Những Lưu Ý Khi Chăm Sóc Cá Koi Trong Mùa Mưa
Hồ cá Koi ngoài trời luôn chịu ảnh hưởng của thời tiết, dù mưa hay nắng đều có những tác nhân ảnh hưởng đến sức khỏe của đàn cá Koi. Cá Koi là một loài cá rất nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường, những thay đổi nhỏ cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng.
Hiện nay, thời tiết bắt đầu chuyển sang mùa mưa sẽ có những ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe của những chú cá Koi. Hôm nay, Công Ty Tin Cậy sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin để chăm sóc đàn cá Koi trong mùa mưa được tốt hơn.
Những cơn mưa sẽ mang theo nhiều bụi bẩn, nấm, vi khuẩn,… từ không khí, mái che, lá cây, vách đá trang trí quanh hồ,…đổ xuống hồ. Điều này dẫn đến nước hồ cá Koi nhanh đục, ô nhiễm, thiếu oxy, thay đổi môi trường sống, làm cá phát các bệnh ngứa ngáy, ghẻ lở,…
Đặc biệt, trong nước mưa có chứa acid sẽ làm pH trong hồ biến động. Với những hồ cá Koi có diện tích nhỏ sẽ hạn chế việc luân chuyển hòa tan acid trong hồ nên ảnh hưởng lại càng lớn hơn. Cá Koi sẽ bị sốc, giảm sức đề kháng sinh ra bệnh.
Vậy trong mùa mưa bạn cần phải chăm sóc hồ cá Koi như thế nào?
Khi mưa lớn kéo dài sẽ làm cho nhiệt độ nước trong hồ thay đổi, nhiệt độ nước thấp sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của cá Koi. Nó sẽ khó hấp thu thức ăn hơn bình thường. Trong thời điểm này bạn nên điều chỉnh lượng thức ăn, ngưng cho ăn vài hôm để giảm stress.
Kiểm tra chất lượng nước thường xuyên, đặc biệt là độ pH. pH là yếu tố dễ biến động nhất sau những cơn mưa lớn. Sự biến động đột ngột của pH sẽ làm cho cá sốc, giảm sức đề kháng với mầm bệnh. Bạn nên thường xuyên kiểm tra pH để có những điều chỉnh, xử lý kịp thời. Duy trì pH ở mức 7.5 – 8.5 phù hợp cho những chú cá Koi, pH dao động trong ngày không quá 0.5.
Bạn có thể sử dụng một trong hai dụng cụ này để kiểm tra pH nước: test pH sera, máy đo pH Hanna HI98107 gọn nhẹ, dễ sử dụng và cho kết quả nhanh.
- Tăng chuyển động của nước từ thác nước, sục khí,…để tăng lượng oxy trong hồ.
- Nên nhanh chóng thay nước hồ cá sau cơn mưa càng sớm càng tốt. Đảm bảo nguồn nước sạch cho cá, tránh tình trạng cá bị ngứa cạ mình vào thành hồ gây ra những vết trầy xước trên cơ thể từ đó vi khuẩn dễ xâm nhập, gây bệnh. Lượng nước thay khoảng 20% -30% là thích hợp.
- Thêm muối: muối giúp cá giảm tress, khử trùng hiệu quả, muối còn là khắc tinh của vi khuẩn, ký sinh trùng. Nếu cá Koi có hiện tượng đỏ mình, nổi gân máu và ngứa mình, cạ mình vào thành hồ nên tăng cường nồng độ muối theo liều điều trị 5o/oo
- Tăng cường vi sinh: sử dụng Chế phẩm sinh học xử lý nước hồ cá Koi để tăng cường vi sinh vật có lợi ức chế mầm bệnh giúp cá Koi khỏe mạnh. Đồng thời, còn giúp tăng hàm lượng oxy, khắc phụ tình trạng đục nước.
- Sau cơn mưa, cần thường xuyên theo dõi biểu hiện của cá để có những biện pháp khắc phục kịp thời.
Tham khảo thêm bài viết:
Mọi thắc mắc về “Những lưu ý về chăm sóc cá Koi trong mùa mưa”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 671 281 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ
Vậy không lẻ hồ Koi 4 khối nứoc, sau cơn mưa mình phải thay nứoc sao shop? Với lại nếu 1 ngày mưa 2 lần và mưa to thì mình phải thay 2 lần nứoc luôn hả? Xin cảm ơn shop
Chào anh. Không nhất thiết là 1 ngày mưa 2 lần là thay nước 2 lần. Anh kiểm tra pH biến động trước và sau khi mưa, nếu biến động nhiều (quá 0.5) thì anh nên thay nước, vì nước mưa pH cao. Còn nếu không biến động nhiều thì không cần thay. Nếu mưa liên tục, anh kiểm tra màu nước hồ bị đục, cát sỏi, lá cây trôi xuống hồ, thì anh nên thay. Cơ bản thay nước để cho cá không bị sốc môi trường nhé anh.