Ưu-Khuyết Điểm Mô Hình Nuôi Tôm Ao Tròn Nổi Và Ao Bạt Chìm
Ưu-Khuyết Điểm Mô Hình Nuôi Tôm Ao Tròn Nổi Và Ao Bạt Chìm
Hiện nay để hạn chế những rủi ro về dịch bệnh gây ra trong ao nuôi tôm và nhầm nâng cao năng suất lợi nhuận cho người nuôi tôm nhiều mô hình nuôi đã được ứng dụng. Trong đó mô hình nuôi tôm ao bạt chìm và ao tròn nổi hiện đang là những mô hình nuôi được đánh giá cao, mang tính bền vững cho nghề nuôi tôm.
Vậy hai mô hình nuôi này có những ưu điểm và nhược điểm gì? Tin Cậy sẽ tìm hiểu để giúp bà con lựa chọn mô hình nuôi phù hợp, mang lại lợi nhuận kinh tế cho bà con.
Ao tròn nổi
Ao bạt chìm
Ưu điểm
Ao đặt ở vị trí cao không lo ngại ngập lụt
Dễ dàng thi công, lắp đặt trong thời gian ngắn
Ao thiết kế bằng khung sắt và lót bạt HDPE chuyên dụng, ao vững chắc, sạch sẽ
Ao có diện tích nhỏ dễ dàng di chuyển đến nơi khác khi chuyển địa điểm nuôi
Kích thước ao nhỏ và vừa nên tiết kiệm được nhiều diện tích, giúp người nuôi có nhiều ao thuận tiện cho việc ương tôm, sang tôm.
Ao có kích thước 500 – 1000m2 giúp kiểm soát tốt môi trường ao nuôi, phát hiện dịch bệnh kịp thời.
Hỗ trợ mật độ thả cao trên một đơn vị diện tích.
Ao có dạng hình tròn khi dòng nước luân chuyển xoay đều, vòng nước ly tâm các chất thải, phân tôm, xác tôm, tảo, thức ăn dư thừa…gom vào hố xi-phông ở giữa ao rất nhanh. Từ đó xi-phông các chất thải ra ngoài ngay trong ngày hạn chế phát sinh khí độc, môi trường nước nuôi tôm được sạch hơn.
Đáy ao sạch thu hoạch tôm cũng dễ dàng, sẽ sạch sẽ hơn, mã tôm đẹp, sẽ có giá cao hơn.
Ao có vách ao thẳng đứng, diện tích tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thấp nên các rong rêu, tảo gây hại ít có điều kiện phát triển không bám lên thành nên tôm sẽ không ăn phải những tảo gây hại, rong rêu này làm đường ruột tôm tốt hơn, ít bị bệnh đường ruột hơn. Giảm công đoạn vệ sinh ao.
Ao nuôi được đặt nổi hoàn toàn trên mặt đất nên các thao tác chăm sóc của người nuôi, đi bên ngoài ao cũng hạn chế lây nhiễm dịch bệnh từ bên ngoài vào ao nuôi qua các dụng cụ, giày, dép,…
Ao hoàn toàn cách ly với không gian bên ngoài nên không bị trường hợp thẩm thấu nước ô nhiễm hoặc hóa chất có hại hoặc mầm bệnh từ môi trường ngoài ngấm ngược vào trong hạn chế dịch bệnh, giảm vi khuẩn có hại và khí độc từ đó giúp giảm chi phí xử lý nước, dễ dàng quản lý
Ao dạng hình tròn, đáy phễu nên việc thiết kế các dàn quạt nước, hệ thống oxy rất đồng bộ giúp tiết kiệm được nhiều chi phí. Nuôi ao truyền thống cần 4 dàn quạt nước nhưng đối với ao tròn nổi chỉ cần 2 dàn quạt luân phiên với nhau.
Mô hình nuôi giúp kiểm soát được lượng thức ăn thừa, nâng cao tỷ lệ sống, giảm rủi ro về dịch bệnh, nuôi mật độ cao, tăng số vụ nuôi trong năm, nâng cao tỷ lệ nuôi thành công.
Chi phí đầu tư thấp hơn so với ao tròn nổi, nhưng mô hình nuôi cũng có nhiều ưu điểm vượt trội, hạn chế dịch bệnh, giảm rủi ro, nâng cao tỷ lệ nuôi thành công, tăng số vụ nuôi trong năm.
Ao bạt chìm có độ an toàn sinh học cao, nhiệt độ nước ổn định hơn
Ao cách ly với không gian bên ngoài nên nước ô nhiễm hoặc hóa chất có hại hoặc mầm bệnh từ môi trường ngoài thẩm thấu ngược vào trong hạn chế dịch bệnh, giảm vi khuẩn có hại và khí độc từ đó giúp giảm chi phí xử lý nước, dễ dàng quản lý.
Thiết kế hệ thống rút nước chuẩn ngay từ đầu giúp cho việc xi-phông trong ao bạt chìm cũng trở nên dễ dàng.
Bờ ao, đáy ao trơn cứng dễ dàng cho việc thu hoạch tôm, hạn chế thất thoát
Hạn chế việc xói mòn ao do trời mưa, do dòng nước tạo ra từ quạt nước làm giảm chi phí bảo trì và sửa chữa ao.
Quản lý dễ dàng chất lượng nước ao
Ngăn cản sự tiếp xúc với đất phèn, tránh độ pH xuống thấp
Ao lót bạt thường có thể được sục khí mạnh hơn, hỗ trợ mật độ thả cao hơn trên một đơn vị diện tích.
Trong mùa mưa với những ao tôm lót bạt việc thu hoạch cũng dễ dàng và hiệu quả hơn.
Đáy ao sạch thu hoạch tôm cũng dễ dàng, sẽ sạch sẽ hơn, mã tôm đẹp, sẽ có giá cao hơn
Nhược điểm
Chi phí đầu tư ban đầu thường lớn
Cần có nhân công có kiến thức để tiến hành lắp đặt, vệ sinh và chuẩn bị ao đúng cách trước khi bắt đầu vụ nuôi mới
Ao tròn nổi có độ cao 1.2 -1.5m mực nước trong ao cao gần miệng ao nên tôm hay nhảy ra ngoài ao, phải giăng thêm lưới phía trên để ngăn tôm nhảy ra ngoài, hạn chết thất thoát.
Tốn nhiều diện tích
Công đoạn chuẩn bị ban đầu: đào ao, chuẩn bị ao, lót bạt mất nhiều thời gian
Gặp nhiều bất cập trong quá trình rút nước đáy bạt.
Các góc khuất tại ao thường thiếu oxy và khó thu gom chất thải do quá trình tạo dòng của các dàn quạt
Ao thường có độ nghiêng nhất định. Điều này làm cho diện tích thành ao tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời là lớn nhất, như vậy các loại tảo gây hại cho tôm sẽ có điều kiện để phát triển, tôm ăn phải dễ bị các bệnh về đường ruột.
Một số hình ảnh ao tròn nổi và ao bạt chìm
Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bà con. Hẹn gặp lại quý bà con ở những bài chia sẻ tiếp theo!
Tin Cậy kính chúc quý bà con có những vụ nuôi thành công!
Tác giả: Nguyễn Hiền
Mọi thắc mắc về “Ưu-Khuyết Điểm Mô Hình Nuôi Tôm Ao Tròn Nổi Và Ao Bạt Chìm”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Bài viết liên quan
Bệnh Vi Bào Tử Trùng (EHP) Trên Tôm
Bệnh Vi Bào Tử Trùng (EHP) Trên Tôm Dịch bệnh luôn là nguy cơ lớn [...]
Th11
Nấm Đồng Tiền Trong Ao Nuôi Tôm
Nấm Đồng Tiền Trong Ao Nuôi Tôm – Cách Phòng Và Biện Pháp Xử Lý [...]
Th11
Phòng Và Trị Bệnh Đốm Trắng Trên Cá Bớp
Phòng Và Trị Bệnh Đốm Trắng Trên Cá Bớp Bệnh đốm trắng là một trong [...]
Th11
Cải Thiện Tăng Trưởng Và Sức Khỏe Tôm Thẻ Chân Trắng Nhờ Inositol
Cải Thiện Tăng Trưởng Và Sức Khỏe Tôm Thẻ Chân Trắng Nhờ Inositol Inositol là [...]
Th11
Công Dụng Của Diệp Hạ Châu Trong Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
Công Dụng Của Diệp Hạ Châu Trong Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng (Litopenaeus vannamei) Trong [...]
Th10
Biện Pháp Xử Lý Khi Cá Tra Có Dấu Hiệu Bệnh Xuất Huyết
Biện Pháp Xử Lý Khi Cá Tra Có Dấu Hiệu Bệnh Xuất Huyết Bệnh xuất [...]
Th10