Mùa Mưa Đến, Nói Chuyện Trị Ký Sinh Trùng Trên Cá Và Cách Xử Lý Nước Ao Nuôi
Các tỉnh miền Nam – vùng đất nuôi trồng thủy sản lớn nhất cả nước đang bước vào mùa mưa. Mưa nắng thất thường khiến các yếu tố hóa lý của môi trường thay đổi, làm cá sốc, giảm ăn, giảm sức đề kháng.
Thêm vào đó, các chỉ số môi trường như pH, kiềm, khoáng, nhiệt độ biến đổi, khí độc NH3, NO2 tăng cao, tạo điều kiện thích hợp cho các mầm bệnh hình thành và bùng phát, kết hợp với sức khỏe cá bị suy giảm nữa, tạo thành bệnh gây hại cho cá. Trong đó, nhiễm ký sinh trùng là căn bệnh khá nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Ký sinh trùng trên cá bao gồm những loài nào? Dấu hiệu bệnh lý khi cá mắc ký sinh trùng là gì? Xử lý nước và điều trị cho cá bằng cách nào? Những vấn đề này sẽ được Tin Cậy giải đáp trong bài viết hôm nay. Mời quý bà con cùng theo dõi.
Đặc điểm sinh học của ký sinh trùng
Khoa học đã chứng minh rằng tổ tiên của các loài ký sinh trùng là những động vật nguyên thủy sống tự do. Để tồn tại, chúng buộc phải tìm môi trường sống thích hợp và cạnh tranh với các loài khác. Và ký sinh trùng đã tìm thấy phương thức sinh tồn cho riêng mình: ký sinh, sống bám vào cơ thể sinh vật khác – vật chủ.
Ký sinh trùng chọn con đường “ăn sẵn”, bám trực tiếp vào các bộ phận trong cơ thể như da, vây, mang, nội tạng cá để hút máu, lấy chất dinh dưỡng để sống và sinh trưởng. Không chỉ chiếm đoạt chất dinh dưỡng làm cá “ăn hoài không lớn”, chúng còn gây độc, gây tổn thương, làm cơ thể vật chủ dễ bị nhiễm trùng hoặc nhiễm thêm một số mầm bệnh khác.
Ký sinh ngoài da gọi là ngoại ký sinh. Ký sinh trong cơ thể gọi là nội ký sinh. Nội ký sinh khó nhận biết hơn vì chúng ta không thấy bằng mắt thường. Trong cơ thể cá, chúng được an toàn sinh sản cho đến khi đạt số lượng lớn, khi cá có biểu hiện lạ thì tình trạng đã khá trầm trọng.
Bộ máy tiêu hóa của ký sinh trùng mất hẳn do không cần phải tiêu hóa, bài tiết, còn khả năng sinh sản thì lại vô cùng mạnh mẽ.
Ký sinh trùng trên cá bao gồm những loài nào
Ngoại ký sinh, thường bám vào thân và mang cá gây triệu chứng nổi đầu, treo râu, mang nhiều nhớt.
- Trùng bánh xe (Trichodina)
- Trùng loa kèn (Apiosoma)
- Sán lá 16 móc (Dactylogrus)
- Sán lá 18 móc (Gyrodactylus)
- Nấm mang
Nội ký sinh, thường ký sinh trong đường ruột cá gây tắc ruột, ống dẫn mật gây tắc ống dẫn mật
- Giun đầu móc (Acanthocephala)
- Giun tròn (Philometra)
- Sán dây (Bothricephalus)
- Sán lá gan
Nguyên nhân và biểu hiện bệnh do ký sinh trùng gây ra
Ngoại ký sinh
Trùng bánh xe là ký sinh trùng có dạng hình tròn, đường kính thay đổi từ 25 – 96 mm, khi vận động chúng quay tròn cơ thể như bánh xe quay. Chúng thường ký sinh trên da, mang, xoang miệng, gốc vây của cá. Bệnh thường xuất hiện ở những ao nuôi mật độ cao mà nước lại quá bẩn, người nuôi không chú ý xử lý nước trong suốt vụ.
- Biểu hiện bệnh: Cá ngứa ngáy và thường nổi đầu trên mặt nước, đồng thời da và mang tiết ra nhiếu nhớt đục. Do trùng bánh xe ký sinh vào mang, phá hủy cấu trúc mang, sinh nhớt, vì vậy làm cá không hô hấp được (khi bệnh nặng), bị ngộp nên phải trồi lên mặt nước tìm oxy. Dần dần cá ngộp thở, yếu sức, từ từ chìm xuống đáy ao và chết.
Trùng loa kèn có dạng cái loa kèn, cơ thể phía trước lớn, phía sau nhỏ. Trùng loa kèn ký sinh trên da, vây, mang của cá. Chúng sinh trưởng mạnh trong ao dơ bẩn, có nhiều chất lữu cơ, đặc biệt là vào mùa mưa.
- Biểu hiện bệnh: Cá nhiễm bệnh nhẹ không thấy rõ dấu hiệu bệnh lý, cá nhiễm nặng thường trên thân và mang có màu trắng đục. Trùng bám chặt lên các tế bào mang làm mang tiết ra dịch nhờn, cản trở hô hấp, làm cá thường nổi lên mặt nước. Nếu lượng trùng ký sinh quá lớn sẽ làm cá ngộp thở, yếu sức và chết.
Sán lá 16 móc và sán lá 18 móc có dạng dẹp, màu trắng nhạt, chiều dài cơ thể dao động từ 0.4 -1mm tùy theo giống loài. Phần sau cơ thể là đĩa bám gồm 2 móc lớn ở giữa, 14 hoặc 16 móc nhỏ xung quanh.
Chúng ký sinh chủ yếu trên da, vây và mang của cá. Bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa và lây nhiễm nhanh trong các ao nuôi mật độ dày, điều kiện môi trường dơ bẩn. Nhiệt độ nước thích hợp cho sán phát triển và gây bệnh từ 22- 28oC.
- Biểu hiện bệnh: Vùng da, vây bị sán bám vào gây ra vết thương, dễ bị viêm loét do vi khuẩn tấn công. Mang cá bị kích thích tiết ra chất nhờn làm cản trở quá trình hô hấp. Trường hợp nhiễm nặng, cơ thể cá bị sưng, giảm ăn, gầy yếu, bơi lội chậm chạp do mất máu. Cá ít hoạt động, nằm ở đáy ao hoặc nổi lên mặt nước đớp không khí, thậm chí mất dần khả năng vận động và bơi ngửa bụng.
Nấm mang do bào tử nấm bám vào mang, phát triển thành sợi nấm, sợi nấm phân nhánh và theo các mạch máu ăn sâu vào bên trong làm loét mang, đứt rời các sợi mang gây khó khăn hô hấp và chết hàng loạt.
Bệnh xảy ra nhiều ở những ao nuôi mật độ cao, nước bẩn, nhiều chất hữu cơ, tảo dày, đặc biệt trong ao có nước thải từ chăn nuôi gia cầm hay những ao dùng phân gia cầm để gây màu nước. Bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa.
- Biểu hiện bệnh: Cá có tơ mang sưng to, tiết dịch nhầy kết dính lại với nhau, làm cá hô hấp khó khăn, cá thường nổi đầu, hay tập trung ở dòng nước chảy và bỏ ăn. Bệnh phát triển rất nhanh, chỉ trong vài ngày có thể lan toàn bị số cá nuôi, nếu ao dơ bẩn tỷ lệ chết có thể lên tới 50%.
Nội ký sinh
Quan sát thấy trong ruột hoặc trong xoang cơ thể cá có những hạt màu trắng đục sữa (sán lá) hoặc dạng sợi dẹp dài (sán dây), sợi ngắn (1 – 4 mm) cuộn lại thành từng búi (giun tròn, giun đầu móc). Bệnh không gây chết cá hàng loạt nhưng làm giảm tăng trưởng, ảnh hưởng đến năng suất.
Nếu sán ký sinh số lượng nhiều gây tắc ruột và đâm thủng ruột cá, giun tròn ký sinh nhiều có thể gây tắc ống dẫn mật hoặc tắc ruột cá. Bệnh thường xuất hiện ở ao nuôi mật độ cao, nước bẩn, ô nhiễm, tạo điều kiện cho ấu trùng giun sán phát triển.
- Biểu hiện bệnh: Cá ăn ít, gầy yếu, bụng trương to, màu sắc nhợt nhạt, mất thăng bằng, hoạt động kém.
Cách xử lý nước khi ao bị nhiễm ký sinh trùng
Các loài ký sinh trùng được trình bày ở trên hình thành được bệnh là do nguồn nước bẩn, cặn lơ lửng nhiều, cặn bẩn đáy ao được vi sinh kỵ khí phân hủy tạo ra khí độc NH3, NO2, tảo trong ao phát triền dày, tảo tàn,… Vì vậy, muốn cá mau khỏe thì phải ưu tiên xử lý nước, và phải xử lý thật triệt để.
Ao ô nhiễm là nguyên nhân gây bùng phát ký sinh trùng gây bệnh
Bước đầu tiên bà con phải thực hiện là test các chỉ tiêu môi trường như pH, khí độc, oxy hòa tan. Đảm bảo pH trong khoảng 7 – 8.5, oxy >= 5mg/l. Các bộ test Tin Cậy đều có cung cấp.
Nếu không có các bộ test, bà con có thể gửi mẫu nước đến các trung tâm kiểm nghiệm môi trường thủy sản, phòng thí nghiệm, trung tâm kiểm định chất lượng môi trường ở địa phương để test. Có kết quả chính xác mới xác định phương thức xử lý chính xác.
Thứ 2, bà con tiến hành diệt khuẩn cho toàn bộ ao, bao gồm cả cá và nước. Bà con có thể lựa chọn các sản phẩm khử trùng có gốc CuSO4 (Anova Seaweed) , iodine (Novadine) hoặc Alkyl Dimethyl Benzyl Ammonium Chloride (BKC). Liều lượng 1 lit/1.000m3 nước hoặc theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Định kỳ 10 – 15 ngày diệt khuẩn 1 lần.
Tham khảo chi tiết sản phẩm:
Sau 48 tiếng sát trùng, bà con tiến hành đánh vi sinh liều cao để xử lý nước. Liều lượng vi sinh áp dụng cho ao 1.000m3, như sau:
3 lit EM Aqua + 3 lit Rhodo TC4 + 0.5 kg TC7 + 3 kg Zeofish
3 – 5 ngày đánh vi sinh 1 lần, vào lúc trời nắng, vào 9 – 10h sáng. Vì thời gian này hàm ượng oxy hòa tan vào nước là nhiều nhất, vi sinh sẽ hoạt động hiệu quả nhất.
Sau 2 tuần đánh vi sinh, khi nước đã sạch hơn, cá cũng khỏe hơn, bà con vẫn phải duy trì sử dụng vi sinh, nhưng liều lượng có thể giảm xuống còn:
1 lit EM Aqua + 1 lit Rhodo + 0.25 kg TC7 + 2 kg Zeofish
Bà con theo dõi chất lượng nước mà có thể chọn tạt vi sinh 7 – 10 ngày 1 lần, đảm bảo nước ao luôn sạch, mầm bệnh bị ức chế.
Công dụng của các dòng vi sinh trên như sau:
EM Aqua là EM gốc, dòng Bacillus đậm đặc, chuyên xử lý cặn bã, chất hữu cơ lơ lửng, làm sạch nước, ngăn tảo bùng phát. → Chi tiết sản phẩm: Chế phẩm sinh học EM Aqua | |
Rhodo Power (Bio-TC4) là vi sinh chuyên xử lý khí độc, ức chế mầm bệnh trên vật nuôi, đồng thời xử lý nước rất tốt, nước trong lên sau 3 lần đánh, làm tăng lượng oxi hòa tan trong ao. → Chi tiết sản phẩm: Chế phẩm xử lý khí độc Rhodo (Bio-TC4) | |
TC7 là men vi sinh dạng bột, chuyên xử lý đáy ao, giảm đục nước, giảm cặn bã. → Chi tiết sản phẩm: Men vi sinh xử lý đáy ao (Bio-TC7DB) | |
Zeofish là hạt vi sinh, đưa vi sinh xuống đáy ao, cũng chuyên xử lý đáy và loại bỏ kim loại nặng, làm sạch nước. → Chi tiết sản phẩm: Zeolite hạt vi sinh |
Vi sinh EM Aqua bà con có thể tăng sinh để tiết kiện chi phí, công thức ủ như sau:
1 lit EM Aqua + 1 lit mật rỉ đường + 150ml nước mắm độ đạm cao (hoặc 10gr muối) + nước sạch (không phèn, không clo) cho đầy can 30 lit. Ủ kín trong vòng 5-7 ngày.
Khi dung dịch hình thành 1 lớp men trắng trên bề mặt, dung dịch có mùi thơm chua ngọt là bà con sử dụng được. EM đã ủ thì tạt liều lượng gấp 5 -10 lần EM gốc. Tính ra tiết kiệm ít nhất 2/3 chi phí vi sinh.
Cách điều trị ký sinh trùng trên cá
Song song với xử lý nước, bà con trộn kháng sinh cho cá ăn. Đồng thời bổ sung men tiêu hóa, vitamin tổng hợp, beta garlic giúp cá khỏe, mau hồi phục sau hki bị tổn thương.
Praziquantel có tác dụng làm tăng tính thẩm thấu của màng tế bào ở ký sinh trùng dẫn đến mất Ca2+ nội bào làm co cứng và liệt cơ. Ngoài ra thuốc còn tạo ra các không bào trên bề mặt ký sinh trùng, sau đó vỡ ra phân hủy làm ký sinh trùng bị tiêu diệt. Sau 4 giờ kể từ khi đưa thuốc vào cơ thể cá là thuốc sẽ phát huy tác dụng.
Trộn Nova – Praziquantel vào thức ăn cho cá với liều lượng 1,5 kg/ 200 kg thức ăn hoặc 1,5 kg/ 5 tấn cá, cho ăn liên tục 3-5 ngày. → Chi tiết sản phẩm: Thuốc trị ký sinh trùng trên cá Nova-Praziquantel | |
Nova Antishock Fish dùng với liều lượng 5-8gr/kg thức ăn, cho ăn mỗi ngày. → Chi tiết sản phẩm: Sản phẩm bổ sung dinh dưỡng, giảm stress cho cá Nova-Anti Shock Fish | |
Aqua Beta Garlic dùng với liều lượng 3 – 5gr/kg thức ăn, cho ăn mỗi ngày, liên tục đến khi hết bệnh. → Chi tiết sản phẩm: Aqua-Beta Garlic tăng cường miễn dịch | |
Men tiêu hóa Nova – Bacilac Fish dùng với liều lượng 5gr/kg thức ăn, cho ăn liên tục đến khi khỏi bệnh. Sau đó giản ra 1 tuần cho ăn 1-2 lần. → Chi tiết sản phẩm: Men vi sinh hỗ trợ tiêu thụ thức ăn Nova-Bacilac |
Để diệt ký sinh trùng định kỳ, cứ cách 2-3 tuần, bà con trộn 1-1,5 kg Nova – Praziquantel vào 200 kg thức ăn, cho ăn liên tục 3 ngày. Đồng thời phải xử lý nước thật tốt.
Ký sinh trùng đi vào cơ thể người gây tác hại ra sao?
Ngoài cá thì các loài thủy sản khác như tôm, lươn, ếch, cua cũng nhiễm ký sinh trùng với tỷ lệ cao. Đối với những người thích ăn thịt cá sống, cá tái, cua nướng tái rất dễ bị nhiễm những loại ký sinh trùng nguy hiểm này. Ăn gỏi cá là con đường ngắn nhất để đưa sán vào cơ thể.
Khi vào cơ thể người, ký sinh trùng giun đầu gai có thể thành các khối u di chuyển, điều trị rất khó khăn. Sán dây, sán ruột có thể hút hết chất dinh dưỡng trong ruột, gây thiếu chất và nhiễm độc thần kinh cho người. Nhưng nguy hiểm nhất vẫn là sán lá gan, sán lá phổi, vì chúng gây bệnh tiến triển rất âm thầm.
Giai đoạn sớm hầu hết đều không có triệu chứng lâm sàng, nếu có thì thường chỉ là rối loạn tiêu hóa nhẹ và rất dễ bị bỏ qua. Ở giai đoạn muộn, bệnh nhân có thể thấy đầy bụng, giống như bị đau dạ dày, khi lao động nặng người bệnh có cảm giác đau tức hạ sườn phải và vùng gan, đau đầu, chóng mặt, lâu dần có thể dẫn đến tử vong.Tin Cậy xin phép khép lại bài viết tại đây!
Tin Cậy kính chúc quý bà con có những vụ nuôi thành công!!!
Tác giả: Trinh Nguyễn
Mọi thắc mắc về “Mùa mưa đến, nói chuyện trị ký sinh trùng trên cá và cách xử lý nước ao nuôi”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 701 278 – 0933 015 035 – 0902 671 281
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ
Bài viết liên quan
Bệnh Vi Bào Tử Trùng (EHP) Trên Tôm
Bệnh Vi Bào Tử Trùng (EHP) Trên Tôm Dịch bệnh luôn là nguy cơ lớn [...]
Th11
Nấm Đồng Tiền Trong Ao Nuôi Tôm
Nấm Đồng Tiền Trong Ao Nuôi Tôm – Cách Phòng Và Biện Pháp Xử Lý [...]
Th11
Phòng Và Trị Bệnh Đốm Trắng Trên Cá Bớp
Phòng Và Trị Bệnh Đốm Trắng Trên Cá Bớp Bệnh đốm trắng là một trong [...]
Th11
Cải Thiện Tăng Trưởng Và Sức Khỏe Tôm Thẻ Chân Trắng Nhờ Inositol
Cải Thiện Tăng Trưởng Và Sức Khỏe Tôm Thẻ Chân Trắng Nhờ Inositol Inositol là [...]
Th11
Công Dụng Của Diệp Hạ Châu Trong Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
Công Dụng Của Diệp Hạ Châu Trong Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng (Litopenaeus vannamei) Trong [...]
Th10
Biện Pháp Xử Lý Khi Cá Tra Có Dấu Hiệu Bệnh Xuất Huyết
Biện Pháp Xử Lý Khi Cá Tra Có Dấu Hiệu Bệnh Xuất Huyết Bệnh xuất [...]
Th10