Những Sản Phẩm Cần Thiết Cho Một Vụ Tôm

Điều quan trọng nhất đối với một vụ tôm là lợi nhuận. Để một vụ tôm thành công thì không chỉ có nuôi đạt mà việc quản lý thu chi rất quan trọng. Nhiều hộ nuôi tôm rất đạt nhưng sau khi trừ hết chi phí lại không được lợi nhuận cao bởi vì hệ số sử dụng thức ăn (FCR) cao, chi phí thuốc cao.

Những sản phẩm cần thiết cho một vụ tôm
Những sản phẩm cần thiết cho một vụ tôm

Để quản lý tốt những chi phí này cần phải kết hợp kinh nghiệm nuôi, kiến thức về thành phần, công dụng và cách sử dụng của các loại thuốc thủy sản. Thấy được sự khó khăn của bà con, Tin Cậy chia sẽ bài biết “Tổng hợp các sản phẩm cần thiết suốt vụ tôm” để bà con có cái nhìn bao quát hơn giúp quản lý ao nuôi hiệu quả.

Các sản phẩm dùng cho ao tôm thường được chia theo công dụng của nó.

1. Hóa chất trợ lắng, khử phèn

Khử phèn là công đoạn bắt buộc đối với nước ao tôm có nồng độ phèn cao. Phèn gây cản trở các quá trình hóa lý trong ao, tuột pH, phèn bám vào mang tôm gây cản trở hô hấp, làm xấu màu tôm,….

Có nhiều cách hạ phèn, dùng các sản phẩm đặc trị phèn, vi sinh khử phèn hoặc dùng hóa chất diệt khuẩn với liều cao. Thông thường, người nuôi tôm sẽ sử dụng kết hợp các sản phẩm lại với nhau để mang lại hiệu quả tốt. Mỗi cách hạ phèn điều có ưu và nhược điểm riêng.

Một số loại hóa chất thường được sử dụng: Sodium Thiosunfate, PAC, EDTA.2Na và EDTA.4Na, thuốc tím (KMnO4), Zeolite Nhật, Zeo bột, Humic Mỹ, Vôi CaO.

Sản phẩm

Ưu điểm

Nhược điểm

Vôi CaOHiệu quả nhanh, rẻNhiều cặn, nhớt nước, tăng pH, chết si sinh nếu dùng thường xuyên với liều cao.
Sodium ThiosunfateLắng nhanh, trong nướcLiều cao gây mất màu
EDTALắng phèn nhanh, lắng kim loại nặngChi phí cao
PACHiệu quả tốt, sử dụng được đầu vụ và trong vụKhó mua, thời gian xử lý lâu.
Thuốc tímDiệt khuẩn hiệu quả, làm trong nướcThời gian lắng và tạo màu nước lâu.
ZeoliteHấp thụ tốt kim loại nặng, hấp thụ khí độc, phân hủy cặn lơ lững, cung cấp khoáng chất cho tôm và dinh dưỡng cho tảo phát triển.Chi phí cao, nên sử dụng trong vụ nuôi.
Zeo bộtTrợ lắng hiệu quả, rẻCặn nhiều, không phù hợp đối với ao bạc có sục khí oxi đáy.
Humic MỹTrợ lắng tốt do có hàm lượng Cacbon cao, tăng pH nhẹLà một phụ phẩm nông nghiệp còn khá mới khi dùng cho thủy sản.
Vi sinh hạ phènHạ phèn hiệu quả trong vụ nuôi, không ảnh hưởng đến thủy sinh, ổn địnhChỉ hạ phèn trong vụ với nước phèn thấp <5 mg/L

2. Hóa chất diệt khuẩn

Những loại hóa chất thường được sử dụng: Chlorine, thuốc tím (KMnO4), BKC, TCCA, Oxi già, Đồng Sunfate (Phèn xanh – CuSO4), Cloramine B, Bronopol, Iodine, vôi nóng,…. Cần chú ý liều lượng sử dụng đối với hóa chất để tránh làm ảnh hưởng đến môi trường nuôi và vật nuôi.

Hóa chất

Công dụng

Cholorine

  • Dạng thường thấy trong thủy sản: hypochlorite canxi ( Ca(Ocl)2) – dạng chlorine khan và hypochlorite natri (NaOCl) – dạng dung dịch.
  • Là chất khử rất mạnh. Dùng diệt khuẩn đầu vụ.
  • Thời gian xử lý diệt khuẩn nhanh chóng, nước nuôi chạy quạt sau 3 ngày có thể sử dụng được.
Thuốc tím (KMnO4)
  • KMnO4 có màu tím đậm đặc trưng và tan vô hạn trong nước.
  • KMnO4 diệt được hầu hết các vi khuẩn gram âm là gram dương nhanh chóng.
  • Ngoài diệt khuẩn, khả năng trợ lắng và phân hủy các hợp chất hữu cơ cũng là một yếu tố quan trọng khi dùng thuốc tím ở liều cao. Nên thường được dùng trong quá trình xử lý nước đầu vụ.
BKC
  • Benzalkonium Chloride – C6H5CH2N(CH3)2RCl: một amino acid dùng để khử trùng ấu trùng, bể, ao và các vật dụng khác.
  • BKC không có tính khử mạnh như Chlorine nên thường dùng diệt khuẩn nhẹ đầu vụ khi nước nuôi không quá dơ hoặc trong vụ nuôi.
TCCA
  • Cũng tương tự như Chlorine sử dụng góc khử Cl, thường dùng diệt khuẩn đầu vụ nuôi.
  • TCCA dạng bột hoặc dạng viên nén rất dễ sử dụng.
Oxi già
  • Là chất oxi hóa.
  • Diệt tảo lam hiệu quả với liều 0,5mg/L.
  • Diệt khuẩn, ngoại kí sinh đầu vụ với liều 150mg/L.
  • Cung cấp oxi hòa tan trong nước 1-2mg/L.
Phèn xanh
  •  Đồng sunfat (CuSO4) chuyên trị tảo lam, tảo độc và rong rêu rất hiệu quả.
  • Cần đặc biệt lưu ý liều lượng sử dụng Đồng sunfat, kiềm và pH trong ao.
  • Xử lý trong vụ nuôi nồng độ 0,1-0,2 ppm, kiểm 100-200 mg/l, pH 6,5 – 8,5. Thời gian hoạt động của đồng Sunfat kéo dài từ 72-96h sau khi tạt.
Cloramin B
  • Diệt khuẩn trong nước khi tôm bị nhiễm khuẩn, đốm đen, ngoại kí sinh trùng, hoại tử cơ.
  • Thường dùng diệt khuẩn trong mùa vụ.
  • Thời gian lưu khí Clo khoảng 6-12h.
Bronopol
  • Tương tự nhưng Cloramin B.
  • Về mặc hóa học thì góc khử Brom trong Bronopol yếu hơn góc khử Clo trong Cloramin B và mạnh hơn I-ot trong Iodine.
Iodine
  •  Diệt khuẩn trong nước trong vụ. Thường sử dụng sau khi sổ kí sinh trùng.
  • Iodine sử dụng hiệu quả hơn khi chiều mát trở về đêm, vì thế nên hạn chế dùng khi tôm yếu và ao thiếu hụt oxi.
Vôi nóng
  • Thông dụng, hiệu quả nhanh và tiết kiệm chi phí.
  • Tạt khi còn nóng. Có thể dùng cắ tảo vào ban đêm.
  • Có thể dùng để tạt và cho ăn diệt khuẩn đường ruột. Cho ăn vôi thời gian dài tôm dễ bị đi phân 2 màu và ruột yếu.

3. Tạo hệ sinh thái nước trong suốt vụ nuôi

Hệ sinh thái nước nuôi tôm có thể chiếm đến 50% quyết định đến sự thành công của một ao tôm. Vì nước là môi trường sống trực tiếp của tôm. Việc tạo một hệ sinh thái tốt cho tôm phát triển là rất quan trọng và không dễ dàng.

Các chế phẩm vi sinh xử lý nước: EM1, EM AQUA, NB – 25, khoáng Azomite, Color B, Bluemix….. Ngoài ra còn có rất nhiều loại vi sinh trên xử lý nước trên thị trường với nhiều biến tấu khác nhau, nhưng thành phần chính vẫn là nhóm vi khuẩn Bacillus spp

Tên sản phẩm

Công dụng

Lưu ý

EM1
  • Chứa hơn 80 loài vi sinh vật được phân lập để xử lý môi trường.
  • Tạo hệ đệm vi sinh vật có lợi, phân hủy cặn lơ lững và làm sạch môi trường nước.
  • Ủ tăng sinh giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí xử lý môi trường nước nuôi.
  • Cắt tảo và kiểm soát tảo hiệu quả.

EM1 ủ yếm khí cho hiệu quả tốt hơn sục khí. Là vi sinh vật nên vi sinh cũng chịu ảnh hưởng của thuốc diệt khuẩn và kháng sinh.

EM AQUA
  • Chứa các dòng vi khuẩn Bacillus spp giúp làm sạch môi trường.
  • Tạo hệ đệm vi sinh có lợi, phân hủy thức ăn thừa và cặn lơ lững.
  • Tạo màu nước hiệu quả khi ủ với cám gạo.
  • Cắt tảo hiệu quả.

EM AQUA có mùi thơm đặt trưng, tăng sinh hiệu quả hơn khi ủ chung với khớm.

NB – 25
  • Phân hủy hiệu quả các chất hữu cơ có trong môi trường.
  • Làm sạch và ổn định môi trường nước.

Dạng bột, pha với nước sử dụng ngay được.

 

Khoáng Azomite
  • Chứa hàm lượng lớn khoáng đa lượng và vi lượng cần thiết cho sự phát triển của tôm. Giúp tôm lột vỏ mau cứng vỏ và tăng sức đề kháng.
  • Cung cấp khoáng chất cho việc tạo màu tảo đầu vụ hiệu quả.

Dạng bột, pha loãng dùng để tạt tốt hơn trộn cho ăn.

Color B
  • Tạo màu tảo khuê (tảo Silic) nhanh chống.tron thời gian ngắn.
  • Ngăn chặn sự phát triển tảo đáy.

Tạo màu nhanh chóng, màu được lưu giữ trong 10 -15 ngày thích hợp cho những ao nuôi thay nước thường xuyên.

Bluemix
  • Cung cấp khoáng chất cho tảo silic phát triển, tạo màu nước nhanh chóng.
  • Tạo thức ăn tự nhiên, Moina động vật thức ăn giàu dinh dưỡng cho tôm phát triển.

Tạo màu tốt nhất vào lúc nắng tốt.

Vôi (CaO, CaCO3, Dolomite)
  • Cung cấp khoáng và môi trường tốt cho tảo có lợi phát triển.
  • Tăng kiềm kích lột và cứng vỏ, tăng độ đục trong ao.
  • Tăng pH hiệu quả.
  • Cặn nhiều khi đánh trực tiếp đối với ao bạt có chạy oxi đáy.
  • Dùng quá liều tôm dễ bị phân hai màu, đường ruột yếu.

Trong đó, chế phẩm vi sinh EM và vôi là 2 sản phẩm thông dụng, tiết kiệm và mang hiệu quả tốt. Việc chọn lựa sản phẩm còn tùy thuộc vào mô hình ao nuôi, nguồn nước, hệ thống sử lý nước.

4. Các dòng vi sinh trị khí độc

Khí độc là không thể tránh khỏi trong một vụ tôm. NO2 luôn là một nỗi lo ngại đối với hầu hết người nuôi tôm, đặc biệt là ở giai đoạn tôm lớn. NO2 quá cao gây rối loạn sinh lý ở tôm, ức chế thần kinh, tăng tính mẫn cảm với môi trường, rối loạn sự cân bằng áp xuất thẩm thấu.

Cách tốt nhất để trị khí độc NO2 là sang ao. Chuẩn bị một ao sẵn sàng và sang toàn bộ tôm sang ao mới, kết hợp quản lý thức ăn và tăng cường xử lý nước bằng vi sinh có thể kiểm soát khí độc NO2 trong 15-20 ngày. Tôm sang ao mới cũng sẽ phát triển nhanh hơn và khỏe hơn.

Đối với việc xử lý khí độc NO2 bằng vi sinh, có 2 nhóm vi sinh vật chính thường được sử dụng.

Nhóm vi sinh vật Bacillus spp (B. subtilis, B. megaterium, B. amyloliquefaciens, B. licheniformis, B. cereus,…):

  • Tham gia vào quá trình phản nitrit, phản nitrat hóa. Vi khuẩn Bacillus spp được amoni hóa giải phóng NH3 và sử dụng các hợp chất nito như nguồn dinh dưỡng, trong điều kiện kỵ khí Bacillus spp thực hiện quá trình khử nitrit, khử nitrat tách oxi và giải phóng Nito.
  • Tiết ra các emzyme giúp phân hủy nhanh các hợp chất hữu cơ trong nước thành các hợp chất vô cơ.
  • Tạo sinh khối dưới dạng biofloc và probiotic giúp ổn định môi trường nước.
  • Các sản phẩm nổi bật: EM1, EM AQUA, EM các các loại có mật độ vi sinh tối thiểu 1×109, TC8,….

Nhóm vi sinh vật Nitrosomonas và Nitrobateria: Nitrosomonas sử dụng Amoni như năng lượng để hiện phân bào sau đó tham gia vào quá trình chuyển hóa nitrit.

Nitrobacter lại tiếp tục sử dụng sản phẩm của quá trình Nitrit như năng lượng để thực hiện quá trình Nitrat hóa, sản phẩm cuối dùng là NO3- vô cơ. Quá trình khử Nitrit và Nitrat hóa chỉ xảy ra trong điều kiện ao nuôi có đủ khí oxi. Tuy nhiên, NO3

5. Khoáng chất và Vitamin

Khoáng chất giúp tôm nhanh lột, nhanh cứng vỏ, phòng trị cong thân đục cơ, tăng sức đề kháng, tăng hiệu quả hấp thu thức ăn và là một thành phần không thể thiếu trong một vụ tôm. Có rất nhiều dòng khoáng trên thị trường, được chia làm 2 loại chính là khoáng tạt và khoáng ăn. Vậy khoáng tạt hay kháng ăn thì tốt hơn?

Mỗi loại khoáng có ưu và nhược điểm riêng biệt. Khoáng tạt đa số là các khoáng nguyên liệu dạng bột, thường là khoáng đa lượng, tồn lưu trong ao giúp tôm lột vỏ, chắc vỏ sau khi lột, tránh tình trạng bị rớt đo lột xác dính vỏ, nguyên liệu cho hệ vi sinh vật và tảo có lợi phát triển.

Khoáng ăn cũng có tác dụng giúp tôm nhanh cứng vỏ, ngoài ra khoáng ăn có chứa nhiều khoáng vi lượng, các vitamin ở dạng dễ hấp thu, các acid amin cần thiết cho các quá trình trao đổi chất, là thành phần giúp gan chuyển hóa dinh dưỡng tốt hơn, giúp tôm tăng đề kháng là tăng trưởng mạnh.

Nói chung là, khoáng tạt giúp môi trường nước luôn cung cấp đủ khoáng, tăng pH, ổn định kiềm, còn khoáng ăn giúp cho các quá trình trao đổi chất bên trong con tôm diễn ra thuận lợi, tôm hấp thu dinh dưỡng trong thức ăn dễ dàng và hiệu quả hơn.

  • Nhóm khoáng tăng kiềm: CaCl2, Dolomite, CaCO3, CaO, Sodium Bicarbonate (BicarZ)…. Carbonate (CO32- ) và Bicarbonate (HCO3) là hai góc bazo chủ yếu trong ao tôm giúp tăng kiềm.
  • Nhóm khoáng kích lột: Stomi, Azomite, CaCl2, MgCl2, KCl, Dolomite, CaCO3, CaO,….
  • Khoáng ăn có rất nhiều loại trên thị trường, quan trọng nhất là thành phần và cách cho ăn hợp lý. Trộn khoáng ăn ít nhất 1 cử trong ngày, có thể trộn chung với vitamin, thảo dược gan hoặc men vi sinh dường ruột. Các loại khoáng thông dụng: Bio – Calphos, Calphos, Calxium P, Colorant,….

Vitamin C là một chất không thể thiếu trong mỗi vụ tôm, gồm vitamin C tạt và vitamin C ăn dạng bột, dạng viên sủi. Tôm không tự tổng hợp được vitamin C, vì vậy cần phải bổ sung vào thức ăn. Các dạng C bột như Nova C, C tạt, viên sủi, nước cam tươi.

6. Phòng trị gan

Gan tôm là bộ máy xử lý quan trọng trong quá trình phát triển của tôm. Cũng như các loài động vật khác, gan tôm có chức năng chuyển hóa các chất dinh dưỡng đi vào cơ thể, đào thải các chất độc hại và tổng hợp các emzyme cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của tôm. Khi chức năng gan bị yếu đi dẫn đến tôm chậm phát triển, dễ bệnh dẫn đến chết sớm.

Gan tôm có màu nâu đen đối với ao bạt, màu nâu vàng đối với ao đất được bao bởi một lớp màn bao gan màu vàng nhạt, kích thước bình thường rộng đến hai mép mang, dài đến cổ giáp. Gan tôm bệnh có màu đỏ do bị ngộ độc môi trường nước, có nhiều thức ăn thừa, khí độc.

Gan màu vàng biểu hiện của gan bị yếu và hoại tử, một số nơi là do ảnh hưởng của màu nước đối với ao đất. Chai gan làm cho gan dẻo như cao su, hoặc hoại tử làm cho gan dễ vỡ.

Hình ảnh gan tôm khỏe (trái) và gan tôm có dấu hiệu hoại tử (phải)

Các loại sản phẩm giải độc gan hiệu quả đứng đầu là Ưng bất bạc (chứa các dược liệu quý như diosmin, avicin, avicenin, magnoflorin, hesperidin và nhiều chất khác thuộc nhóm Lignan), Silymarin (thảo dược từ cây Kế sữa), Sorbitol (giải độc gan), Methionine (giải độc gan), các acid amin và vitamin thiết yếu.

Bên cạnh việc bổ sung các sản phẩm bổ gan, giải độc gan thì việc quản lý thức ăn là đặc biệt quan trọng. Quản lý thức ăn vừa cho hiệu quả sử dụng thức ăn (FCR) thấp, tăng lợi nhuận, vừa tránh làm dơ môi trường nước gây độc cho tôm, ảnh hưởng trực tiếp đến gan.

7. Men tiêu hóa và phòng trị đường ruột

Sau môi trường nước nuôi thì đường ruột là vấn đề cần được quan tâm nhất. Trong một vụ tôm, không thể tránh khỏi các bệnh đường ruột và cũng là nơi xảy ra nhiều vấn đề nhất bởi các bệnh: trống ruột, lỏng ruột, ruột đứt khúc, phân trắng, bội nhiễm EHP (Enterocytozoon hepatopenaei),….

Tôm bị nhiễm khuẩn đường ruột (hình 1), trống ruột (hình 2) và ruột lỏng đứt khúc (hình 3)

Lợi khuẩn Probiotics: Lactobacillus, Bifidobacterium, pediococcus, Bifidobacteria, Saccharomyces boulardii, Bacillus clausii. Có khả năng tổng hợp các chất ức chế và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Trong đó nổi bật là dòng vi khuẩn Bacillus clausii và nấm Saccharomyces cerevisiae  giúp tăng cường hoạt hóa của kháng sinh đường ruột và kích thích hệ miễn dịch đường ruột.

Nhóm vi khuẩn Lactic: Lactobacillus spp. Acid lactic (acid hữu cơ) là sản phẩm chính của quá trình lên men Lactic. Làm giảm pH môi trường ảnh hưởng đến pH nội bào gây ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. pH giảm cũng làm giảm quá trình đường phân làm cho tế bào vi khuẩn cạn kiệt năng lượng và chết.

Thúc đẩy tiêu hóa và hệ miễn dịch gồm: Chế phẩm vi sinh EM, β glucan, bột tỏi, Các nhóm đường (Dextrose, Sucrose,Lactose),  nấm mốc Aspergillus oryzae, nấm men Saccharomyces cerevisiae.

Thảo dược: tỏi, cây chó đẻ, cây trứng cá,  rễ cây thuốc cá, cỏ nhọ nồi (cỏ mực), lá trầu không,…. Thông thường các sản phẩm chiếc xuất từ thảo sẽ không ghi thành phần hoặc chỉ ghi 1 thành phần thảo dược chính. Cần phải có thời gian

Kháng sinh là giải pháp cuối cùng khi tôm không thể chữa khỏi bằng men vi sinh và thảo dược. Kháng sinh có tác dụng nhanh và mạnh, tuy nhiên về tính ổn định không cao, đặc biệt đối với ao đáy đất. Bà con nên cân nhắc phối hợp các chủng men vi sinh đường ruột và thảo dược hoặc kháng sinh nhẹ.

Trên đây là những kiến thức cơ bản về các loại sản phẩm đặc trị cho từng mục đích sử dụng. Như bà con cũng đã biết, ngoài những vấn đề cơ bản kể trên mà mỗi vụ tôm điều phải trãi qua, thì còn các vấn đề khác như bệnh trên tôm, tảo độc, độ mặn thấp, nhiễm EMS, EHP,…. Bà con cần có cái nhìn bao quát để tránh lan man gây thất thoát và tốn nhiều chi phí.

Tác giả: Hải Thuyền

Mọi thắc mắc về “Những sản phẩm cần thiết cho một vụ tôm”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 701 278 – 0933 015 035 – 0902 671 281

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo