Những Lưu Ý Khi Nuôi Tôm Vào Mùa Mưa

Giai đoạn từ tháng 9 đến gần cuối tháng 11, thời tiết thất thường và hay xảy ra mưa ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nước và tôm nuôi của chúng ta. Nếu như không biết và chủ động phòng tránh những vấn đề gặp phải khi trời mưa, sẽ để lại những vấn đề vô cùng lớn cho tôm và môi trường ao nuôi. Hôm nay, bà con cùng Tin Cậy tìm hiểu “Những lưu ý khi nuôi tôm vào mùa mưa” nhé.

Những lưu ý khi nuôi tôm vào mùa mưa
Những lưu ý khi nuôi tôm vào mùa mưa

Những vấn đề ao tôm gặp phải vào mùa mưa

  • Nước mưa mang tính acid với độ pH từ 6,2 – 6,4 làm giảm pH trong ao nuôi
  • Do nước mưa có nhiệt độ thấp hơn nước trong ao từ 4-5oC cùng với pH thấp và cùng với sự pha loãng của nước mưa vào trong ao làm kiềm giảm (Kiềm giảm ảnh hưởng đến sự lột xác của tôm)
  • Tôm trong giai đoạn lột vỏ trúng mùa mưa, có thể làm tôm bị mỏng vỏ, lột liên tục làm giảm sức đề kháng của tôm rất nhiều. Giai đoạn này mầm bệnh dễ dàng tấn công vào lớp vỏ tôm và đi vào cơ thể gây thiệt hại nặng nề cho tôm.
  • Mưa mang tính acid cũng làm giảm mật độ vi sinh trong ao nuôi. Nếu mưa kéo dài có thể làm sập hệ thống vi sinh, sinh ra khí độc NH3, NO2 tăng lên ảnh hưởng đến tôm đang nuôi trong ao.
  • Giai đoạn mưa này có bổ sung khoáng thì cũng không hiệu quả lắm vì tôm đã sock môi trường nước mưa và kém ăn dẫn đến hấp thụ kém.
Kéo nhá thường xuyên kiểm tra đường ruột tôm khi trời mưa
Kéo nhá thường xuyên kiểm tra đường ruột tôm khi trời mưa

Biện pháp đưa ra để xử lý vấn đề này

Khi trời mưa đúng  lúc tôm đang lột, sẽ làm sock tôm và tôm lột sẽ bị mềm vỏ, lột không dính vỏ và rớt đáy. Lúc này, vi khuẩn và mầm bệnh sẽ dễ dàng xâm nhập vào tôm do vỏ mỏng và các khớp trên thân tôm rời rạc.

Cách khắc phục tình trạng này là sử dụng thuốc với phổ kháng khuẩn rộng, song song điều chỉnh chất lượng nước về mức ổn định và bổ sung khoáng cho ao nuôi.

Bổ sung men vi sinh EM1 ngày sau khi ngưng mưa để cung cấp lại mật độ vi sinh trong ao nuôi giúp phần cải thiện chất lượng nước ao nuôi, đưa môi trường nước về mức ổn định trở lại.

Chế phẩm vi sinh EM1 chuyên dùng trong nuôi tôm
Chế phẩm vi sinh EM1 chuyên dùng trong nuôi tôm

Giai đoạn trời mưa này đường ruột tôm sẽ rất yếu và dễ bị nhiễm khuẩn. Vì thế, bà con cũng cần có cách khắc phục, giảm tối thiểu mức thiệt hại nếu tôm bị đường ruột. Đơn giản nhất bà con nên sử dụng Nova-Oxytetra với liều lượng 3-5g/kg thức ăn và đồng thời giảm cho ăn khoảng 50% để tôm giảm lột lại. Sau đó 2-3 ngày, quan sát tôm đã hoạt động bình thường thì cho ăn tăng dần trở lại.

Những lưu ý khi nuôi tôm vào mùa mưa
Những lưu ý khi nuôi tôm vào mùa mưa

Dù là kháng sinh nhưng thành phần đã được Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cho phép sử dụng. Bà con cũng nên ngưng sử dụng sản phẩm 30 ngày, trước khi thu hoạch để tránh tồn đọng dư lượng kháng sinh trong tôm nhé.

Tin Cậy kính chúc bà con có một những nuôi thành công!


Mọi thắc mắc về “Những lưu ý khi nuôi tôm vào mùa mưa”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 701 278 – 0933 015 035 – 0902 671 281

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo