Một Số Sai Lầm Thường Gặp Khi Nuôi Tôm

Trong thực tiễn sản xuất, nhiều hộ nuôi tôm theo đuổi mục tiêu sản lượng cao, trong khi đầu tư không đúng mức dẫn đến tôm phát triển chậm, bệnh nhiều, tỷ lệ hao hụt cao,…Tuy nhiên khi quyết định nuôi tôm, bà con nông dân không nên quá chủ quan. Sau đây, chúng tôi xin lưu ý  đến bà con nông dân nuôi tôm một số sai lầm thường gặp mà cần tránh nếu muốn đạt được hiệu suất và kết quả cao.

Một số sai lầm thường gặp khi nuôi tôm
Một số sai lầm thường gặp khi nuôi tôm

1. Chất lượng giống thấp:

Chất lượng tôm giống đóng vai trò tiên quyết đến sự thành bại của vụ nuôi. Nhưng đến nay nhiều người vẫn chủ quan trong khâu lựa chọn tôm giống chất lượng đưa vào sản xuất. Với những lý do ngại liên hệ với những cơ sở sản xuất giống uy tín, phải chờ đợi giống và giá thành đắt hơn 2-3 lần so với giá tôm đại trà.

Để tránh thiệt hại do tôm giống kém chất lượng. Cần lựa chọn tôm giống có ngoại hình đẹp, khỏe mạnh, ở những địa chỉ uy tín, đã được kiểm dịch. Nếu có điều kiện thì nên kiểm tra, nếu âm tính với những mầm bệnh nguy hiểm thì đưa vào thả nuôi.

Một số sai lầm thường gặp khi nuôi tôm
Một số sai lầm thường gặp khi nuôi tôm

2. Nuôi với mật độ quá cao:

Mật độ của tôm nuôi ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng của tôm. Tôm nuôi ở mật độ thấp có tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống cao hơn so với nuôi ở mật độ cao. Khi nuôi tôm với mật độ quá cao mà không đảm bảo các yếu tố kỹ thuật sẽ dẫn đến hiện tượng tôm chậm lớn.

Hệ số chuyển hóa thức ăn cao, hao hụt nhiều do thiếu ôxy hòa tan, là những yếu tố có thể làm cho vụ nuôi bị thất bại. Nuôi tôm thẻ chân trắng thông thường nên nuôi với mật độ 60-80 con/m2, tôm sú nuôi với mật độ 15-25 con/m2.

Một số sai lầm thường gặp khi nuôi tôm
Một số sai lầm thường gặp khi nuôi tôm

3.Không tuân thủ kỹ thuật nuôi:

Định hướng quy trình kỹ thuật trong nuôi tôm là việc làm hết sức quan trọng. Quyết định rất lớn đến khả năng tự kháng bệnh của tôm và tác động đến môi trường nuôi. Để hạn chế những sự cố có thể xảy ra trong quá trình nuôi, ảnh hưởng đến sức khỏe tôm.

Cần tuân thủ thực hiện các khâu kỹ thuật như chuẩn bị, cải tạo ao, phương pháp cho ăn, phòng bệnh chủ động cho tôm nuôi,…Kỹ thuật nuôi tốt giúp ngăn ngừa dịch bệnh, tôm mau lớn, tránh được những tác động xấu từ môi trường.

Một số sai lầm thường gặp khi nuôi tôm
Một số sai lầm thường gặp khi nuôi tôm

Có khá nhiều bà con nông dân xem nhẹ khâu xử lý ao trước và sau khi nuôi. Cũng như xử lý ao nuôi đang nhiễm bệnh không đúng cách khiến thời gian xử lý kéo dài. Trong thời gian đó, tôm không phát triển được và phải mất tiếp thời gian để tôm phục hồi. Cho nên, xác định đúng kỹ thuật chuẩn bị ao, xử lý ao nhiễm bệnh là điều rất quan trong mà bà con cần chú ý.

Một số sai lầm thường gặp khi nuôi tôm
Một số sai lầm thường gặp khi nuôi tôm

Xem thêm: Thuốc tím KMnO4 – Kali Pemanganat

4.Chế độ dinh dưỡng không được quan tâm đúng mức:

Trong môi trường công nghiệp với mật độ cao, hàm lượng ôxy hòa tan khó đảm bảo tối ưu thì việc hỗ trợ tiêu hóa và quá trình hấp thụ thức ăn rất quan trọng, vì nó quyết định được hệ số chuyển đổi thức ăn, quyết định chi phí nuôi tôm.

Một số sai lầm thường gặp khi nuôi tôm
Một số sai lầm thường gặp khi nuôi tôm

Thực tế áp dụng cho thấy, việc bổ sung thêm men tiêu hóa, vi sinh sẽ tăng quá trình chuyển hóa và hấp thụ thức ăn. Cùng đó, một số sản phẩm khoáng vi lượng và các loại vitamin có tác dụng tăng cường sức đề kháng tự nhiên cho tôm.

Là giải pháp hữu hiệu giúp phòng bệnh cho tôm nuôi. Tuy nhiên, hiện nhiều người nuôi vẫn không chú ý đến nhu cầu và chế độ bổ sung các hàm lượng dinh dưỡng cho tôm.

Một số sai lầm thường gặp khi nuôi tôm
Một số sai lầm thường gặp khi nuôi tôm

5.Lạm dụng vôi:

Việc sử dụng vôi trong nuôi tôm là rất cần thiết trong cải tạo ao. Duy trì chất lượng nước trong ao hoặc để khắc phục hiện tượng pH xuống thấp. Tuy nhiên, cần tuân thủ đúng liều lượng, nếu sử dụng quá nhiều hàm lượng Ca2+ tăng. Làm cho quá trình sinh hóa và hóa lý trong ao giảm dẫn đến giảm hàm lượng vi sinh vật có lợi, oxy hòa tan kém. Tôm dễ nổi đầu, tôm kém phát triển. Khi cải tạo ao, lượng vôi bón phụ thuộc vào độ pH đất:

  • pH đất từ 4,5-5,5 bón vôi với lượng 1,5-2,5 tấn/ha
  • pH từ 5,1-6 bón vôi với lượng 1-1,5 tấn/ha.
  • pH từ 6,1-6,5 bón vôi với lượng 0,5-1 tấn/ha.

Trong quá trình nuôi, để duy trì chất lượng nước, định kỳ 10 ngày/lần bón vôi vào lúc 21-22 giờ, liều lượng 10-20 kg/1.000m3 nước. Tùy theo tình hình thực tế môi trường ao nuôi để điều chỉnh.

Khi pH thấp hơn 7,5 cần bón vôi CaCO3 hoặc Dolomit với liều 15-20 kg/1.000m3 nước. Tùy vào mục đích muốn cải tạo ao nuôi, hạ phèn hay phòng chống dịch bệnh. Mà bà con có thể chọn lựa loại vôi và liều lượng phù hợp với mục đích của mình.

Một số sai lầm thường gặp khi nuôi tôm
Một số sai lầm thường gặp khi nuôi tôm

Trên đây là một số sai lầm mà bà con nông dân nên tránh để việc nuôi tôm đạt được hiệu quả cao. Hạn chế gặp phải những rủi ro không đáng có.

Tham khảo: Mô hình ao nuôi tôm lót bạt của anh Phết – Kinh nghiệm nuôi tôm thành công


Mọi thắc mắc về “Một số sai lầm thường gặp trong nuôi tôm”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 701 278 – 0933 015 035 – 0902 671 281

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo