Những Điều Cần Biết Khi Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng

Để nâng cao sản lượng và hiệu quả kinh tế, giảm thiểu rủi ro trong quá trình nuôi tôm thẻ chân trắng, bà con nên chú ý một số vấn đề kỹ thuật sau đây:

1. Ao nuôi

  • Ao nuôi tôm thẻ chân trắng có cấu tạo giống ao nuôi tôm sú, nếu nuôi quy mô công nghiệp bắt buộc phải có ao lắng. Tôm thẻ chân trắng thích hợp với các hình thức nuôi thâm canh, bán thâm canh vì vậy nên chọn vùng nuôi là vùng trung và cao triều. Diện tích ao nuôi 0,3- 1 ha, độ sâu của nước 1,2- 1,5m.
  • Môi trường thích hợp nuôi tôm thẻ chân trắng: Nhiệt độ nước 20 – 30ºC; độ mặn 5 – 30‰, tốt nhất là 10 – 25‰; pH từ 7,5 – 8; ôxy hoà tan 4 mg/l, không dưới 2 mg/l; độ trong 30 – 50cm; màu nước xanh lục, xanh vỏ đậu hoặc mận chín.
    Những điều cần biết khu nuôi tôm thẻ chân trắng
    Những điều cần biết khu nuôi tôm thẻ chân trắng

2. Chọn giống

  • Hiện nay, ở Việt Nam con giống có trên thị trường chủ yếu không rõ nguồn gốc nên nguy cơ rủi ro cao, vì vậy khi mua giống bà con nên chọn những cơ sở uy tín.
  • Tôm giống trước khi thả nuôi phải làm các xét nghiệm như tôm sú (xét nghiệm các bệnh đốm trắng, đầu vàng, MBV – bệnh còi).
  • Tuổi post từ 10 – 12 là thả tốt nhất.

 

3. Mật độ thả

  • Mật độ thả tốt nhất là từ 50 – 80 con/m2, tùy vào điều kiện ao nuôi và hình thức nuôi.
  • Ao nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao không thể thiếu hệ thống quạt nước, cần lưu ý các yếu tố sau:
    • Số quạt trong ao không cần quá nhiều, vị trí lắp đặt sao cho tạo dòng chảy tốt.
    • Tốc độ quạt quyết định lượng ôxy hòa tan, nếu trời nắng chạy khoảng 80 vòng /phút, còn ban đêm hay lúc trời nhiều mây thì phải chạy 100 vòng/phút.

4. Chăm sóc, quản lý

  • Tôm thẻ chân trắng có tốc độ tăng trưởng cao trong 80 ngày đầu, sau đó sẽ chậm lại.
  • Khác với tôm sú, tôm thẻ chân trắng hoạt động rất mạnh và sống ở mọi tầng nước.
  • Nếu nuôi mật độ thấp thì dùng thức ăn 32% đạm, nếu nuôi mật độ cao thì dùng thức ăn như tôm sú (trung bình 35% đạm).
  • Rất nhạy cảm với sự thay đổi về mặt cơ học. Khi đó tôm sẽ cong thân, đục thân và chết rất nhanh.
  • Nhu cầu cơ thể cần rất nhiều vitamin và khoáng, nếu thiếu, tôm dễ bị stress và đục thân, cần phải bổ sung vitamin và khoáng chất vào thức ăn.
  • Tôm thẻ chân trắng rất nhạy cảm với môi trường, khi bị sốc, tôm sẽ không nổi đầu mà chết đáy. Tôm thẻ chân trắng cũng rất nhạy cảm với các loại hóa chất, khi đang nuôi nên sát trùng nước định kỳ, phải dùng thuốc thật an toàn.

mo hinh nuoi tom bang che pham vi sinh

5. Thu hoạch

  • Cách thu hoạch tôm thẻ chân trắng cũng khác tôm sú, vì rất nhạy cảm nên khi thu hoạch không đúng tôm sẽ chết nhiều, mềm vỏ và đục thân làm giảm chất lượng.
  • Nên thu hoạch vào sáng sớm thì tôm ít chết. Tôm thẻ chân trắng đi ngược nước nên không thể xả cống bắt hết được mà phải dùng lưới.
  • Nếu thu ban đêm thì dùng bóng đèn công suất lớn chiếu ngay miệng cống, sau đó xả nước thì tôm sẽ ra hết vì tập tính thích ánh sáng.
  • Khi thu hoạch cho thật nhiều nước đá vào thùng tôm thì cơ thịt không bị đục.

 

                                                                            Tham khảo nguồn: Báo Kinh tế Nông thôn


Mọi thắc mắc về bài viết “Những điều cần biết khu nuôi tôm thẻ chân trắng”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 885 547 – 0933 015 035 – 0902 650 369 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Công Ty Tin Cậy  | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo