Hiện nay, chế biến và xuất khẩu thủy hải sản là một trong những ngành có thế mạnh tại nước ta. Tuy nhiên, theo TS. Nguyễn Văn Tú, Trưởng phòng Sinh Thái, Viện Sinh học Nhiệt đới, ngưỡng chịu mặn của các loại thủy hải sản (ví dụ như tôm, rong biển) là điểm cần lưu ý khi nuôi trồng.

Theo TS. Tú, ngưỡng chịu mặn của các loài thủy sản là rất khác nhau, tùy vào từng loài. Do đó, người nông dân cần có những điều chỉnh phù hợp khi tiến hành nuôi trồng thủy hải sản.

ao nuôi tôm
Nước ao nuôi tôm

Ví dụ, giống tôm sú sẽ phát triển tốt trong môi trường nước có độ mặn từ 5 ‰ – 35 ‰. Trong khi đó, giống tôm thẻ chân trắng lại ưu chuộng môi trường ít mặn hơn. Chỉ cần độ mặn khoảng 2 ‰. Ngoài ra, đối với những nông dân có ý định trồng thêm rong để làm phong phú nguồn thủy hải sản. Thì cần lưu ý phải có vùng nước mặn hay nước lợ. Nguyên nhân là do các loại rong nước ngọt không có giá trị kinh tế. Các loại rong biển và rong nước lợ như rong Lục, rong Nâu, rong Đỏ giàu dinh dưỡng, được sử dụng làm thức ăn cho các loài thủy sản và có giá trị kinh tế cao. Loài rong nước lợ sẽ phát triển tốt trong môi trường có độ mặn 3 ‰. Riêng đối với rong nước mặn, có các ngưỡng chịu mặn khác nhau, tùy thuộc vào mỗi loài.

Có thể liên hệ thêm tại Viện Sinh học Nhiệt đới (85 Trần Quốc Toản, Q3, TP.HCM) để biết thêm chi tiết về ngưỡng chịu mặn của một loài thủy hải sản cụ thể, để xác định được điều kiện nuôi trồng sao cho đạt được kết quả cao nhất.

Một số dụng cụ/ thiết bị có thể xác định độ mặn nước nuôi trồng thủy sản như:

Bút đo độ mặn nước Extech EC170Trọn bộ bút đo độ mặn nước Extech EC170

Khúc xạ kế đo độ mặn nước Atago Pal 06S
khúc xạ kế Atago Pal 06S
 Khúc xạ kế đo độ mặn nước Atago S-mill AlphaKhúc xạ kế Atago Master S-Mill Alpha

Hoàng Mi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo