Anh Nga Nuôi Cá Nheo Mật Độ Cao Trong Ao Lót Bạt
Vùng cao nguyên Lâm Hà thuộc tỉnh Lâm Đồng với khí hậu mát mẻ quanh năm, nguồn nước ngọt dồi dào, đã trở thành vùng nuôi thử nghiệm cá nheo, cá ngạnh, cá trắm đen, cá tra dầu mật độ cao của anh Nga.
Tuy lần đầu nuôi nhưng anh Nga đã đầu tư rất bài bản, học hỏi kinh nghiệm từ nhiều nơi, và tính đến thời điểm hiện tại thì đàn cá của anh phát triển rất tốt, chất lượng nước ổn, dự tính sẽ thu hoạch đúng tiến độ.
Tin Cậy sẽ đưa quý bà con ngược lên vùng đất cao gần 1000m so với mực nước biển, tham quan, học hỏi mô hình nuôi cá nheo trong ao lót bạt của anh Nga.
Chuẩn bị ao nuôi
Diện tích ao nuôi cá nheo thương phẩm thường dao động từ 1.000 – 2.000m2, sâu 1m5 – 2m5, tức là thể tích nước trong ao dao động từ 1.500 – 5.000m3 nước. Ao lót bạt của anh Nga thì có diện tích nhỏ hơn, chỉ với 1.300m3 để dễ quản lý.
Ao được lót bạt toàn bộ trên bờ và dưới đáy, có thiết kế đường ống bơm nước sạch vào ao, hệ thống ống cấp oxy, tạo dòng chảy. Cuối ao là hố xi phông, đáy triền đổ thoai thoải từ đầu bờ đến cuối bờ để chất thải được đưa đến cuối, hút đáy và xi phông dễ hơn.
Nước cấp vào được là nguồn nước sạch lấy từ hồ nước ngọt rộng 30 hecta cách nơi nuôi 1,5 km. Nước sau khi lấy về thì được anh diệt khuẩn bằng chlorine. Vì chlorine là chất diệt khuẩn rất mạnh, có thể diệt được nấm, vi khuẩn và virus có sẵn trong ao hoặc từ ao khác nhiễm vào.
Tính đến thời điểm này thì không có loại hóa chất nào diệt khuẩn mạnh và hiệu quả bằng chlorine. Với nồng độ 30 – 50ppm, chlorine có thể “cân” hết mọi nguồn nguy hiểm có thể xảy ra cho ao nuôi của bà con.
Vì nước đầu vào không bị ô nhiễm chất độc hóa học, không có kim loại nặng, không có phèn, pH ổn định nên chỉ cần diệt khuẩn là có thể sử dụng, không cần phải diệt cá tạp, động vật 2 mảnh vỏ, diệt tảo độc,…
Sau 5 ngày diệt khuẩn thì đánh vi sinh EM Aqua liên tục 3 ngày để gây màu nước. Màu nước tốt vừa là nguồn thức ăn tự nhiên cho cá con, vừa che bớt ánh nắng mặt trời, vừa tạo nguồn oxy dồi dào cho nước. Sau khi đạt màu nước ưng ý thì 4 – 5 ngày sau có thể thả giống.
Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản
Dưỡng và thả cá vào ao nuôi chính
Ao dưỡng ở ngay bên cạnh ao nuôi, là nơi dùng để dưỡng cá mới về. Mục đích của việc dưỡng cá là để cá được giải stress sau thời gian vận chuyển dài, giúp cá thích nghi với khí hậu mới, môi trường nước mới.
Trong thời gian dưỡng cá thì không cho cá ăn gì cả, chỉ đánh muối 2 ‰, tạt Vitamin C và vitamin tổng hợp. Tùy vào sức khỏe của lô cá đó, nếu cá khỏe chỉ cần dưỡng 7 ngày là thả ra ao nuôi được, nếu cá yếu hơn chút, thời tiết bất thường chút thì phải kéo dài thời gian ra, dự tính dưỡng từ 10 – 15 ngày.
Hồ này anh Nga thả giống đước 2 tuần với mật độ là 30 con/m2. So với mật độ thông thường 1 – 2 con/m2 thì tính ra anh Nga thả rất dày, gấp 15 – 30 lần.
Trong ao cá nheo có thể nuôi ghép cá mè hoa, mè trắng để chúng ăn hết thức ăn thừa trong ao. Việc tận dụng này vừa giúp tăng lợi nhuận cho toàn bộ ao, vừa làm sạch nước và đỡ lãng phí thức ăn. Tuy nhiên do đã nuôi mật độ cao nên anh Nga chỉ nuôi độc nhất cá nheo thôi.
Nuôi trong ao đất bình thường thì phải 12 tháng mới thu hoạch được. Còn nuôi trong mật độ cao trong ao lót bạt, cho ăn 100% thức ăn công nghiệp đạm cao thì chỉ cần 4 tháng là thu hoạch được. Tổng trọng lượng cá lúc thu hoạch sẽ gấp 30 – 50 lần so với lúc mới thả giống.
Thức ăn và cho ăn
Thức ăn cho cá nheo có 2 loại: thức ăn động vật sống và thức ăn chế biến.
- Thức ăn động vật sống bao gồm: thịt sống, cá sống, sâu canxi, giun đất, các loại thịt ốc bươu, ốc sên, nội tạng gia súc và gia cầm,…
- Thức ăn chế biến bao gồm: cám công nghiệp có độ đạm từ 36 – 42%, chất béo 6 – 10 %, đường 22 – 28%, chất xơ 4 – 6%, canxі là 0.45 %. Hoặc có thể chế biến từ bột cá, bột ngô, bột khoai tây, nhộng tằm,…
Anh Nga cho cá nheo của mình ăn cả 2 loại luân phiên nhau, 1 cữ thức ăn sống, cữ còn lại là thức ăn chế biến. Sắp tới anh sẽ đầu tư 1 nhà máy tự chế biến thức ăn, không cần mua cám công nghiệp nữa vì ở địa phương có nguồn nguyên liệu sản xuất cám đôi dào và giá rẻ hơn nhiều.
Cần kiểm tra lượng thức ăn, thời gian cá ăn hết, tỷ lệ sinh trưởng, cá có phát triển khỏe mạnh hay không mà canh chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Nếu cho cá ăn quá nhiều thì sẽ kéo dài thời gian bắt mồi, có thức ăn thừa làm dơ nước, lượng mỡ trong cơ thể cá tích lũy quá nhiều. Nếu cho ăn không đủ dẫn đến cơ thể cá gầy đi và kích cỡ không đồng đều.
Chăm sóc cá và xử lý nước ao
Mỗi ngày phải kiểm tra ao ít nhất 2 lần vào sáng và chiều. Cần kiểm tra những gì?
- Thứ nhất là trong lúc cho cá ăn phải quan sát cá bắt mồi khỏe hay không, lượng thức ăn đã đủ chưa.
- Thứ 2 là quan sát màu nước xem màu có bị sậm do dơ không, xanh do tảo không.
- Thứ 3 là test pH xem có bị dao động nhiều không. Test Oxy xem có bị thiếu hụt không. Cá nheo đặc biệt cần nhiều oxy và nước chảy êm, nếu thiếu oxy cá sẽ bị nổi đầu ngay. Do cá nheo chỉ cần nổi đầu 1 lần thì trong mấy ngày sau giảm bắt mồi, không lớn. Vì vậy, cần tuyệt đối tránh thiếu oxy làm cá bị nổi đầu.
Vì nheo nuôi mật độ cao và cho ăn thức ăn công nghiệp nên nước rất mau dơ, do đó cách 5 ngày là anh Nga thay nước 1 lần, từ từ 50% tổng lượng nước. Khi cá lớn thì sẽ để nước ra vô liên tục 24/24, 1 tiếng thay được 20 – 25m3 nước là đạt.
Đồng thời 1 tuần phải tạt men vi sinh EM Aqua 1 lần, mỗi lần 2 lit/1.300m3 nước. Định kỳ 2 tuần sẽ rải thêm Zeofish hạt để phân hủy cặn đáy, mỗi lần rải 5 kg/1.300m3 nước. Nếu không rải Zeofish thì nước sẽ đóng váng bề mặt rất nhanh, đồng thời nước có mùi hôi, màu sậm.
Cá nheo có sức đề kháng rất tốt nhưng vẫn không loại trừ khả năng bị bệnh do chăm sóc không tốt. Những loại bệnh phổ bіến như xuất huyết, nát mang, viêm ruột, nát da, trắng đuôi khiến cá сó thể chết hàng loạt. Ngoài ra cá nheo hay bị ký sinh trùng như trùng bánh xe, trùng quả dưa, giun sán, … xâm nhập.
Nuôi cá nheo mật độ cao sẽ phải kiểm tra cá và nước kỹ hơn bình thường. Đơn cử là khi Tin Cậy kiểm tra các chỉ tiêu nước giúp anh, thấy pH lên mức 9.0 thì đã đề nghị anh Nga phải ngay lập tức thay nước và điều chỉnh thức ăn, dùng mật rỉ đường để giảm pH. Qua kiểm tra cũng thấy khí độc NH3 lên nhẹ và nước hơi tảo cũng do lượng thức ăn bị dư.
Nuôi cá nheo mật độ cao trong ao lót bạt là một mô hình mới, giống cá này cũng không phổ biến lắm nên giá thành vẫn tương đối tốt, mang lại thu nhập tốt cho người nuôi. Cảm ơn quý bà con đã theo dõi bài viết. Tin Cậy hy vọng sẽ giới thiệu thêm nhiều mô hình nuôi cá thú vị và độc đáo khác cho bà con cùng tham khảo ở những bài viết sau.
Tác giả: Trinh Nguyễn
Mọi thắc mắc về “Nuôi cá nheo mật độ cao trong ao lót bạt”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 671 281 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ
Bài viết liên quan
Cấp Cứu Ao Nuôi Cá Chốt Tại Cần Giuộc, Long An
Cấp Cứu Ao Nuôi Cá Chốt Tại Cần Giuộc, Long An Thủy Sản Tin Cậy [...]
Th8
Những Điều Cần Lưu Ý Trước Khi Thả Cá Chốt Giống
Những Điều Cần Lưu Ý Trước Khi Thả Cá Chốt Giống Cá chốt hiện đang [...]
Th8
Bệnh Đốm Đỏ – Bệnh Nguy Hiểm Đừng Bỏ Qua
Bệnh Đốm Đỏ – Bệnh Nguy Hiểm Đừng Bỏ Qua Bệnh đốm đỏ trên cá [...]
Th7
Các Bước Chuẩn Bị Hồ Câu Cá Chép Hiệu Quả
Các Bước Chuẩn Bị Hồ Câu Cá Chép Hiệu Quả Chào bà con hiện nay [...]
Th7
Cá Koi Bị Đốm Đỏ – Giải Pháp Phòng Và Trị Bệnh
Cá Koi Bị Đốm Đỏ – Giải Pháp Phòng Và Trị Bệnh Đối với những [...]
Th6
Bệnh Xuất Huyết Lồi Mắt Trên Cá Rô Phi – Giải Pháp Phòng Và Trị Bệnh
Bệnh Xuất Huyết Lồi Mắt Trên Cá Rô Phi – Giải Pháp Phòng Và Trị [...]
Th6