Nhận Biết Nhanh Tôm Bị Đỏ Thân Và Biện Pháp Phòng Ngừa
Bà con nuôi tôm khá “hãi hùng” khi nghe về bệnh đỏ thân, dù là xảy ra với ao của mình hay ao bên cạnh, bởi đây là bệnh do virus gây ra, không có thuốc trị và khả năng lây lan rất mạnh. Khi ao xuất hiện đỏ thân thì chỉ có 1 con đường duy nhất: thu gấp để hoàn vốn.
Cách nhận biết nhanh tôm bị đỏ thân là gì? Bài viết sau đây Thủy sản Tin Cậy sẽ chia sẻ với bà con 1 số mẹo nhận biết, nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa bệnh.
Mẹo nhận biết nhanh
Bà con đặc biệt chú ý khi nuôi tôm mùa lạnh, khi nhiệt độ xuống dưới 300C thì nhiều dịch bệnh theo đó mà dùng phát. Không riêng gì đỏ thân mà bệnh đốm trắng cũng thường xuất hiện. Vì vậy khi nuôi tôm mùa lạnh bà con phải để ý kỹ hơn đến ao tôm của mình.
Dấu hiệu ban đầu của bệnh đỏ thân sẽ đánh lừa nhiều bà con, là tôm ăn mạnh và ăn rất bình thường. Có một số con tôm chết sẽ nổi lên và tấp mé, đàn còn lại vẫn ăn bình thường. Nó sẽ kéo dài như vậy đến ngày thứ ba hoặc thứ 4 thì đàn tôm bắt đầu bỏ ăn, chết đồng loạt. Khi tôm bỏ ăn thì đa số bà con mới để ý là ao tôm có vấn đề.
Nếu bà con thấy tôm chết mà phân vân không biết phải do tôm bị gan, bị thiếu oxy hay bị đỏ thân thì dấu hiệu phân biệt sẽ là: Tôm bệnh gan mà chết thì không nổi lên mặt nước, nó sẽ chìm xuống đáy, còn tôm thả bè trên mặt nước thì chắc chắn là đỏ thân rồi. Còn bị thiếu oxy thì cả đàn phải nổi lên chứ không chỉ vài con.
Chim cò chúng rất nhạy do bản năng, từ trên cao trực diện nhìn xuống thấy cả đàn tôm đang nổi lên, chết đỏ đỏ thì chúng sẽ lao xuống kiếm ăn. Do đó bà con thấy chim cò bay về ao mình nhiều thì hãy đặc biệt chú ý.
Khi thăm ao vào buổi sáng sớm mà thấy tôm bơi mất định hướng trên mặt nước và tấp mé thì khả năng bị đỏ thân rất cao. Bắt con tôm đó lên thấy màu nhợt nhạt, chuyển sang hồng nhạt.
Tôm sẽ chết 100% chỉ sau 5-7 ngày nhiễm bệnh nên nếu nhìn thấy các dấu hiệu trên thì nên kêu lái thu tôm ngay, dù nó đang ăn mạnh cũng đừng nên tiếc, vì càng để lâu thì thiệt hại sẽ cao hơn.
Nguyên nhân gây bệnh
Virus WSSV (White spot syndrome virus) là nguyên nhân chính gây bệnh đỏ thân trên tôm thẻ chân trắng và tôm sú. Ngoài ra, các vi khuẩn Staphylococcus spl, Vibrio vulnificus và Vibrio alginolyticus sẽ “chung sức” khiến dịch bệnh bùng phát nhanh chóng trên diện rộng.
Virus WSSV có thể lây lan theo chiều dọc và chiều ngang. Nghĩa là sao? Chiều dọc nghĩa là từ tôm bố mẹ sang tôm post, chiều ngang là từ một con lây sang nguyên cả bầy trong ao.
Nước ao bị ô nhiễm là điều kiện để cho các vi khuẩn kể trên phát triển mạnh mẽ và khi gặp thời cơ thích hợp, nhiệt độ nước thấp thì chúng sẽ bùng phát, “song kiếm hợp bích” với virus WSSV gây bệnh cho cả đàn tôm của bà con.
Biện pháp phòng bệnh đỏ thân trên tôm
Phòng bệnh chiều dọc:
Đối với công ty giống thì phải loại bỏ những con giống bố mẹ đã bị nhiễm virus WSSV.
Đối với người nuôi, trước khi quyết định mua giống thì phải yêu cầu công ty cung cấp giống test PCR mẫu tôm trước. Bên cạnh test đỏ thân thì cũng phải test luôn bệnh đốm trắng, EHP, cũng như kiểm tra ngoại quan, gây sốc tôm để biết tôm có phản ứng nhanh hay không.
Phòng bệnh chiều ngang:
Vào đầu vụ, bà con vét kỹ nền đáy ao, khi đất còn hơi ẩm ẩm thì rải vôi nóng dày, đều và phơi ao 7 ngày. Sau đó lấy nước vào qua lưới lọc, diệt sạch nhuyễn thể 2 mảnh võ, giáp xác ngoại lai có thể mang mầm bệnh vào ao.
Xử lý kỹ nước ao nuôi và ao lắng bằng Chlorine 30 kg/1.000m3 nước. Quạt nước 4 ngày sau thì có thể sử dụng nguồn nước này để nuôi tôm. Khoa học đã chứng mình dùng liều Chlorine 30 kg/1.000m3 thì sẽ tiêu diệt được hầu hết các virus gây bệnh trên tôm, kể cả đỏ thân, kể cả EHP.
Dùng vi sinh EM1 định kỳ để ức chế các vi khuẩn Vibro phát triển và bùng phát. Bà con có thể tạt 1 lit EM1/1.000m3 nước 3-5 ngày 1 lần, hoặc dùng 0.5 lit EM1/1.000m3 nước mỗi ngày. Việc dùng liều lượng thấp nhưng thường xuyên sẽ hiệu quả hơn, tránh tình trạng tích tụ quá nhiều thức ăn thừa, phân tôm, vật chất lơ lửng trong nước làm vi khuẩn sinh sôi mạnh mẽ.
Ao bị bệnh đỏ thân bà con đừng vội vàng cải tạo chuẩn bị cho vụ nuôi mới, nên cho ao có thời gian nghỉ, tái tạo lại môi trường nền đáy. Bà con cấp nước vào ao, thả cá rô phi nuôi ít nhất 1 – 2 tháng để tiêu diệt hết những loại ký chủ trung gian mang mầm bệnh còn sót lại, tái tạo lại môi trường ao nuôi, rồi vụ sau mới lại thả tôm, tránh mầm bệnh từ mùa này lây qua vụ sau gây mất mùa, lỗ vốn.
Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản
Cảm ơn bà con đã theo dõi đến cuối bài. Thủy sản Tin Cậy mong rằng bài viết này đã đem đến nhiều thông tin bổ ích. Hẹn gặp lại bà con ở những bài viết sau.
Tác giả: Trinh Nguyễn
Mọi thắc mắc về “Nhận biết nhanh bệnh đỏ thân trên tôm và biện pháp phòng ngừa”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 701 278 – 0933 015 035 – 0902 671 281
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ
Bài viết liên quan
Phòng Và Trị Bệnh Đốm Trắng Trên Cá Bớp
Phòng Và Trị Bệnh Đốm Trắng Trên Cá Bớp Bệnh đốm trắng là một trong [...]
Th11
Cải Thiện Tăng Trưởng Và Sức Khỏe Tôm Thẻ Chân Trắng Nhờ Inositol
Cải Thiện Tăng Trưởng Và Sức Khỏe Tôm Thẻ Chân Trắng Nhờ Inositol Inositol là [...]
Th11
Công Dụng Của Diệp Hạ Châu Trong Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
Công Dụng Của Diệp Hạ Châu Trong Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng (Litopenaeus vannamei) Trong [...]
Th10
Biện Pháp Xử Lý Khi Cá Tra Có Dấu Hiệu Bệnh Xuất Huyết
Biện Pháp Xử Lý Khi Cá Tra Có Dấu Hiệu Bệnh Xuất Huyết Bệnh xuất [...]
Th10
Biện Pháp Xử Lý Khi Cá Tra Có Dấu Hiệu Bệnh Gan Thận Mủ
Biện Pháp Xử Lý Khi Cá Tra Có Dấu Hiệu Bệnh Gan Thận Mủ Cá [...]
Th10
Phương Pháp Cho Cá Tra Ăn Tiết Kiệm Nhân Công
Phương Pháp Cho Cá Tra Ăn Tiết Kiệm Nhân Công Cá tra với vai trò [...]
Th10