiệt độ môi trường nước xuống thấp tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus gây hại cho tôm phát triển. Đặc biệt, nhóm vi khuẩn có hại Vibrio gây bệnh bùng phát nhanh chóng làm cho tôm dễ dàng bị nhiễm bệnh (đốm trắng, hồng thân, phân trắng, đầu vàng, Taura…) và có thể gây chết hàng loạt, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh. Đây là những bệnh cực kỳ nguyên hiểm cho tôm gây thiệt hại lớn, thường chỉ xuất hiện vào màu lạnh và hiện vẫn chưa có thuốc để điều trị đó là những nguyên nhân khiến người nuôi gặp nhiều khó khăn, rủi ro khi nuôi tôm vào mùa lạnh.

=> Tham khảo thêm chi tiết về 5 loại bệnh nguy hiểm trên tôm.

NUÔI TÔM MÙA LẠNH – NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý
Tôm có dấu hiệu bị bệnh phân trắng
  • Khi thời tiết lạnh có sự phân tầng nhiệt độ giữa tầng mặt và tầng đáy, tôm có xu hướng xuống tầng đáy, ở giai đoạn này nếu quản lý không tốt nền đáy tồn dư thức ăn dư thừa, chất thải của tôm, xác chết, vỏ tôm, tôm sẽ dễ phát bệnh, dễ ngộ độc và chết trong giai đoạn này.
  • Nhiệt độ thấp các ion Ca, Mg, khoáng chất hòa tan vào nước giảm làm tôm nuôi không hấp thụ được mặc dù bà con cung cấp khoáng rất nhiều nhưng vẫn xảy ra hiện tượng thiếu khoáng chất.

Giải pháp nuôi tôm mùa lạnh

  • Ao nuôi tôm vào mùa lạnh cần được chọn nơi khuất gió, bờ ao được xây dựng chắc chắn để giữ nước ổn định. Nên nâng mực nước cao > 1.4m nhằm giữ nhiệt độ ít dao động giữa ngày và đêm, tránh cho nhiệt độ nước thay đổi nhanh, liên tục làm ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm.
NUÔI TÔM MÙA LẠNH – NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý
Môi trường nước ao nuôi cần giữ ổn định
  • Mùa lạnh oxy trong giai đoạn này thấp, nên tăng cường thời gian vận hành quạt nước, sục khí nhất là thời điểm ít nắng, ban đêm hoặc nhiệt độ trong ngày xuống thấp để cung cấp đầy đủ oxy cho các tầng nước, hạn chế tình trạng stress cho tôm hoặc có thể bơm nước từ đáy ao lắng qua để có thể cung cấp thêm nước sạch có nhiệt độ ổn định.
  • Tăng cường sử dụng men vi sinh để tăng cường vi khuẩn có lợi lấn ác vi khuẩn có hại trong ao nuôi, xử lý nước phân hủy chất hữu cơ, thức ăn dư thừa, chất thải của tôm. Ổn định môi trường, hạn chế khí độc làm sạch môi trường ao nuôi. Nếu phát hiện tôm nuôi bị nhiễm bệnh do vi khuẩn gây ra, cần sử dụng các loại thuốc diệt khuẩn an toàn (Iodine, BKC…) để điều trị.

Chế phẩm sinh sinh EM Aqua

Chế phẩm sinh sinh EM Aqua
  • Trong quá trình nuôi, người nuôi nên thường xuyên theo dõi nhiệt độ nước và điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp, tránh gây lãng phí, ô nhiễm môi trường ao nuôi, tạo điều kiện cho các mầm bệnh phát triển. Khi nhiệt độ ổn định người nuôi cần theo dõi khả năng bắt mồi để điều chỉnh cho phù hợp.
  • Điều chỉnh kiểm soát lượng thức ăn, cho ăn theo nhu cầu của tôm để có hệ số thức ăn tốt nhất. Nếu nhiệt độ nước quá lạnh hãy ngưng hoặc giảm thức ăn và phối trộn thêm các chất dinh dưỡng như vitamin C, men tiêu hoá,…để tăng cường sức đề kháng cho tôm.
NUÔI TÔM MÙA LẠNH – NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý
Nova CMen tiêu hóa cung cấp cho tôm nuôi
  • Trong quá trình nuôi, người nuôi nên thường xuyên theo dõi nhiệt độ nước và điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp, tránh gây lãng phí, ô nhiễm môi trường ao nuôi, tạo điều kiện cho các mầm bệnh phát triển. Khi nhiệt độ ổn định người nuôi cần theo dõi khả năng bắt mồi để điều chỉnh cho phù hợp.
  • Điều chỉnh kiểm soát lượng thức ăn, cho ăn theo nhu cầu của tôm để có hệ số thức ăn tốt nhất. Nếu nhiệt độ nước quá lạnh hãy ngưng hoặc giảm thức ăn và phối trộn thêm các chất dinh dưỡng như vitamin C, men tiêu hoá,…để tăng cường sức đề kháng cho tôm.
Hóa chất chlorine Nippon (Hi-Chlon 70)
Hóa chất chlorine Nippon (Hi-Chlon 70)

Hy vọng những chia sẻ về nuôi tôm mùa lạnh trên đây sẽ giúp ích cho bà con, giúp bà con có thể ứng dụng hiệu quả vào mô hình nuôi, thành công trong quá trình nuôi. Hẹn gặp lại quý bà con ở những bài chia sẻ tiếp theo!

Tin Cậy kính chúc bà con có một mùa bội thu!

                                                                                                                         – Nguyễn Hiền – 

Mọi vấn đề thắc mắc về “Nuôi tôm mùa lạnh – những điều cần lưu ý”, bà con vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4 đường số 3, Khu Dân Cư Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, Tp. HCM

Điện Thoại: (028) 2253 3535 – 0902 885 547 – 0909 307 123 – 0903 908 671

Email: hiennguyen@tincay.comkinhdoanh@tincay.comtincaygroup@gmail.com;  tincay@tincay.com

Website: thuysantincay.com        Facebook: https://www.facebook.com/webthuysan/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo