Nỗi Lo Xì Phèn Trong Ao Nuôi Tôm Vào Mùa Mưa

Hiện nay đã bước vào mua mưa, có rất nhiều bất lợi từ những cơn gây ra cho ao nuôi: biến động các yếu tố môi trường, phân tầng nhiệt độ, bùng phát khí độc dưới đáy ao, xuất hiện nhiều mầm bệnh,…Trong đó vấn đề xì phèn trong ao nuôi tôm vào mùa mưa cũng đang là nỗi trăn trở của nhiều bà con. Phèn ảnh hưởng như thế nào đến tôm và môi trường ao nuôi? Giải pháp nào kiểm soát xử lý phèn hiệu quả? Tin Cậy sẽ giải đáp những thắc mắc của bà con qua bài viết sau.

Nguyên nhân gây ra phèn sắt trong ao tôm

  • Ao nuôi được xây dựng trên vùng đất nhiễm phèn sắt
  • Mưa làm rửa trôi phèn từ trên bờ xuống ao đặc biệt đối với ao đất
  • Mưa lớn kéo dài làm tác động đến đáy ao, làm phèn tiềm tàng dưới đáy ao xì lên đặc biệt đối với ao đất, ao không lót bạt đáy
Nỗi lo xì phèn trong ao nuôi tôm vào mùa mưa
Nỗi lo xì phèn trong ao nuôi tôm vào mùa mưa

Biểu hiện nhận biết ao bị nhiễm phèn sắt

  • Quan sát tôm: Tôm bị vàng chân, vàng mang
  • Chạm vào con tôm cảm giác vỏ tôm rất cứng
  • Nước ao trong hơn hoặc chuyển màu trà nhạt, có nhiều váng vàng nổi trên mặt nước
  • pH trong ao nuôi giảm
  • Tôm có hiện tượng tấp mé bờ, chết rải rác
Nỗi lo xì phèn trong ao nuôi tôm vào mùa mưa
Nỗi lo xì phèn trong ao nuôi tôm vào mùa mưa. Nguồn ảnh: Internet

Sử dụng bộ test Sera Fe để kiểm tra hàm lượng phèn sắt trong ao

Tác hại của phèn đến tôm và môi trường ao nuôi

  • Hợp chất phèn lơ lửng bám vào mang tôm làm cản trở quá trình hô hấp của tôm à Ảnh hưởng đến gan tôm
  • Tôm khó lột vỏ, lột xác dính vỏ
  • Tôm bỏ ăn, chậm lớn
  • Màu sắc kém, xấu
  • Hàm lượng Ca, Mg rất ít làm mất cân bằng áp suất thẩm thấu giữa tôm và môi trường nước
  • Khó gây màu nước, tảo chậm phát triển
  • pH thấp à Lượng khí độc H2S tăng à Gây hại cho tôm

Giải pháp kiểm soát xử lý phèn vào mùa mưa

  • Trước khi trời mưa cần rải vôi quanh bờ ao à Giảm lượng phèn xì trên bờ theo nước mưa xuống ao, đồng thời hạn chế giảm pH đột ngột do lượng acid trong nước mưa.
  • Sau mỗi cơn mưa cần dùng Zeolite để keo tụ chất lơ lửng bẩn trong nước, sau đó sử dụng chế phẩm vi sinh để khoáng hóa đáy ao. Đồng thời buổi tối dùng vôi CaCO3 hoặc vôi Dolomite tạt xuống ao.
  • Sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý phèn BIO-TCXH: 1 – 2 lít/1000m3 tạt vào buổi trưa. Chế phẩm vi sinh BIO-TCXH có chứa vi khuẩn Bacillus amyloliquefaciens 2,0×109 CFU/lít có khả năng phân huỷ phèn, xử lý phèn hiệu quả. Định kỳ 3 ngày tạt 1 lần để kiểm soát phèn trong ao < 0.5mg/l mức an toàn cho tôm nuôi.
Chế phẩm vi sinh xử lý phèn Bio-TCXH
Chế phẩm vi sinh xử lý phèn Bio-TCXH
  • Sau mỗi cơn mưa bà con cần kiểm tra các chỉ tiêu môi trường nước để có biện pháp xử lý kịp thời khi có sự thay đổi.
Nỗi lo xì phèn trong ao nuôi tôm vào mùa mưa
Nỗi lo xì phèn trong ao nuôi tôm vào mùa mưa
  • Bà con cần cung cấp đầy đủ khoáng chất, bổ sung men tiêu hoá, vitamin, thảo dược, thuốc bổ gan cho tôm à Tăng sức đề kháng, giúp tôm khoẻ chống chọi với thời tiết bất lợi gây ra nhiều biến động.
  • Để hạn chế xì phèn trong ao nuôi bà con cần đầu tư lót bạt đáy, bạt bờ cho ao nuôi. Cải tạo ao thật kỹ, đối với ao nhiễm phèn tiền tàng không nên phơi đáy ao quá lâu sẽ gây ra các vết nứt dẫn đến xì phèn.

Chia sẻ thực tế tại ao nuôi tôm của Anh Dung – Cần Giờ. Anh đã sử dụng men xử lý phèn nhiều năm qua. Vùng đất của Anh nhiễm phèn tiềm tàng rất khó xử lý và kiểm soát. Trước kia khi chưa biết đến men vi sinh xử lý phèn Anh dùng vôi để xử lý phèn hàm lượng phèn sẽ giảm nhanh, thời gian tác dụng ngắn  nhưng vôi không xử lý phèn được lâu dài, chỉ mang tính chất tạm thời. Sử dụng vôi xử lý hợp chất phèn sẽ lắng tụ dưới đáy ao, khi có điều kiện: Mưa lớn, quạt nước,…phèn sẽ bùng phát trở lại, nó cứ tồn tại trong môi trường nước.

Từ lúc Anh biết đến sản phẩm men vi sinh xử lý phèn Anh đã duy trì tạt định kì để xử lý kiểm soát phèn. Lúc trước khi thu hoạch kéo tôm phèn sẽ bám vào chân, bám vào quần áo, từ khi sử dụng vi sinh xử lý Anh thấy tình trạng này đã không còn.

Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản

Anh cho biết: Mùa mưa phèn sẽ khó kiểm soát hơn cần tăng liều lượng sử dụng và có thể duy trì tạt men xử lý phèn mỗi ngày giúp phèn trong ao nuôi của Anh được kiểm soát < 0.5 mg/l.

Test nhanh Fe Sera
Test nhanh Fe Sera

Hy vọng những chia sẻ trên đây đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho người nuôi ứng dụng vào mùa vụ một cách tốt nhất. Hẹn gặp lại quý bà con ở những bài chia sẻ tiếp theo!

Tin Cậy kính chúc quý khách thành công!

Tác giả: Nguyễn Hiền

Mọi thắc mắc về bài viết “Nỗi lo xì phèn trong ao nuôi tôm vào mùa mưa”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 885 547 – 0933 015 035 – 0902 650 369 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Công Ty Tin Cậy  | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo